Nhớ nhung người cũ
Em băn khoăn, day dứt và thấy có lỗi với chồng con vì cảm xúc lạc hướng này.
Thời học cấp III, em có yêu thầm một cậu bạn cùng lớp, khá đẹp trai và điềm đạm. Em cảm giác người ta cũng có quan tâm và quý mến em.
Hơn 10 năm trôi qua, em đã có gia đình rồi nhưng vẫn nhớ về người ta. Dù không một lần gặp lại kể từ khi xa trường, em vẫn âm thầm dò hỏi tin tức người ta dù không biết được nhiều. Nhất là thời gian qua, khi rảnh rỗi, em liên lạc với bạn cũ và bạn vô tình nhắc đến người ta em lại nhớ quay quắt, điên đảo đến quên ăn, quên ngủ, không nghĩ đến chồng và xao nhãng việc chăm con. Chồng em làm việc nơi xa, một tuần vợ chồng mới gặp nhau một lần nên anh ấy không hề cảm nhận được điều này.
Vài người bạn thân đã giúp em bằng cách tìm số điện thoại của người ta, và khuyên em nên chủ động liên lạc, nói ra tình cảm của mình để sống nhẹ lòng hơn nhưng em không dám liên lạc.
Qua một bài viết nhỏ của em trên trang web trường cũ, người ta mới biết nơi em công tác và hỏi bạn em về số điện thoại của em. Trước đó chúng em không hề biết gì về cuộc sống của nhau. Và người ta chủ động gọi điện cho em. Chúng em đã nói chuyện với nhau rất nhiều. Tối hôm đó người ta đã gửi tặng em hai tấm hình. Một tuần sau, khi có việc về quê một mình, không vợ con bên cạnh, khoảng 10h đêm người ta lại liên lạc với em. Chúng em nói chuyện bạn bè, chuyện gia đình.
Em không biết có nên tiếp tục liên lạc với người bạn cũ đặc biệt này không (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Và trong một bài viết nhỏ gửi vào mail người ta, em đã nói rõ tình cảm của mình ngày trước và có nguyện vọng muốn người ấy xem mình như người bạn âm thầm, thi thoảng trò chuyện, tâm tình. Người ta cũng đáp thư, viết rằng không hề biết chuyện tình cảm của em. Thời đó, người ta cũng có cảm mến một bạn nữ xinh xắn khác trong lớp, nhưng tình cảm chẳng đi đến đâu. Người ta cũng gửi luôn cho em tấm ảnh cưới của người ta chụp với vợ, rất đẹp.
Bây giờ chúng em vẫn liên lạc với nhau, khi gọi điện, nhắn tin, khi gửi mail. Em cũng mới tặng người ta ba tấm hình của mình. Khi hai đứa cùng về quê, người ta đã mời em đi uống nước, em đã đi. 10 năm mới gặp lại nhau nên cả hai đều hồi hộp, mừng rỡ, ngỡ ngàng, hạnh phúc. Chúng em chỉ nói chuyện được khoảng 20 phút rồi người ta phải vội vàng đi cho kịp chuyến xe về nơi công tác. Trở về nơi công tác người ta vẫn liên lạc với em khi hết giờ làm việc, khi buồn, khi trời mưa. Em luôn cảm giác người ta cũng nhớ và cần em dù người ta không nói rõ.
Em không biết có nên tiếp tục liên lạc với người bạn cũ đặc biệt này không. Khi người ta gọi điện nói chuyện em thấy rất vui, rất hạnh phúc, và khi buồn em lại nhớ người ta. Em băn khoăn, day dứt và thấy có lỗi với chồng con vì cảm xúc lạc hướng gia đình này, nhất là bây giờ em đang mang thai đứa con thứ hai. Nhưng em khó dứt quá, không liên lạc với người ta nghĩa là em sẽ mất đi một người bạn âm thầm sẻ chia những điều vui buồn trong cuộc sống, mất đi một niềm vui mà bao năm em kiếm tìm… mất đi những cảm giác hạnh phúc ngọt ngào mà em không thể có được khi ở bên chồng.
Em mong được độc giả cảm thông, chia sẻ và góp ý.
Theo 24h
Nên biết về chàng trước khi bạn kết hôn...
