Nhớ hình ảnh tuổi thơ, gia đình ở Hà Nội xây bếp đun bằng củi khiến nhiều người bất ngờ
Gia đình chị Mai Vương ở Hà Nội đã làm được bếp lò đun củi trong căn nhà giữa thành phố giúp vơi bớt nỗi nhớ về hình ảnh một thời tuổi thơ.
Ngày nay, trên thị trường có nhiều dòng bếp như bếp gas, bếp từ, bếp điện… Các nhà sản xuất cũng thường xuyên thay đổi thiết kế, mẫu mã và chức năng để đáp ứng sự tiện lợi cho khách hàng. Cho nên, không mấy gia đình còn sử dụng bếp củi để đun nấu. Với các gia đình ở thành phố để có một bếp đun củi tại nhà là điều không dễ. Tuy nhiên, một gia đình ở Hà Nội đã làm bếp lò đun củi tại nhà giúp xua tan nỗi nhớ về ký ức một thời tuổi thơ.
Chị Mai Vương cho biết, ban đầu chỉ định làm bếp nướng kiểu inox sau đó quyết định xây bếp lò đun củi.
Trò chuyện với chúng tôi, chị Mai Vương (sống ở Hà Nội) cho hay, làm bếp củi trong nhà là ý tưởng xuất phát từ sở thích nướng, nấu các món ăn mang hương vị quê hương. Nhân tiện dịp sửa nhà nên chị và chồng quyết định làm chiếc bếp mà cả 2 cùng ấp ủ bấy lâu.
“Tuổi thơ của tôi gắn liền với chiếc bếp củi đơn sơ. Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ sẽ xây dựng bếp giữa thành phố như thế này”, chị Mai Vương cho biết.
Theo chị Mai Vương, vốn là người sinh ra ở nông thôn nên những ký ức về các món ăn từ bếp củi luôn ở trong tâm trí… Dù đi bất cứ đâu cũng nhớ mùi khói bếp ám vào tay, tóc, vào thức ăn, sao mà thân thương đến vậy. Trong cảm nhận của chị Mai, món ăn nấu bằng bếp củi ngon hơn các bếp khác.
Việc xây dựng một cái bếp đun củi giữa thành phố không phải dễ vì diện tích nhà không rộng như ở quê. Ban đầu, vợ chồng chị Mai Vương chỉ ý định làm bếp nướng BBQ di động kiểu bằng inox. Tuy nhiên, sau khi vợ chồng bàn bạc đã đi tới quyết định sẽ xây bếp đun củi.
“Gạch mà chúng tôi dùng để xây bếp đều là loại chịu lửa, giá 70.000 đồng/viên, vữa cũng là loại chịu lửa. Vật liệu làm nên chiếc bếp này khác với các vật liệu xây dựng thông thường” , chị Mai Vương bày tỏ.
Bếp được để ở góc tường, xây cách lớp tường nhà khoảng 3cm, lò có vỏ ngoài bằng gạch chỉ, lớp trong tiếp xúc trực tiếp với đun nấu được dùng gạch chịu lửa, phía trên có ống hút khói cao khoảng 1m với mái nhà.
Video đang HOT
Trước khi bắt tay vào xây dựng, chị Mai Vương và chồng đã tham khảo nhiều mẫu lò sưởi ở nước ngoài. May mắn ông xã là kiến trúc sư nên không mất quá nhiều thời gian để thiết kế.
Sau khi xây xong bếp, chị Mai Vương mua kiềng, trấu, vỏ lạc và nhặt củi nhãn ở vườn quê đưa lên. Thậm chí, chị còn đưa bộ nồi gang, nhôm từ quê lên để bếp giữa phố cũng có hình ảnh của bếp củi xưa. Từ khi có bếp, chị Mai Vương thường xuyên nấu các món ăn để đãi cả nhà và bạn bè. Ai thưởng thức món ăn nấu từ bếp củi này cũng tấm tắc khen ngon, đặc biệt món cơm cháy nấu bằng nồi gang được bạn bè của gia đình chị Mai Vương rất thích. Mặc dù đã có bếp mới nhưng gia đình chị Mai Vương vẫn dùng song song 2 bếp, bếp lò ở sân thượng dùng khi tập bạn bè vào dịp cuối tuần vì hợp với các món nướng.
