Nhóm “Ngũ cường” diễn tập quy mô lớn trên biển Đông
Ngày 12-10, năm quốc gia thuộc nhóm “Ngũ cường” đã khai mạc cuộc diễn tập sở chỉ huy chiến thuật và huấn luyện chiến trường thường niên mang tên “Bersama Lima 2014″.
Diễn tập “Bersama Lima 2014″ là một cuộc diễn tập quân sự thường niên chung trong khuôn khổ “Thỏa thuận Phòng thủ Ngũ cường” (FPDA) bao gồm 5 nước Australia, Anh, Singapore, New Zealand và Malaysia.
Cuộc diễn tập này, sẽ kéo dài đến hết ngày 22-10, được tiến hành tại Singapore, Malaysia và trên biển Đông nhằm chống lại mối đe dọa an ninh giả định tại và xung quanh khu vực biển Đông, đồng thời đối phó với một mối đe dọa phi truyền thống giả định trên bộ và trên biển.
Chỉ huy lực lượng Australia tham gia diễn tập, Đại tá Dennis Tan cho biết FPDA vẫn sẽ là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phòng thủ khu vực của nước này.
Phi đội máy bay chiến đấu Euro Typhoon của không quân Anh tham gia diễn tập
“Cuộc diễn tập này sẽ tạo cho các binh lính Australia cơ hội phối hợp với các lực lượng quân đội của các nước thành viên FPDA nhằm tăng cường các mối quan hệ khu vực vững mạnh hơn. Australia và các đối tác FPDA cam kết duy trì một khu vực Đông Nam Á ổn định”.
Lục quân Australia đã triển khai khoảng 500 binh lính cùng với chiếc khinh hạm HMAS Stuart của hải quân tham gia diễn tập. Dự kiến, khinh hạm HMAS Stuart sẽ giữ một vai trò quan trọng trong cuộc diễn tập này bằng việc chiếc trực thăng S-70B-2 Seahawk sẽ tham gia các hoạt động săn ngầm và các hoạt động hàng hải khác.
Video đang HOT
Ngoài ra, không quân Australia cũng đã triển khai 2 chiếc máy bay tuần tiễu hàng hải AP-3C Orion, trong khi một chiếc máy bay vận tải hạng nhẹ KA 350 King Air sẽ tham gia diễn tập từ Căn cứ Butterworth của không quân Hoàng gia Malaysia.
FPDA có hiệu lực từ năm 1971 để thay thế Thỏa thuận Phòng thủ chung Anh-Malaysia sau khi Anh rút quân khỏi Malaysia và Singapore, và giúp các nước tham gia ký kết tham khảo lẫn nhau trong trường hợp xảy ra xâm lược từ bên ngoài hoặc mối đe dọa tấn công đối với Malaysia hoặc Singapore.
Theo_An ninh thủ đô
Vụ máy bay mất tích: Phòng không Malaysia 'có cũng như không'?
Năng lực quân đội Malaysia đang bị nghi ngờ sau khi quan chức nước này xác nhận chiếc máy bay mất tích thuộc Malaysia Airlines đã băng qua hàng loạt radar quân sự canh gác vùng trời bán đảo Malaysia mà không hề bị chặn lại.
Binh sĩ Không lực Hoàng gia Malaysia ngóng tìm chiếc máy bay mất tích tại Eo biển Malacca - Ảnh: AFP
Tờ New York Times (Mỹ) cho biết chiếc máy bay của Malaysia Airlines đã quay đầu từ biển Đông và bay lướt qua ít nhất 3 trạm radar quân sự Malaysia ở miền bắc nước này.
Thậm chí chiếc Boeing 777, được đánh giá là mẫu máy bay 2 động cơ lớn nhất thế giới, đã bay ngang qua các thành phố đông đúc dân cư của Malaysia trước khi tiến ra Eo biển Malacca (phía tây Malaysia) mà không hề bị để ý, theo New York Times.
Trong khi đó, bên trong một phòng điều khiển của Không lực Hoàng gia Malaysia ở bờ tây, nơi phi đội chiến đấu cơ F-18 và F-5 được cho là luôn được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ với tình huống khẩn cấp, một nhóm 4 nhân viên điều khiển radar phòng không đã chẳng có hành động gì đối với chiếc máy bay mất tích, mặc dù nó có hiện trên màn hình radar, tờ báo Mỹ dẫn một nguồn tin có liên hệ với cuộc điều tra cho hay.
