Nhọc nhằn đời nữ cửu vạn chợ đầu mối

Theo dõi VGT trên

22h. Khi thành phố chìm vào giấc ngủ bình yên, cũng là lúc chị Hai Thơm bước ra khỏi nhà. Đã 25 năm lấy đêm làm ngày, từ thời chị còn con gái, đến nay đã thành một trong những nữ cửu vạn có tuổ.i cao nhất nhì ở chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, TP HCM).

Công việc nặng nhọc này lẽ ra của cánh đàn ông sức dài vai rộng, nhưng ở chợ đầu mối này lực lượng cửu vạn nữ đông đúc không kém nam giới. Có gia đình hết đời mẹ tới đời con tiếp nối. Từ chợ này qua chợ khác, cả đời họ đi theo những bao hàng, trôi giạt theo từng mớ rau, con cá bởi nghiệp sinh nhai.

Cực nhọc mưu sinh

Đêm. Khi thành phố bắt đầu chìm vào giấc ngủ thì chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền bừng thức dậy như một thế giới khác biệt. Khu đất rộng 65ha tại đường Nguyễn Văn Linh quận 8, TP HCM sáng choang, rực rỡ bởi hàng ngàn ngọn đèn điện. Từng đoàn xe tải nườm nượp đổ về, tập kết dày đặc trong sân. Bên trong chợ là hàng núi sọt trái cây, rau quả chất cao ngun ngút, những thùng nhựa đựng thịt xếp chồng chồng lớp lớp. Khu vực thủy hải sản với hàng trăm, hàng ngàn thùng chậu, bể chứa khổng lồ, cá tôm tràn ngập. Muôn vàn thứ âm thanh hỗn độn tạo nên một không khí nhộn nhạo, ồn ào, sôi sục. Trong cái biển người và biển hàng mênh mông ấy, là những phận người lay lắt mưu sinh. Họ là những người lao động nghèo đêm đêm về đây đem sức lực của mình đổi cái ăn, cái sống.

Trên những chiếc xe tải sắp hàng dày đặc, những thùng, sọt cá nặng vài chục ký đến vài tạ từ trên xe ầm ầm chuyển xuống. Xen trong những đôi vai trần lực lưỡng của cánh đàn ông, nam thanh niên đang ghé vào, là đôi vai gầy guộc nhỏ bé của các bà, các chị. Đôi vai mà lẽ ra cần có một bờ vai vững chãi để nương dựa. Đêm nay mưa nhẹ, không khí mát mẻ dễ chịu nhưng chỉ trong phút chốc, chiếc áo của chị Hai Thơm đã ướt đẫm mồ hôi.

Quả thật, nếu không thức trắng đêm chứng kiến, thì không thể nào hình dung nổi công việc của các bà, các chị nơi đây. Một chiếc xe cút kít cao chất ngất những sọt bằng nhựa, bên trong là cá và đá lạnh đã xay nhỏ, lừng lững từ trong chợ đẩy ra. Khuất sau chồng hàng đó là thím Ba An, một cửu vạn 58 tuổ.i, thâm niên 25 năm nơi đây. Oằn người đẩy chiếc xe từ trong vựa cá từ khu nhà lồng ra đến sân, đến nơi thím khom lưng nhấc những sọt cá hàng chục ký đưa lên chiếc xe tải nhỏ. Dáng thím vốn nhỏ thó càng thêm nhỏ nhoi bên chiếc xe tải đầy ứ hàng. Tấm lưng nhiều năm gồng gánh vốn đã còng, khi cúi xuống có cảm giác gần như gập sát đất.

Đêm đêm, hàng trăm chị em phụ nữ, những thân phận lao động nghèo từ các ngõ ngách, các xóm lao động nghèo từ mọi ngả của thành phố đổ về đây. Họ đưa tấm lưng gầy guộc, cánh tay khẳng khiu kham cái công việc nặng nề mà lẽ ra đó là việc của cánh đàn ông sức dài vai rộng. Trong cái không gian rộng lớn, dòng người cuồn cuộn, hàng trăm cái dáng nhỏ liêu xiêu, chạy xuôi chạy ngược, tất tả. Cái bóng dáng nhỏ bé, mảnh mai của các chị chìm đi trong biển người, biển xe cộ và hàng hóa mênh mông.

