Nhóm ‘Bộ Tứ’ ấn định thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên
Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 9/3 thông báo hội nghị thượng đỉnh 4 bên lần thứ nhất, được tổ chức theo hình thức trực tuyến, giữa lãnh đạo Ấn Độ, Mỹ, Australia và Nhật Bản – hay còn được gọi là nhóm “Bộ Tứ” – sẽ diễn ra vào ngày 12/3.
Toàn cảnh Hội nghị Ngoại trưởng nhóm Bộ Tứ Kim cương tại ở Tokyo ngày 6/10/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông cáo của bộ trên nêu rõ: “Các nhà lãnh sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm, đồng thời trao đổi quan điểm về những lĩnh vực hợp tác thiết thực nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở và bao trùm”.
Hội nghị thượng đỉnh sẽ tạo cơ hội để lãnh đạo nhóm “Bộ Tứ” trao đổi quan điểm về những thách thức hiện nay như chuỗi cung ứng linh hoạt, công nghệ mới nổi, an ninh hàng hải và biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cũng sẽ thảo luận về những nỗ lực không ngừng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và tìm kiếm các cơ hội hợp tác trong công tác đảm bảo phân phối các loại vaccine một cách an toàn, công bằng, với giá cả phải chăng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với lãnh đạo các nước đồng minh
Ngày 4/2, hai tuần sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã điện đàm với lãnh đạo các nước đồng minh là Thủ tướng Australia Scott Morrison và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In để bàn bạc về nhiều vấn đề.
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, cuộc điện đàm diễn ra trong bầu không khí ấm áp và gắn kết. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận nhiều vấn đề trong đó có các biện pháp phục hồi sau đại dịch, "các vấn đề an ninh ở khu vực "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" và biến đổi khí hậu. Trong đó, Tổng thống Joe Biden đã khẳng định quan hệ giữa Mỹ và Australia đóng vai trò chèo lái cho hòa bình và an ninh trong khu vực.
Tổng thống Biden. Ảnh: Reuters
Về biến đổi khí hậu, Tổng thống Biden đã đảm bảo rằng chủ đề này sẽ được xem xét trong tất cả các hành động của chính phủ mới tại Mỹ, trong đó có việc thiết lập vị trí đặc phái viên khí hậu cho cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong Hội đồng an ninh quốc gia. Trong cuộc điện đàm này, Tổng thống Mỹ Biden và Thủ tướng Australia Morrison đã thảo luận về các biện pháp nhằm hướng đến mục tiêu không phát thải vào năm 2050 như cam kết của Thủ tướng Australia. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh vào sự hợp tác giữa hai nước và với các quốc gia khác trong nỗ lực phát triển công nghệ làm giảm phát thải. Thủ tướng Australia Morrison cũng cho hay, hai nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận về Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu được tổ chức tại Mỹ vào tháng 4 tới và Tổng thống Mỹ cho biết sẽ mời Thủ tướng Australia tới tham dự hội nghị này.
Trong cuộc điện đàm này, Thủ tướng Australia Scott Morrison nhắc lại lời mời Tổng thống Mỹ đến thăm Australia trong năm nay nhân dịp hai nước kỷ niệm 70 năm ngày thiết lập quan hệ đồng minh.
Đây là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi điện thoại cho Thủ tướng Australia kể từ khi nhậm chức. Trước cuộc gọi này, một số quan chức cấp cao trong chính quyền hai bên đã có cuộc trao đổi để khẳng định quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.
Cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, cam kết nâng cấp liên minh với Mỹ.
Cuộc điện đàm diễn ra khi Tổng thống Moon Jae In đối mặt với thách thức phải đưa đàm phán bế tắc giữa Mỹ và Triều Tiên trở lại quỹ đạo.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí làm việc để hướng tới việc phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên năm 2018, nhưng Hội nghị Thượng đỉnh thứ hai và các cuộc gặp cấp chuyên viên sau đó đã không mang lại kết quả.
Sau cuộc điện đàm, Tổng thống Moon Jae In ra tuyên bố nhấn mạnh, Mỹ và Triều Tiên luôn sát cánh, phấn đấu vì mục tiêu hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc cũng hoan nghênh điều ông gọi là "sự trở lại của nước Mỹ" trong bối cảnh các thách thức toàn cầu gia tăng: dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và sự phân cực kinh tế.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc đặc trách các vấn đề liên Triều hôm qua đã kêu gọi Mỹ linh hoạt áp đặt lệnh trừng phạt nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên để làm sống lại đàm phán phi hạt nhân hóa./.
Hầu hết các Đảng trên thế giới đã thừa nhận vai trò lãnh đạo của ĐCS Việt Nam Thông qua các hoạt động đối ngoại đảng, hiên hâu hêt cac Đang trên thê giơi đa không con sư phân biệt ma đa thừa nhận vai trò lãnh đạo của đảng Công san Viêt Nam. Những thành tựu trong công tac đôi ngoai, gôm ngoai giao nha nươc, đôi ngoai Đang, đôi ngoai nhân dân va ngoai giao văn hoa, chinh là...