Nhờ thay đổi thói quen sống kịp thời, cô gái này đã thoát khỏi căn bệnh ung thư tuyến giáp
Tưởng rằng chỉ còn 5 năm để sống, nhưng nhờ tuân theo chế độ ăn uống giàu chất bromelain cộng thêm việc duy trì lối sống lành mạnh đã giúp Candice Marie Fox đẩy lùi căn bệnh quái ác này.
Candice Marie Fox (31 tuổi) sống tại Houghton Regis, Hertfordshire (Anh) từng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp từ năm 2011 và các bác sĩ đã dự đoán rằng, cô chỉ còn sống được 5 năm nữa.
Candice Marie Fox (31 tuổi)
Trong suốt quá trình điều trị bệnh, Candice đã phải trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật để loại bỏ tới 20 cục u. Thế nhưng, sức khỏe của cô lại ngày càng yếu hơn, các tế bào ung thư cứ dần lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể.
Khi nhìn thấy sự ra đi lần lượt của những người bạn cùng mắc bệnh ung thư với mình ở bệnh viện, Candice quyết định xin về nhà để điều trị theo phương pháp tự nhiên. Mặc dù, các bác sĩ đã ra sức can ngăn khuyên cô nên ở lại để tiếp tục điều trị kéo dài sự sống, nhưng Candice vẫn quyết tâm trở về nhà vì quá mệt mỏi với những đợt hóa trị thường xuyên.
Sau khi trở về ngôi nhà của mình, Candice đã thay đổi chế độ dinh dưỡng trong ngày bằng việc bổ sung thêm nhiều loại rau quả tươi, đồng thời cắt bỏ hoàn toàn chất đạm động vật trong bữa ăn hàng ngày. Theo đó mỗi ngày, Candice sẽ ăn đều đặn 3 quả dứa kết hợp với kiwi và đu đủ. Bên cạnh đó, cô cũng bổ sung thêm nhiều loại trái cây khác nhau như bưởi, chanh, chuối, nho, táo…
Ngoài ra, Candice dần thay đổi hoàn toàn lối sống sinh hoạt của mình so với trước đây. Cô tâm sự rằng, ngày trước cũng từng có thói quen hút thuốc lá, thường xuyên tụ tập tham gia những bữa tiệc cuối tuần cùng bạn bè, thậm chí còn ăn rất nhiều đồ đóng hộp, đồ ăn đã chế biến sẵn để tiết kiệm thời gian. Còn bây giờ, Candice rời xa hoàn toàn những thói quen cũ của mình. Thay vào đó, cô chọn tập yoga, chạy bộ và ngồi thiền để thư giãn tâm hồn và tiếp thêm năng lượng sống cho mình.
Video đang HOT
Thật tuyệt vời là chỉ sau 6 tháng rời khỏi bệnh viện và áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh cùng thói quen sống mới, Candice đã đẩy lùi được căn bệnh ung thư quái ác, sức khỏe của cô cũng dần được cải thiện rõ rệt. Khi tới bệnh viện khám, các bác sĩ tỏ ra vô cùng kinh ngạc khi số lượng tế bào ung thư của cô đã được kiểm soát ở mức ổn định.
Sau khi tìm hiểu về sự thần kỳ này, các bác sĩ cho rằng, chính chế độ ăn uống giàu chất bromelain có trong 3 loại trái cây là dứa, kiwi và đu đủ đã giúp cơ thể Candice kiểm soát tốt hơn, đồng thời loại bỏ các tế bào ung thư một cách hiệu quả. Nếu ngày trước, bữa sáng của Candice thường có chất đạm động vật (một trong những yếu tố góp phần nuôi các tế bào ung thư) thì sau khi chuyển sang ăn trái cây và rau xanh, cơ thể Candice đã được thanh lọc và giải độc hiệu quả.
Từ trường hợp của Candice, nhiều nhà khoa học nghiên cứu và chỉ ra các tế bào ung thư đã bị tiêu diệt nhờ vào chính lượng chất bromelain có trong bữa ăn hàng ngày, cộng thêm việc duy trì một lối sống lành mạnh. Candice chia sẻ thêm rằng: “Căng thẳng, hóa chất và các sản phẩm từ thức ăn động vật vốn chính là mầm mống nuôi dưỡng tế bào ung thư. Do đó, tôi đã từ bỏ hoàn toàn thói quen hút thuốc lá và luôn nghĩ lạc quan về mọi chuyện. Và đó là lý do vì sao tôi đã sống sót đến ngày hôm nay”.