Nhọc nhằn đời nữ cửu vạn chợ đầu mối - Hình 1

Vác lên đẩy đi và bốc xuống một xe cá ước 2 tạ như thế này mới được trả công 20-30 ngàn đồng (trái); vác, đẩy bao cá 30kg này, chị Trịnh Thị Hòa được trả công 10 ngàn đồng.

Nghe chúng tôi nói đi tìm hiểu để tìm việc cho người nhà, chị Hai Thơm lắc đầu quầy quậy: “Cực lắm, sức các cô gái không thể nào chịu nổi đâu. Nhắm có làm nổi thì hẵng vô, còn không thì thôi, vì làm không nổi mà bỏ việc thì mất tiề.n”. Té ra công việc cực nhọc là vậy nhưng vẫn phải tốn một khoản tiề.n mới có được một chân bán sức lao động. Việc thì cực nhọc nặng nề nhưng vẫn không bao giờ trống chỗ, bởi công việc để sinh nhai ngày một ít ỏi, mà đồng tiề.n kiếm được cũng ngày càng khó khăn. Đến giờ thì các hợp tác xã vận chuyển (HTX) không còn nhận thêm người vào nữa, vậy nên ai muốn vào làm phu khuân vác đẩy xe phải chờ người khác nghỉ việc mới mua lại được suất làm. Hóa ra đâu phải chỉ những nơi có bổng lộc chức trọng quyền cao mới tốn tiề.n mua chỗ. Nơi đây dù không phải chạy chọt nhưng kiếm được một chỗ bán sức lao động cũng mất từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.

“Mẹ truyền con nối” đời cửu vạn

Cách đây 27 năm, một cái họa đã giáng xuống gia đình người đàn bà 32 tuổ.i. Một buổi trưa nắng gắt, tin báo người chồng bị lật ghe chế.t đuố.i giữa sông Tiề.n khiến thím Ba An đổ sụp. Bốn con người trông vào một tay đi ghe chở mướn của chú. Miền Tây nổi tiếng một vùng gạo trắng nước trong, tôm cá đầy đồng, nhưng sự ưu đãi đó chỉ dành cho những người có đất đai, ruộng vườn, có ao hồ, nhà cửa. Còn với những người nghèo như thím Ba An, một tấc đất không có, kiếm đâu ra tôm cá hay gạo tiề.n. Từ ngày cây trụ cột chính của gia đình gãy đi, cuộc sống càng khốn khó hơn… Hai đứa con lớn lần lượt bỏ học, cùng mẹ đi làm thuê cuốc mướn sống qua ngày.

Bí đường, theo chỉ dẫn của những người đi làm ăn trên Sài Gòn, thím giã từ mảnh đất Gò Công Tây đi tìm đường mưu sinh. Áo cơm gắn với phận người, theo con cá mớ rau đời thím trôi giạt từ chợ này qua chợ khác. Ngày mới lên Sài Gòn, thím bốc vác cá ở chợ cầu Muối (phường Cầu Ông Lãnh, quận 1). Những chiếc giỏ cần xé, những thùng, sọt cá nặng đến vài chục ký, vác mà cứ có cảm giác xương sống mình muốn sụm xuống. Mỗi túi cá nặng từ 10 đến 20kg, cứ vậy hai tay xách hai túi, vừa đi vừa chạy. Sau mỗi đêm, sáng về đến nhà người như bục ra, rã rời. Hai cánh tay rũ rượi cứ như tay ai chứ không phải tay của mình. Những khớp ngón tay đau ê ẩm, bưng chén cơm mà cứ muốn rơi ra.

Nhọc nhằn đời nữ cửu vạn chợ đầu mối - Hình 2

Video đang HOT

Ở chợ đầu mối này, phụ nữ cũng làm những việc như nam giới

Chị Hai Thơm quê ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Ngày lên thành phố này 20 tuổ.i, chị là một thiếu nữ xinh tươi tràn đầy sức sống. Theo thời gian, những bao cá, sọt cá nặng nề đã đè lên tuổ.i thanh xuân khiến mới 45 tuổ.i nhưng nhìn chị cứ như đã trên 50. Cũng như thím Ba An, kiếp mưu sinh lận đận đẩy chị trôi từ nơi này qua nơi khác. Khi các chợ trong nội thành giải thể quy về chợ đầu mối Bình Điền, chị lại theo con cá giạt về đây. Một nách 4 con, tất cả trông vào đôi vai gầy guộc, tấm lưng nhỏ nhắn và đôi cánh tay khẳng khiu của người phụ nữ 45 tuổ.i này.

