Nhớ làm điều này, mứt gừng vừa ngon lại bớt cay
Mùa đông hoặc những ngày Tết về, nhâm nhi miếng mứt gừng thơm thơm, cay nhẹ, ngòn ngọt với ly trà nóng thì chẳng còn gì bằng nhỉ!
Mứt gừng là một trong những món mứt truyền thống của người Việt. Cứ Tết đến, xuân về, chị em lại rủ nhau làm nhiều loại mứt để biếu người thân, bạn bè và cho gia đình thưởng thức. Mứt gừng có hương thơm dịu nhẹ, cay cay ngọt ngọt, ăn vào vô cùng ấm bụng. Vì thế mứt gừng không chỉ giúp bạn nhâm nhi ngày Tết mà còn hỗ trợ trong việc làm hạn chế các cơn ho, viêm họng… rất tốt cho sức khỏe.
Nếu Tết này có ý định làm mứt gừng, bạn hãy tham khảo cách làm mứt gừng dưới dưới đây của chị Bùi Hòa (Hà Nội) nhé:
Nguyên liệu:
Tỉ lệ làm mứt là 1kg gừng – 400gr hoặc 500gr đường
- Gừng: 0.5kg. Gừng chọn nhánh gừng bánh tẻ, không quá già (già sẽ rất cay và nhiều xơ), không quá non (vì non thì không có vị cay thơm). Chọn gừng củ to (không phải gừng trắng to của Trung Quốc)
- Đường phèn: 200gr (hoặc đường trắng)
- Chanh: 1-2 quả
Cách làm mứt gừng:
- Gừng rửa sạch, thái lát mỏng 0.1mm.
- Thái gừng xong đem ngâm vào nước luôn cho không bị thâm.
- Rửa sạch gừng 2-3 lần nước, sau đó đun 1 nồi nước lên, nước sôi thả gừng, vắt chanh vào, đun sôi bùng lên 1-2 phút thì tắt bếp, vớt gừng ra thau nước lạnh. Bằng cách làm này sẽ giúp gừng bớt mùi và vị cay nếu bạn không thích vị gắt quá nhé.
Video đang HOT
- Ướp đường với gừng 2-3h cho tan hết đường.
- Sau đó cho gừng vào chảo, cho lên bếp đun sôi to rồi hạ lửa sên đều tay.
- Sên cho đến khi đường bám bề mặt gừng, khô mặt gừng lại. Nói chung trong quá trình sên mứt gừng, đảo liên tục để gừng không bị cháy. Chú ý canh lửa.
- Muốn để lâu, không bị chảy nước thì sau khi sên mứt gừng xong, cho mứt gừng vào nồi chiên không dầu hoặc lò nướng, sấy thêm ở nhiệt độ 80 độ C trong 15-20 phút.
- Cho mứt gừng ra, chờ mứt nguội hẳn cất vào hũ kín.
Mùa đông hoặc những ngày Tết về, nhâm nhi miếng mứt gừng thơm thơm, cay nhẹ, ngòn ngọt với ly trà nóng thì chẳng còn gì bằng nhỉ!
Chúc các bạn thành công!
Cách nấu chè bo bo bạch quả béo bùi, thơm ngon dinh dưỡng
Bạch quả không chỉ có bị thơm bùi bắt miệng mà còn rất tốt cho sức khỏe. Hôm nay, nấu chè bo bo bạch quả thanh mát, ngọt bùi nhé. Vào bếp thực hiện món chè này ngay thôi nào!
Nguyên liệu làm Chè bo bo bạch quả
Hạt bo bo 100 gr
Bạch quả 50 gr
Tàu hũ ky tươi 100 gr
Nước lọc 1 lít
Đường phèn 100 gr
Cách chế biến Chè bo bo bạch quả
1
Sơ chế bo bo, bạch quả
Cho hạt bo bo vào tô, chế nước xâm xấp mặt sau đó ngâm tầm 30 phút - 1 tiếng đến khi hạt nở mềm thì vớt ra, rửa sạch lại và để ráo.
Dùng chày đập vỡ phần vỏ bên ngoài của hạt bạch quả sau đó lột bỏ lớp vỏ bên ngoài và lớp vỏ lụa bên trong. Cuối cùng, lọc bỏ phần tim hạt bạch quả để lúc nấu không bị đắng là hoàn thành.
2
Sơ chế tàu hũ ky
Nếu không có tàu hũ ky tươi, bạn có thể sử dụng tàu hũ ky khô để thay thế. Trước tiên, cho tàu hũ ky vào nước ấm ngâm tầm 10 - 15 phút đến khi tàu hũ ky mềm thì vớt ra.
Tiếp đó, dùng kéo cắt tàu hũ ky đã ngâm mềm thành các miếng nhỏ vừa ăn rồi cho ra tô.
3
Nấu chè bo bo bạch quả
Cho vào nồi 700ml nước lọc cùng với hạt bo ngâm mềm. Bắc nồi lên bếp, nấu sôi ở lửa lớn, khi nước sôi thì thêm hạt bạch quả vào, hạ lửa vừa rồi nấu tiếp 15 phút.
Sau 15 phút, thêm tàu hũ ky đã cắt nhỏ cùng với 300ml nước ấm vào nồi. Hạ nhỏ lửa và nấu thêm tầm 15 phút nữa đến khi các nguyên liệu chín mềm.
Cuối cùng, cho 100gr đường phèn vào nồi, dùng vá khuấy đều đến khi đường tan hết rồi nếm lại cho vừa khẩu vị rồi tắt bếp.
4
Thành phẩm
Múc chè bo bo bạch quả ra chén rồi thưởng thức thôi nào. Chè có vị ngọt dịu, béo nhẹ nhờ tàu hũ ky, bạch quả béo bùi kết hợp cùng với hạt bo bo chín mềm giúp cho món chè thêm phần thơm ngon.
Vừa ngon lại còn tốt cho sức khỏe, bạn nhớ vào bếp thử trổ tài ngay nhé!
2 cách làm chân gà kho cay và sả ớt đơn giản và thơm ngon đậm đà Chân gà là một món ăn quen thuộc, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, đa dạng như món chiên, món kho. vào bếp với 2 cách làm chân gà kho cay và kho sả ớt cực đậm đà, hấp dẫn, đưa cơm. 1. Chân gà kho cay Nguyên liệu làm Chân gà kho cay Chân gà 1 kg Gừng...