Nhọc nhằn con chữ trên non
Con đường đất chừng 35km khiến tôi có cảm giác như đang đi trên đường Tây Tiến khi xưa. Xã vùng cao Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái chỉ cách trung tâm huyện một “đoạn” đường. Xã có địa bàn rộng hơn 30km2 bị chia cắt bởi núi cao, vực sâu nhưng chỉ vỏn vẹn khoảng 1.700 nhân khẩu. Xã hầu như tách biệt với thế giới bên ngoài.
“…Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Chênh vênh đường đến lớp
Rời trung tâm huyện Mù Cang Chải vào sáng sớm sau khi sắp xếp hành lý thật gọn gàng, chúng tôi lên đường đến với trường Dân tộc Nội trú xã Chế Tạo trong lời nhắn nhủ của anh cán bộ, quản lý khu nhà nghỉ của Bưu điện huyện, nơi chúng tôi nghỉ lại đêm hôm trước: “Đường vào xã quanh năm trơn trượt khó đi, phải cẩn thận. Nếu đã quyết tâm vào thì cố gắng mang được cái gì cho các cháu, dân trong đấy sống tự cung tự cấp nên cái gì cũng thiếu, thiếu lắm”.
Đường đến Chế Tạo có đoạn trải bê tông nhưng dốc đứng, lúc nào cũng ngửa mặt nhìn lên trời. Dốc đất trơn trượt, hậu quả từ cơn mưa rừng đêm hôm trước để lại. Hết dốc đất sét lại nối vào dốc đá hộc, đi một đoạn, chúng tôi lại phải dừng, hò nhau khiêng đá vứt qua một bên, lấy đường cho xe đi. “Chế Tạo á, trên ấy là vùng cao rồi, khó đi lắm, tôi ở đây mấy chục năm mà cũng chưa bao giờ lên đấy làm gì…” – anh Trưởng chi nhánh Bưu điện huyện Mù Cang Chải vốn là người vùng cao, sống ở vùng cao mà còn thốt lên những lời như vậy.
Qua hai lần lên đỉnh rồi lại xuống thung trên con đường “hành xác” ấy, đoàn chúng tôi đến trung tâm xã Chế Tạo vào lúc chiều tắt nắng. Trung tâm xã mờ mờ lẫn trong sương núi. Vỏn vẹn một dãy nhà 2 tầng, một trạm y tế bé xíu và cách đó không xa là khu trường nội trú. Tất cả những đốm màu vàng ấy nằm lọt thỏm giữa màu xanh xám của bên núi, bên rừng và những thảm sương nhè nhẹ của buổi chiều nơi vùng cao hun hút. Đến được đây mới thấy, chặng đường mang chữ lên non không phải dễ dàng. Ấy là còn chưa nói đến những con đường mòn của học sinh từ các bản xa về đây học chữ.
Học sinh trường Nội trú xã Chế Tạo
Video đang HOT
Tình thầy nơi nẻo xa
Nằm ở độ cao xấp xỉ 2.000m so với mực nước biển, địa hình núi non quanh năm ẩm ướt sương núi và mây mù, trường Dân tộc Nội trú xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải có khoảng 120 học sinh học nội trú và bán trú tại điểm trường chính và 4 điểm trường phụ trong các bản xa. Cả trường có 26 giáo viên tham gia giảng dạy từ khối lớp 1 đến lớp 9, một cô cấp dưỡng, một lớp mầm non. Trong số đó chỉ có thầy hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên mầm non và cấp dưỡng là người địa phương, còn lại tất cả giáo viên đều từ dưới xuôi lên tình nguyện ở lại dạy học tại trường.