Ngồi bên cạnh chị Hai Thơm là cô gái chừng 20 tuổ.i, có gương mặt tròn và má lúm đồng tiề.n khá xinh. Giang, là đứa con gái thứ hai của chị. Nói cuộc đời của chị gắn với con cá có lẽ không sai khi đã hai thế hệ từ đời mẹ rồi tới đời con nối nhau làm cái nghề vác cá này.

“Khi cho con gái theo nghề đẩy cá, mình xó.t x.a lắm chứ. Cái kiếp mình nó khổ chưa hết hay sao mà đến con mình cũng theo cái nghiệp này”, chị nhìn con gái, trầm ngâm. Mười tuổ.i, hết lớp 3, Giang đã nghỉ học theo mẹ ra chợ mót cá. Trong đầu óc non nớt của đứ.a b.é thì việc học hay không học cũng không có gì khác nhau nên nó nghỉ học vẫn không có gì nuối tiếc. 12 tuổ.i, Giang đã giúp mẹ đẩy xe và 18 tuổ.i em chính thức nối nghiệp cửu vạn của mẹ. Những anh em của Giang, đứa lớn phụ xe tải chở cá, đứa nhỏ đi lượm chai nhựa, bịch nylon, mót cá. Cứ vậy, cả nhà quanh năm quẩn quanh kiếm ăn ở cái chợ này, bám lấy chợ mà sống.

Làn da con gái trắng nõn nà của Giang vẫn tỏa cái mùi cá tanh tanh, nồng nồng. Ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, cái mùi lưu cữu như thấm sâu vào thịt da, dù có dùng xà bông loại hảo hạng vẫn không tẩy hết được. Cô gái đã có người yêu, cũng là một thanh niên cửu vạn trong chợ này. Rồi sẽ có một thế hệ nữa lớn lên, và sẽ lại nối tiếp nghiệp cửu vạn của mẹ, của bà ngoại chúng, truyền đời cơ cực này.

Một đời cùng cá, vẫn thèm cá tươi

Làm quần quật vậy nhưng tiề.n công rất bèo. Có HTX trả lương cho người lao động, nhưng có nơi không trả lương mà người lao động nhận tiề.n từ người thuê khuân vác hàng. Chị Hai Thơm, thím Ba An thuộc trong số người ă.n tiề.n trả công của người thuê bốc vác, kéo cá. Chỉ ngay vào chiếc xe đựng bao cá ước chừng 30 ký của chị Trịnh Thị Hòa, thím Ba An nói: “Chừng đó được trả 10 ngàn”. Một đêm khuân vác, kéo đẩy ròng rã, chạy từ góc nọ đến khu kia, mỗi nữ cửu vạn kiếm được từ 150 đến 200 ngàn đồng.

Vì tiề.n công ít ỏi nên các nữ cửu vạn phải tranh thủ làm kẻo đêm qua mất. Nên dù có rảnh rỗi cũng không dám tìm cái góc nào chợp mắt. Lấy đêm làm ngày, nên thiếu ngủ thường xuyên. Có lần chị Hai Thơm đẩy xe cá mà ngủ gật, cả người và xe lao vào góc tường, mình mẩy vấy má.u, sưng vù…

Nhọc nhằn đời nữ cửu vạn chợ đầu mối - Hình 3

Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của các nữ cửu vạn

Gần sáng, khi người mua đổ về càng đông, công việc càng khẩn trương, bóng dáng những người phụ nữ dưới ánh đèn càng trở nên hấp tấp. Xong chỗ này, ngay lập tức họ chạy đến chỗ kia, xộc vào luồng khác, như con thoi chạy khắp các ngõ ngách trong khu chợ mênh mông. Phải nhanh chóng bốc dỡ, xếp hàng cho khách, nếu bận thì khách hàng gọi ngay người khác.

Tuy cuộc sống kham khổ song hầu hết nữ cửu vạn ở đây ai nấy đều thương yêu, chia sẻ buồn vui, gian khó cùng nhau. Hôm thím Ba An đang đẩy xe cá bị đột quị, các bà, các chị đã bỏ luôn buổi làm đưa thím đi bệnh viện. Họ không có tiề.n để cho nhau, nhưng cái tình của người lao động thì luôn luôn sẵn vì quá thấu hiểu nỗi khổ của nhau. Ngày đầu khi với hai bàn tay trắng từ Thanh Hóa vào đây tìm việc, chị Trịnh Thị Hòa đã được chính những nữ cửu vạn đi trước cưu mang, giúp đỡ từ miếng ăn đến chỗ ở và giới thiệu để xin vào làm. Ngày đứa con đầu của chị Hòa vào đại học, dân cửu vạn trong chợ vui như chính con mình đậu đại học vậy. Đến nay đứa thứ hai của chị Hòa cũng đã vào đại học. Được mọi người động viên, chị đã gọi chồng từ quê vào, chung lưng đấu cật, hai vợ chồng kéo cá nuôi con ăn học.