5 việc bạn cần phải chuẩn bị khi sửa nhà
Với mỗi quyết định sửa chữa, xây dựng nhà bạn cần phải tính toán thật kỹ lưỡng. Bạn cần có những kinh nghiệm chuẩn bị sửa nhà chi tiết để đem lại hiệu quả xây dựng tốt nhất.
1. Bản thiết kế sửa nhà
Ngôi nhà của bạn sau một thời gian dài sử dụng giờ đây đã dần xuống cấp theo thời gian, bạn lo lắng tình trạng xuống cấp sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hay bạn chỉ muốn sửa chữa nhà sao cho đáp ứng được đầy đủ công năng sử dụng của ngôi nhà cũng như nhu cầu của bạn muốn ngôi nhà mình ở trở lên hiện đại hơn và chất lượng hơn.
Ảnh minh họa.
Cho dù là lí do gì đi chăng nữa công đoạn thiết kế sửa chữa nhà bạn cũng không thể bỏ qua. Với nhà cũ bạn có thể tự ý thiết kế lên phương án sửa chữa cho mình, nếu không tự tin bạn có thể nhờ đến KTS thiết kế và tư vấn sửa chữa sao cho đảm bảo.
2. Dự trù kinh phí sửa nhà
Sửa chữa nhà thường tốn ít kinh phí so với xây dựng nhà tuy nhiên nếu không có kế hoạch kinh phí dự trù bạn sẽ phải đau đầu với các khoản chi phí phát sinh phá vỡ kế hoạch tiền đã đề ra trước đó.
Ảnh minh họa.
Để dự trù kinh phí sửa chữa nhà hợp lý bạn có thể dựa trên các câu hỏi:
Mình sửa chữa gì? Hạng mục sửa chữa này cần những gì? Báo giá vật tư có liên quan, báo giá hạng mục công trình sửa chữa này hiện nay là bao nhiêu? Bạn nên tính dư chi phí phát sinh bằng 30% so với tổng chi phí.
Bạn có thể tạm tính chi phí sửa nhà theo công thức như sau:
- Với nhà tầng: Đối với những căn nhà cao tầng thì quá trình cải tạo sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí hơn bình thường. Do đó, chi phí thi công và nguyên vật liệu sẽ cao hơn.
Một phép tính đơn giản dùng để ước tính chi phí cải tạo nhà cao tầng đó là mỗi tầng được cải tạo sẽ tăng thêm 50% của chi phí cải tạo nhà 1 tầng.
Ví dụ: Chi phí cải tạo nhà 1 tầng hết 50 triệu thì chi phí cải tạo nhà 2 tầng lúc này là 50 50x50% = 75 triệu.
Nhà chính có không gian khá rộng, tuy nhiên lại không có quá nhiều chi tiết cầu kỳ cần phải sửa sang lại như công trình phụ. Bạn nên chú ý đến các chi tiết như sàn nhà, chân tường, thay thế hệ thống điện, đèn, sơn lại bề mặt tường...
- Với nhà bếp: Diện tích căn bếp sẽ quyết định nhiều đến chi phí sửa chữa. Tuy nhiên, bạn nên đặc biệt chú ý đến đầu tư vào hệ thống nước và hệ thống báo cháy để đảm bảo an tâm trong quá trình sử dụng.
Hãy dành 1/3 chi phí dự kiến cải tạo nhà bếp để dành cho tủ đựng chén đĩa, 1/4 cho thiết bị gia dụng, 1/4 dành cho chi phí nhân công. Số còn lại tùy vào điều kiện hiện tại để đầu tư cho hệ thống khác trong nhà bếp.