“Hồi năm 2008 theo đoàn thanh niên tình nguyện lên đây, tôi thực sự không hình dung nổi là lại có những ngôi trường như thế này. Khi mò mẫm trên con đường đến trường, tôi mới nhìn mà đã thấy nản, thực không thể nghĩ là có thể dạy và học ở một nơi heo hút thế này. Rồi khi đến trường, nhìn vào cơ sở vật chất thiếu thốn đủ đường, tôi chỉ muốn bỏ về. Vậy mà qua một thời gian, chứng kiến đức tính ham học, vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn của học sinh nơi này, tôi đã không thể cầm lòng. Hết thời gian tình nguyện, tôi quyết định ở lại đây, giờ cũng được hơn 4 năm rồi, đã quen với những khó khăn rồi…” – thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Thành, người Yên Bái, hiện đang là giáo viên cấp 1 của trường chia sẻ. “Hạnh phúc nhất là khi nhận được tin nhắn từ gia đình” – thầy Mạnh, người Thái Bình chia sẻ trong khi tay đang cầm chiếc điện thoại huơ huơ lên trời đón sóng phía sau lán dành cho giáo viên. Đường vào xá Chế Tạo đã khó, hình thức thông tin theo “đường trời” càng khó. Cả địa bàn xã chỉ có duy nhất cái góc phía sau dãy lán dành cho giáo viên nội trú là thi thoảng lại “chớp” được sóng điện thoại di động. Chính vì vậy mà trên cây cột tre bờ rào, trên ống thoát nước mái, treo lủng lẳng những chiếc vỏ chai Lavie khoét hở để các thầy treo điện thoại, hồi hộp đợi tin nhà. Những khi có việc cần liên lạc, các thầy lại đứng cầm điện thoại, khua lên trời, đợi chờ một tiếng “bíp”. Và trong sự cách biệt ấy, cái thiếu thốn nhiều nhất của thầy trò trường Dân tộc Nội trú xã Chế Tạo luôn là tình cảm gia đình.
Gian nan sự học
Trong khu nhà nội trú dành cho học sinh theo kiểu kiến trúc điển hình của người Mông ở vùng cao Tây Bắc, tiếng các em nhỏ í ới gọi nhau lẫn trong cái lạnh của núi rừng và hơi sương trắng bạc luẩn quẩn không chịu rời khỏi căn nhà gỗ. Đó là lúc bọn trẻ lục tục dậy, nhóm bếp, tự nấu cơm ăn sáng để còn kịp thời gian lên rừng lấy củi. Mỗi em học sinh trường Dân tộc Nội trú xã Chế Tạo được nhà nước hỗ trợ 4.000 đồng tiền ăn một ngày. Chi phí này được cô cấp dưỡng mua thức ăn chia đều thành 2 bữa trưa – chiều cho học sinh. Phần gạo do gia đình học sinh đóng góp. Còn củi đốt thì các học trò thay phiên nhau lên rừng kiếm về vào những dịp cuối tuần.
Ghé vào một gian nội trú nữ trong cái se lạnh của buổi sớm chưa tan, Sùng Thị Mỳ, học sinh lớp 5, trò chuyện với chúng tôi bằng giọng nói tiếng Kinh ngọng nghịu của người vùng cao: “Cháu vào ở đây từ hồi học lớp 1. Hai tuần một lần về nhà lấy gạo. Nhà cháu ở khu 2, phải đi bộ mất 6 giờ đồng hồ mới đến nhà”, nói rồi Mỳ nhoẻn miệng cười rất tươi, nụ cười khiến tôi thấy xót xa trong lòng.
Học sinh nội trú bất kể lớn bé, học lớp 1 hay lớp 9, tất cả đều như vậy. Hai tuần một lần các em phải tự đi bộ về nhà, thường là vào các buổi chiều thứ sáu và quay lại trường vào chiều chủ nhật. Các em nhỏ thì gùi theo 3-5kg gạo, các bạn lớn hơn thì 5-10kg. Khi về trường, một nửa số gạo sẽ được nộp cho cô cấp dưỡng để nấu ăn trong tuần, số còn lại để dùng cho tuần tới và phục vụ 4 bữa ăn tự túc của các em trong 2 ngày cuối tuần kế tiếp, khi cô cấp dưỡng nghỉ về nhà. Mỳ kể với tôi, học sinh ở đây, nhà bạn nào gần đi bộ chừng 4-5 giờ, xa hơn thì phải mất 8-9 giờ mới đến nhà.
Chuyện sinh hoạt hàng ngày học sinh dù nhỏ cũng đều phải tự túc hoàn toàn. Bữa cơm cuối tuần của học sinh vùng cao Chế Tạo khiến tôi xót xa mãi không thôi. Gần 60 học sinh nội trú ở lại trường vào ngày nghỉ, chỉ có 2 học sinh có thêm quả trứng luộc trong khẩu phần ăn bữa trưa, còn lại hoàn toàn là cơm trắng với rau.