Những con cá chế.t, cá ươn mà người ta lựa bỏ ra, các bà, các chị lượm cho vào túi nylon. Một đêm bán sức cật lực, niềm vui của các cửu vạn là những thứ người ta bỏ đi. Một đời làm cá, sống giữa biển cá mênh mông, đã vác hàng trăm tấn cá trên vai, nhưng chưa bao giờ họ được ăn con cá ngon. Qua câu chuyện của các chị tôi được biết, có nhiều lần thấy cảnh lam lũ của chị em cửu vạn, nhiều chủ vựa gửi “quà” bằng những con cá tươi ngon. Cứ nghĩ rằng các chị mang về cải thiện bữa ăn cho lại sức, nhưng không. Hầu hết những “món quà” đó các chị đều lén mang bán, lấy tiề.n đắp đổi cuộc sống hàng ngày.

Đến 6 giờ sáng, công việc kết thúc. Chị Hòa thở phào và đến cuối tòa nhà lồng trong góc chợ, ngồi dựa lưng vào tường và nhắm mắt. Từ trong các ngõ ngách chợ, các chị túa ra. Trên bãi đất bên hông chợ là nơi tập kết xe cút kít, lúc này đã có đến hơn trăm người tập trung chờ trả xe. Trên mỗi gương mặt của các bà, các chị, nỗi khoan khoái khi kết thúc một đêm lao động cật lực không lấn át được những cái ngáp dài. Ban ngày nhìn rõ mặt mới thấy nét phờ phạc thiếu ngủ in hằn trên khuôn mặt của các bà, các chị. Những đêm thức trắng liên tục đã in hằn trên khuôn mặt họ những nếp nhăn không thể phai mờ, những vết thâm quầng sâu, hốc hác. Trên đường ra cổng, đi qua những dãy hàng ăn sáng, mùi nước phở, mùi thức ăn xào nấu bốc lên thơm phưng phức nhưng các chị không ai dám ngoái nhìn…

Một đời tất bật vì miếng cơm manh áo, vì chồng vì con. Tuy cuộc sống còn lam lũ song các chị vẫn vui vẻ đón nhận, sống vươn lên vượt khó

Theo 24h

Phận phu đêm nhọc nhằn trong bóng tối

2h sáng, chợ đầu mối Phú Hậu bắt đầu hoạt động. Người buôn kẻ bán từ các ngả đường kéo về. Những chuyến xe tải từ Hà Nội vào, từ Đà Lạt ra mang theo hàng tấn rau quả dần tập kết. Đây là thời điểm bắt đầu công việc của các cửu vạn.

Nhọc nhằn phu đêm

Ở thành phố Huế, Đông Ba và Phú Hậu (tổ 12, phường Phú Hậu, TP Huế) là hai chợ đầu mối lớn. Trước đây chỉ có chợ Đông Ba hoạt động; từ tháng 5/2006, chợ được chuyển về vùng bãi Dâu thuộc phường Phú Hậu nhằm hạn chế ô nhiễm cho thành phố. Lưu lượng hàng hóa tập kết và chuyển đi lớn nên rất cần đến lực lượng phu chở hàng, bốc vác.

Phận phu đêm nhọc nhằn trong bóng tối - Hình 1

Phận phu đêm nhọc nhằm trong đêm tối

Anh Lưu, một phu hàng cho biết, thường có 2 tổ trên 30 người thuộc nghiệp đoàn bốc vác chia ca bốc dỡ hàng ở chợ Đông Ba và Phú Hậu. Các thành viên chỉ việc bốc hàng cho các quầy trong chợ và báo lại với bộ phận thu tiề.n. Số tiề.n thu vào buổi sáng sẽ được chia đều cho từng thành viên trong nghiệp đoàn.

Hỏi thăm những phu bốc vác, tôi biết còn rất đông bộ phận phu hàng là những người không vào "biên chế". Họ là những người không có việc làm ổn định, nhà nghèo phải chấp nhận làm phu bám chợ kiếm sống qua ngày.