- Với công trình phụ: Công trình phụ bao gồm rất nhiều rất nhiều khu vực khác nhau như phòng tắm, phòng vệ sinh... Mặc dù không gian công trình phụ có diện tích khá khiêm tốn nhưng chi phí cải tạo khu vực này không hề nhỏ chút nào. Nguyên nhân chính là do có rất nhiều bộ phận cần phải sửa chữa ở công trình này.
Các đồ dùng không thể thiếu được trong phòng tắm đó là vòi nước, vòi hoa sen, sàn gạch, kệ tủ, bồn rửa mặt và một số đồ dùng khác. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, không phải mọi thứ trong căn phòng này đều phải thay mới. Tốt nhất bạn nên tận dụng những thiết bị có thể dùng được để tiếp tục sử dụng.
Một số đồ dùng nhanh xuống cấp sau một thời gian sử dụng như toilet, vòi nước, bồn rửa mặt...bạn nên chú ý kiểm tra và thay thế. Nếu nguồn kinh phí không đủ, không nhất thiết phải chọn những thiết bị có chất lượng quá cao, mọi thứ chỉ cần dừng ở mức trung bình. Và hãy tập trung nguồn tiền để cải tạo công trình nhà chính.
Hãy lập bảng danh sách các thiết bị cần mua và sửa chữa để tiện mua và theo dõi. Giá nhân công có thể dao động từ 3-5 triệu, giá thiết bị vật liệu rơi vào khoảng 10-12 triệu đồng. Cách ước tính chi phí cải tạo nhà tắm và nhà vệ sinh phụ thuộc nhiều vào kích cỡ. Công trình phụ lớn thì có thể chênh lệch thêm một vài triệu đồng.
3. Thủ tục xin cấp phép sửa chữa nhà
Cũng giống như thủ tục xin cấp phép xây dựng, khi sửa chữa nhà chủ nhà cũng cần đảm bảo thủ tục bao gồm:
- Đơn xin cấp phép sửa chữa nhà.
- Các giấy tờ chứng thực chứng minh chủ quyền đất, chủ quyền nhà ở.
- Bản vẽ thiết kế nhà cũ, bản vẽ thiết kế nhà mới.
4. Đội thợ thi công sửa nhà trọn gói
Cho dù là xây nhà hay sửa chữa nhà đi chăng nữa thì đội thợ thi công vẫn luôn là yếu tố hàng đầu được quan tâm cũng như quyết định đến 80% chất lượng của ngôi nhà. Vậy nên lựa chọn đội thợ sửa chữa uy tín là điều vô cùng quan trọng mà bạn cần chuẩn bị trước khi sửa chữa nhà.
5. Xem ngày sửa nhà
Đối với những hạng mục công trình sửa chữa nhà đơn giản như thay màu sơn nhà, sửa chữa nhà chống thấm,... bạn không cần phải xem ngày sửa chữa nhà.
Tuy nhiên đối với những hạng mục công trình sửa chữa nhà lớn như xây thêm tầng, xây nhà trên nền móng cũ,... bạn cần phải xem ngày sửa sửa chữa nhà, tuổi sửa chữa nhà từ các thầy xem phong thủy để đem lại may mắn cho gia đình bạn cũng như sự thuận lợi suôn sẻ sau này.
8X Hà Nội chi 900 triệu sửa nhà nội đô 25 năm tuổi, nhìn thành quả tưởng ở nước ngoài Nhìn căn nhà sau cải tạo người thân của anh An rất phấn khởi vì đó là một công trình đáp ứng đủ công năng, sạch đẹp để ở. Bạn bè thích qua chơi vì có nhiều góc chụp ảnh, có không gian uống trà và không gian vườn xanh mát. Anh Nguyễn An (thuộc thế hệ 8X, Hà Nội) từng sống riêng...