Ngày nghỉ, học sinh không được hỗ trợ tiền ăn. Các em tự nấu cơm từ phần gạo mang theo để ăn cả 3 bữa sáng – trưa – chiều. Em nào nhà có tiền thì mua thêm quả trứng luộc, hoặc gói mì tôm, ngâm với nước sôi, chan cơm vào thành món canh lõng bõng. Có điều, ngay cả quả trứng hay gói mì có giá 2.000 đồng ấy cũng chỉ là chuyện họa hoằn. “Cơm không thôi, bọn cháu quen rồi”, câu nói hồn nhiên như cắt vào lòng nhức nhối.
Thầy giáo Thành chia sẻ: “Chuyện ăn uống, sinh hoạt của các em như thế, vào mùa đông, việc giữ ấm cho các em còn khó khăn hơn nhiều. Hầu hết các em trong khu nội trú đều không có đủ quần áo ấm mùa đông, mà mùa đông ở vùng cao thế nào chắc anh cũng biết rồi…” -bỏ lửng câu nói dở, thầy Thành cũng chỉ biết cười buồn.
Theo ANTD
Học sinh Hà Nội thử làm sinh viên British University Vietnam
Các bạn học sinh trường THPT Việt Đức đã có một ngày thú vị khi được thử làm sinh viên của Đại học Anh Quốc VN, tham gia chương trình tham quan và giao lưu với giảng viên để tìm hiểu thêm về môi trường học tập quốc tế theo tiêu chuẩn Anh quốc.
Nhiều hoạt động học tập và trao đổi đã được các bạn tham gia nhiệt tình. Bạn Trần Phương Linh, một học sinh chia sẻ: "Buổi giao lưu rất hữu ích. Em không chỉ biết thêm thông tin về các ngành học kinh tế tại BUV là được cấp bằng 100% của Anh mà còn học được sự tự tin từ các anh chị sinh viên của trường".
Chăm chú lắng nghe những thông tin về các khóa học tại BUV.
Bạn Lưu Việt Hưng nói: "Qua buổi giao lưu với đội ngũ tư vấn và giảng viên củađại học British University Vietnam, em đã biết về những chuyên ngành kinh tế mà BUV đã nỗ lực mang đến Việt Nam từ hai trường đại học hàng đầu và lâu đời tại Anh quốc, đó là Stafforshire University và University of London. Em mong muốn được học tập trong môi trường đại học quốc tế nhưng điều em băn khoăn nhất đó là khả năng tiếng Anh".
Bạn Lê Ngọc Diệp nói: "Mơ ước của em là được học tập trong môi trường quốc tế, bởi em tin đó là cơ hội tốt cho nghề nghiệp và công việc sau này. Tại buổi giao lưu hôm nay, em được biết về Học bổng Hoàng tử Andrew hàng năm của trường. Em nhất quyết sẽ tìm hiểu thông tin về học bổng và rất muốn trở thành một trong bốn người giành được suất học bổng toàn phần danh giá này".
Háo hức trong phần giao lưu với thấy Joshua James.
Các bạn học sinh Việt Đức sôi nổi trong phần làm việc nhóm.
Thầy Joshua James trao quà lưu niệm cho các học sinh.
Các học sinh chụp ảnh kỷ niệm.
Những "sinh viên tương lai" của British University Vietnam đã có được rất nhiều thông tin bổ ích sau một ngày đầy thử thách. Đọng lại trong mỗi bạn là cảm xúc đầy hào hứng về một môi trường học tập hiện đại và phong cách năng động của cácsinh viên BUV. Trước khi ra về, một bạn học sinh nói: "Ấn tượng của mình chính là sự tận tình của các giảng viên quốc tế tại đây. Thầy Josh đã giúp mình định hướng nghề nghiệp tương lai đúng với cá tính và khả năng của mình. Mình sẽ suy nghĩ về lời khuyên của thầy".
Tư liệu: BUV
Theo Infonet
Những ngôi trường "ba không" Tuyển sinh khó khăn, nhiều trường thường kêu ca do chính sách tuyển sinh thắt chặt, do người học ngày càng khó tính hơn, yêu cầu cao hơn. Sở GD-ĐT TP.HCM đã quyết định đình chỉ hoạt động một năm đối với Trường THCS-THPT Khai Trí - Ảnh: Như Hùng Số lượng trường tư tăng và phát triển đến chóng mặt. Phụ huynh,...