Ông Nguyễn Văn Hoạt, 68 tuổ.i, chủ một quán nước bên chợ, kể: "Cả chợ này ước ra cũng phải gần 100 người làm phu kéo hàng, già trẻ, gái trai chi cũng có, phần đông là phu tự do".

Không khó để nhận ra các phu kéo hàng trong khu chợ đông đúc này. Với một chiếc xe kéo tay, khuôn mặt hốc hác vì thức đêm và làm việc nặng, áo quần nhếch nhác, họ luôn chân luôn tay trong những hẻm chợ. Trong ánh đèn nhập nhoạng, họ bốc rau quả từ các xe tải xuống, chất đầy một chiếc xe nhỏ, kẽo kẹt kéo, luồn lách trên những con đường nhỏ nhầy nhụa bùn đất...

Hàng qua tay họ mới về được chợ Phú Hậu và từ chợ này ra các chuyến xe xuôi về các vùng quanh Huế, Quảng Trị, Ba Đồn... Hàng cần vận chuyển gần chợ đã có phu tay, những lô hàng chở về các chợ lân cận thường cần đến xích lô hoặc xe thồ. Vì vậy, xung quanh chợ cũng có rất đông lực lượng này tập trung kiếm việc làm.

Anh Lê Văn Tí, một tài xích lô, cho biết: "Ban ngày chở khách, đến sáng, tui tranh thủ về chợ chạy hàng kiếm thêm thu nhập, cực nhưng mà có cái ăn cho gia đình".

Làm phu chợ đêm có không ít những phụ nữ tuổ.i đã quá 50, cũng có những cô gái mới đôi mươi. Phan Thị Ngân 21 tuổ.i, phu nữ trẻ nhất trong chợ, tâm sự: "Em theo bác trai đi làm đã mấy ngày nay, nhà em ở khu chung cư Phú Hậu, trước mẹ em đi làm nhưng mấy hôm nay bị ốm nên em phải đi thay". Dứt lời Ngân nhanh tay cõng mấy bì củ cải to bằng người xuống xe. Tay yếu, mấy lần cô gái bị cả bì tải nặng đè gập người xuống.

Với mỗi chuyến hàng cực nhọc như thế, họ được từ 3-5 ngàn đồng. Số tiề.n ít ỏi đó là nguồn sống cho chính của những gia đình nghèo. "Tranh thủ từ đêm đến sáng có khi cũng kiếm được gần 50 ngàn, chắt bóp chi tiêu vừa đủ nuôi mình và hai đứa con đang đi học", chị Nguyễn Thị Thoại tâm sự.

Phận phu đêm nhọc nhằn trong bóng tối - Hình 2

Các phu cửu vạn bốc rau quả trên chuyến xe từ Đà Lạt ra

"Ai kéo đê..ê..ê!"

Chị Thoại làm cửu vạn ở chợ đêm đã được gần 5 năm. Chồng mất vì ta.i nạ.n giao thông để lại cho chị 2 đứa con đang tuổ.i ăn tuổ.i học. Đứa con đầu đang học đại học, đứa sau học lớp 8. Toàn bộ chi tiêu trong gia đình và tiề.n ăn học của con đều phụ thuộc vào đôi tay chị. Ngày đi làm phụ hồ, chờ sang canh lại đi làm cửu vạn ở chợ đêm, cuộc sống của chị cứ hối hả nhọc nhằn như vậy suốt 365 ngày.

Quệt mồ hôi sau một chuyến bốc hàng cho xe ra Đông Hà, chị kể: "Nhà có ba mẹ con, giờ nghỉ ngày nào là đói ngày ấy, mình chịu cực không sao chứ để con thất học rồi lại ra làm như ri khổ lắm!".

Ông Trần Văn Sáng, Trưởng Ban quản lý chợ đêm Phú Hậu, cho biết tại chợ này có gần 100 người làm nghề bốc vác chủ yếu là phu tự do, phần đông là phụ nữ. Họ là những người không có việc làm ổn định, nhà nghèo phải chấp nhận làm phu bám chợ kiếm sống qua ngày.

Phận phu đêm nhọc nhằn trong bóng tối - Hình 3

Chị Nguyễn Thị Thoại đã gần 5 năm gắn bó với nghề bốc vác tại chợ đêm Phú Hậu. (Trong ảnh: Chị Thoại cố nốt những chuyến hàng cuối cùng để kịp về lo cho con đi học)

Mỗi phiên chợ như vậy chị Thoại kiếm được khoảng 30-50 ngàn. Có những đêm ít người thuê, số tiề.n kiếm được chỉ đủ du di một bữa cơm trưa.