Đôi khi bạn có thể hiểu một người ngay giây phút đầu gặp gỡ. Cũng có khi là sau vài tháng, thậm chí nhiều năm dài bên nhau bạn vẫn chưa dám chắc đã tìm được đúng người. Bất kể hai bạn đã bên nhau bao lâu, có một số điều cần biết rõ về nửa kia trước khi quyết định "chốt".
Món ăn yêu thích nhất của anh ấy
Không đơn giản là biết anh ấy thích ăn gì, quan trọng hơn, bạn đang cần biết mọi điều nhỏ nhặt nhất về anh ấy, như anh ấy thích uống cà phê pha như thế nào, đồ lẩu hay nướng sẽ làm anh ấy hào hứng khi ngồi vào bàn ăn, và bữa tối yêu thích thời thơ ấu của anh ấy có hình dáng thế nào. Hãy làm cho nhau vui nhiều thật nhiều bằng cách hiểu và nhớ mọi điều về sở thích của nhau.
Đức tin của anh ấy
Khi yêu bạn có thể không để ý đến điều này, nhưng nếu chuẩn bị kết hôn, bạn sẽ cần biết nếu anh ấy theo thiên chúa giáo hay có theo đạo phật, để không vô tình báng bổ tín ngưỡng của nhau. Có thể bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý, cân nhắc đến việc mình có gia nhập đức tin của anh ấy hay không sau khi kết hôn.
Anh ấy thuộc kiểu nào khi làm bố
Rất nhiều cặp đôi thực sự trải qua khó khăn đầu tiên khi bắt đầu làm cha mẹ, thông thường là bởi người này đã không tưởng tượng ra được, khi làm cha/mẹ, người kia lại khác đến thế.
Nếu bạn muốn làm một người mẹ tuyệt vời sẵn sàng cho các con ra chơi trên đám cỏ, hòa mình giữa thiên nhiên, thì cần phải chắc chắn rằng anh ấy sẽ là người bố không khư khư giữ con tránh vi khuẩn.
Anh ấy tiêu tiền ra sao
Biết về mức lương của nhau là một khởi đầu tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn biết anh ấy tiêu tiền ra sao. Nếu một trong hai người thích để ra được một khoản tiết kiệm kha khá ở ngân hàng trong khi người kia kiếm được đồng nào tiêu đồng ấy thì chắc chắn mâu thuẫn này sẽ dẫn đến xung đột tài chính một khi hai người trở thành vợ chồng và tiêu tiền chung.
Cán cân công việc - cuộc sống của anh ấy
Giai đoạn mật ngọt, những tối muộn anh ấy vẫn vùi mình vào công việc ở văn phòng có vẻ không là chuyện lớn. Nhưng một khi hai người đã kết hôn mà bạn vẫn phải trải qua tối thứ Sáu cô đơn một mình, thì đó lại thành vấn đề đấy.
Hãy thảo luận với nhau xem điều gì là quan trọng với các bạn, ví dụ "chúng ta nhất thiết phải ăn tối với nhau vào các thứ Bảy", hay "cần ở nhà ăn tối với nhau ít nhất là 4 -5 lần mỗi tuần".
Tật xấu của anh ấy
Hẳn nhiên chàng của bạn "hoàn hảo". Nhưng bạn vẫn có thể tìm thấy vài điểm trừ, như việc anh ấy toàn ngoác mồm nhai cơm hay luôn trả các hóa đơn rất muộn. Nếu bạn không thể liệt kê dù chỉ một điểm xấu của chàng, thì khả năng là bạn đang quá yêu tới mức mù quáng đấy. Đừng dại gì chấp nhất một người "bất kể tốt xấu" khi bạn chưa nhìn rõ những cái "xấu" ấy là gì.
Theo VNE
Chuyện cái dây phơi Ngày mới chuyển về xóm trọ mới, chị ái ngại nhìn chiếc dây phơi quần áo chung. Cả dãy có tới mươi hộ mà chỉ duy nhất cái dây dài chừng bảy mét chăng ở giữa. Ai phơi, ai đừng? Nnghĩ thì nghĩ vậy, việc phơi chị vẫn phải phơi. Giống như cuộc tranh giành lặng lẽ nhưng không kém quyết liệt, thoạt...