Nguồn: Dailymail
Theo Helino
7 nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư tuyến giáp mà chính bạn cũng không ngờ đến
Ung thư tuyến giáp đang ngày càng trở thành căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên, vẫn chưa nhiều người biết đến nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Tuyến giáp là nơi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể để thích ứng với môi trường, đồng thời giữ cho não luôn minh mẫn, tim hoạt động nhịp nhàng... Thế nhưng, nếu tuyến giáp phải hoạt động quá mức, dần dần bị suy yếu do cơ thể không tiết đủ hormone thyroxine (T4) thì có thể gây ra bệnh suy giáp. Còn trái lại, khi tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone sẽ dẫn đến tình trạng tuyến giáp phải hoạt động quá mức, gây ra bệnh cường tuyến giáp trạng. Cả hai tình trạng này đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến tuyến giáp và nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn hại đến chức năng hoạt động của tuyến giáp, thậm chí còn làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Do đó, ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu tìm hiểu các nguyên nhân tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư tuyến giáp để kịp thời điều trị hiệu quả bạn nhé!
Rối loạn hệ miễn dịch
Với những người khỏe mạnh, hệ miễn dịch có tác dụng sản xuất ra các kháng thể có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của virus, hay vi khuẩn gây hại từ môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng hoạt động bị suy giảm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus có hại tấn công vào cơ thể, bao gồm cả tuyến giáp. Vậy nên, nếu hệ miễn dịch bị rối loạn thì không chỉ gây nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp mà còn tạo cơ hội cho sự hình thành và phát triển các bệnh lý khác.
Thiếu i-ốt
Cơ thể thiếu i-ốt chính là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bệnh suy giáp. Do đó, ngay từ bây giờ, bạn nên bổ sung i-ốt thường xuyên hơn vào trong chế độ ăn hàng ngày của mình để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Cơ thể bị nhiễm phóng xạ
Khi bị nhiễm xạ do mắc bệnh phải điều trị bằng phóng xạ hoặc do phơi nhiễm trong các sự cố hạt nhân thì người bệnh đều có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tuyến giáp như suy giáp, bướu giáp, ung thư tuyến giáp... Bệnh thường không xuất hiện ngay khi phơi nhiễm mà có thể phải sau vài tháng, vài năm, hoặc hàng chục năm sau.
Do yếu tố di truyền
Theo các nhà nghiên cứu lâm sàng, có khoảng 70% bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến giáp có bố hoặc mẹ, hay người trong gia đình từng bị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà nghiên cứu khoa học vẫn chưa tìm ra được yếu tố gen di truyền nào liên quan tới căn bệnh này.
Mắc bệnh về tuyến giáp
Những người đã từng bị bệnh về bướu giáp, basedow hoặc hormone tuyến giáp mãn tính đều có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tuyến giáp về sau. Thậm chí, những người từng mắc bệnh viêm tuyến giáp mà đã điều trị khỏi trước đó thì vẫn có nguy cơ tái bệnh trở lại rất cao.
Mắc bệnh về não hoặc từng có chấn thương não
Với những người có các chấn thương ở vùng não thì thường có nguy cơ cao mắc bệnh về tuyến giáp. Bởi tuyến yên và vùng dưới đồi hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên tuyến giáp, từ đó làm tuyến giáp tiết ít hormone, gây ra bệnh suy giáp.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Với những bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp thì thường được các bác sĩ chỉ định uống i-ốt phóng xạ, nhưng đây cũng là một yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Do việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ làm ngăn chặn quá trình tổng hợp hormone thyroxine (T4) của cơ thể, từ đó khiến tuyến giáp bị suy giảm chức năng.
Nguồn: The Healthsite
Theo Helino
Câu chuyện tình yêu phi thường thay đổi số phận người đàn ông bại liệt Được dự đoán chỉ còn sống ba tháng nhưng nhờ tình yêu của vợ, Robin Cavendish sống thêm 36 năm kể từ ngày bị bại liệt. Bại liệt mang đến cái kết đầy đau đớn cho nhiều gia đình nhưng với Robin và Diana Cavendish, căn bệnh quái ác lại trở thành minh chứng tình yêu vượt lên tất cả. Theo Daily Telegraph,...