4h sáng, chợ đêm đông đúc, chen lẫn trong những tiếng eo sèo là những âm thanh ngân dài lạc giọng: " Ai kéo đê..ê..ê!". Ngoặt sang gian hàng rau gần cửa chợ ra đường Ngô Kha, chị Thoại được một chủ hàng gọi chở ra chuyến xe lên A Lưới. Hai chuyến rau, bí, bắp cải nặng trĩu được trả 6.000đ. Chở xong chị lại lật đật cùng những phu khác vào chợ, sục ủng trong những vũng nước ứ đọng bốc mùi tìm người gọi chở hàng.

Bên ngoài chợ, những chuyến xe xích lô đầy ắp rau quả cũng đang chuyển bánh chạy về các chợ vùng quê. Rít sâu điếu thuố.c, anh Tí căng chân đạp mạnh chiếc xe nặng về chợ Bao Vinh. Chuyến này của hai chị tiểu thương thuê anh 30 ngàn. Những chuyến hàng về chợ lẻ thường ít nên hai ba người gom lại thuê một xích lô chở, vừa tiện, giá lại phải chăng.

Sau chuyến hàng này, anh Tí phải về nhà lau chùi xe để sáng ra còn đi chở khách. Hỏi anh như thế lấy thời gian đâu mà ngủ nghỉ, anh chỉ cười: "Chỉ sợ không có việc thôi, khi nào không ai gọi thì mình đậu xe rồi tranh thủ chợp mắt là được".

Lao động về đêm có không ít nguy hiểm chờ chực. Anh Tí nhớ lại: "Có đêm chở hàng về chợ Quảng Thành, đường tối, trời mưa xối xả, mắt nhập nhoạng nên không kịp né vũng sâu, thế là cả chuyến hàng nặng đổ xuống, may mà nhảy xuống kịp chứ không là gãy mất ống chân".

Những phụ nữ làm công việc dầu dãi này cũng ốm đau luôn. Song vì sự mưu sinh, họ ốm mà không dám nghỉ. Chị Thoại kể: "Mấy hôm trước tui ốm, nhà hết tiề.n nên liều ra chợ kiếm cái ăn, được một hôm thì bị nặng hơn, may mà được mấy chị thương gom tiề.n giúp mua thuố.c uống mới đỡ lại".

Trời dần trở sáng, mưa mùa đông ở Huế xối xả và nặng hạt hơn. Những phu chợ đêm lục tục với chiếc xe kéo về nhà. Trên chiếc sọt có một bó rau và mớ cá tươi, chị Thoại hớn hở về nhà kịp làm bữa sáng cho con đi học...

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Vàng nhẫn "cháy hàng" khi giá lập kỷ lục, mua thêm 1 chỉ phải chờ cả tiếng
17:41:30 28/09/2024

Tin đang nóng

Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Vợ muốn diện bikin.i nhưng ngại ánh mắt dòm ngó, đại gia Dubai mạnh tay chi 50 triệu đô mua đứt đảo riêng tặng nàng
18:56:32 29/09/2024
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
19:44:00 29/09/2024
"Bố bỉm sữa" Hyun Bin dưới ống kính người qua đường
19:48:18 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024

Tin mới nhất

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Miền Bắc mưa trên 200 mm, đề nghị 26 tỉnh thành ứng phó

11:04:20 29/09/2024
Theo dự báo, từ nay đến đêm 30.9, ở miền Bắc và Thanh Hóa mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh

Sao châu á

23:26:37 29/09/2024
Trong những bức ảnh cũ đang được dân cư mạng truyền tay nhau, Triệu Lệ Dĩnh thời còn phèn có ngoại hình kém sắc, đường nét trên gương mặt chưa thực sự nổi bật.

Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều

Sao việt

23:20:55 29/09/2024
Rất nhiều cư dân mạng bất ngờ vì một nàng hậu xinh đẹp, nổi tiếng mà lại phải ghi chi tiết từng bữa ăn, món quà rất bình dân, ít tiề.n.

Tử vi ngày 30/9/2024: Dần may mắn, Mùi hào phóng không cần thiết

Trắc nghiệm

23:08:37 29/09/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 30/9/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

Thế giới

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.