Đây là một trường hợp vô tiền khoáng hậu. Nó có lẽ sẽ làm thay đổi lịch sử hàng không. Tôi nghĩ đây là bài học cho mọi người
Bộ trưởng quốc phòng kiêm quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein
"Không quân Malaysia đã ở đâu trong vụ việc này?", BBC dẫn thắc mắc của ông Andrew Brookes, một cựu phi công Không lực Hoàng gia Anh và là một chuyên gia phân tích hàng không.
"Kể từ sau vụ khủng bố 11.9 ở Mỹ, phòng không toàn thế giới đã rất cảnh giác với tình huống không tặc cướp máy bay để tấn công các mục tiêu nổi tiếng để tạo tiếng vang. Và hiện có ít mục tiêu nổi tiếng hơn được tòa tháp đôi Petronas ở trung tâm Kuala Lumpur", chuyên gia này nhận định.
Cũng theo ông Brookes, lẽ ra ngay khi chiếc MH370 quay đầu vào thời điểm đã ở trên không mà không hề báo cáo, chuông báo động đã phải rung lên trong đầu giới quân đội và chính khách Malaysia.
"Khi vụ việc kỳ lạ này kết thúc, chính phủ Malaysia và lực lượng không quân sẽ có nhiều vấn đề nghiêm trọng cần phải bàn, nhất là về sự yếu kém trong việc giám sát không phận nước mình", cựu phi công không quân Anh nói.
Ông Sugata Pramanik, người điều hành một trạm kiểm soát không lưu tại Ấn Độ, khẳng định với tờ Telegraph (Anh) rằng một chiếc máy bay bất kỳ "có thể dễ dàng trở nên vô hình đối với radar dân sự bằng cách tắt bộ phát sóng ... Nhưng chắc chắn nó không thể tránh được hệ thống radar phòng không".
Quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein, người cũng đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã bác bỏ nghi ngờ cho rằng đã có lỗ hổng trong các quy trình hoạt động của không quân Malaysia.
"Đây là một trường hợp vô tiền khoáng hậu. Nó có lẽ sẽ làm thay đổi lịch sử hàng không. Tôi nghĩ đây là bài học cho mọi người", ông này phát biểu.
Telegraph đánh giá Không lực Hoàng gia Malaysia là lực lượng có tiếng tăm toàn cầu và hiện đang sở hữu một phi đội chiến đấu cơ Sukhoi S30 và F-16.
Lực lượng này thường xuyên luyện tập chung với không quân Anh, Úc, New Zealand và Singapore.
Không quân thế giới làm gì khi phát hiện máy bay lạ? Tại các nước phát triển như Bắc Mỹ và châu Âu, không phận luôn được kiểm soát 24/24 và trạm kiểm soát không lưu dân sự và quân sự luôn giữ liên lạc chặt chẽ với nhau, theo BBC. Khi radar quân sự phát hiện một máy bay không rõ danh tính, theo quy trình thông thường, họ sẽ gọi cho phía kiểm soát không lưu dân sự để nhờ liên lạc với máy bay lạ. Nếu bộ phận giám sát không lưu dân sự không liên lạc được, phía quân đội sẽ thử liên lạc với máy bay bằng sóng vô tuyến và trong trường hợp máy bay này không hồi âm, chiến đấu cơ sẽ được điều động.
"Vô tiền khoáng hậu"? Đã từng có những trường hợp các hệ thống radar tiên tiến trên thế giới trở nên bị động trước những tình huống bất ngờ. Vào năm 1987, Mathias Rust, một phi công nghiệp dư người Đức, đã làm bẽ mặt quân đội Liên Xô khi lái một chiếc máy bay hạng nhẹ từ Đức vượt qua hệ thống phòng không dày đặc của Liên Xô mà không bị phát hiện để hạ cánh xuống Quảng trường Đỏ ở Moscow. Còn trong vụ khủng bố 11.9.2001, khi chiến đấu cơ được điều động để ngăn máy bay bị không tặc, họ đã đi sai hướng, bay ra biển. Đã không có ai vào thời điểm đó nghĩ rằng sẽ có một mối đe dọa trên không xảy ra ngay trong lòng nước Mỹ.
Theo TNO