Nhớ bánh giò Sài Gòn
Những chiếc bánh giò nóng hổi được ủ trong thùng xốp theo chân người bán dạo rong ruổi khắp các ngõ hẻm, xóm trọ Sài Gòn hẳn đã trở thành một hình ảnh đầy thân thương trong kí ức nhiều người.
Nếu ở Sài Gòn lâu năm, chắc hẳn nhiều người sẽ quen thuộc với tiếng rao “Bánh giò nóng đây” vào mỗi đêm khuya thanh vắng…
Nếu bánh giò ở Hà Nội được bày bán ở tiệm, có bàn ghế cho khách đến ngồi ăn hẳn hoi, thì ở Sài Gòn (dù bây giờ một vài nơi đã được bán trong những chiếc tủ kính nhỏ) khách vẫn thích mua về nhà, tỉ mỉ lột bỏ lớp lá chuối rồi thưởng thức chiếc bánh còn nóng hổi, thơm phức bên trong.
Bánh giò dân dã lắm, bởi thế các nguyên liệu làm nên chiếc bánh cũng quen thuộc và gần gũi biết mấy. Vỏ bánh được làm từ gạo tẻ ngon xay nhuyễn, nhân bánh chỉ đơn giản với thịt nạc vai băm nát trộn cùng ít mộc nhĩ (nấm mèo) và thêm chút gia vị.
Đôi khi người bán cho thêm một quả trứng cút luộc để phần nhân trông đủ đầy hơn. Nhưng bánh có ngon, có thơm hay không thì không thể nào thiếu lớp lá chuối xanh tươi dùng để gói. Thế nên, dù có lột bỏ lá gói bên ngoài thì khi nhâm nhi chiếc bánh, người ăn vẫn còn nghe thoảng mùi thơm nhẹ nhàng của lá chuối thấm qua lớp vỏ bánh mịn màng.
Làm bánh giò không khó, nhưng để có được lớp vỏ mịn thì phải để ý đến khâu nấu bột. Gạo tẻ sau khi được xay nhuyễn thường được pha thêm tí muối cho đậm đà, sau đó được bắc lên bếp khuấy đều tay để bột khỏi vón cục. Đến khi bột nửa sống, nửa chín thì đem ra gói ngay, có như thế thì khi hấp lên, bánh mới mềm mịn và thơm tho được. Phần nhân bánh thông thường được chuẩn bị trước. Chỉ cần đun ít mỡ hay dầu ăn trong chảo cho nóng, phi thơm hành rồi cho thịt nạc cùng mộc nhĩ vào đảo đều, nêm nếm chút muối tiêu là được.
Lá chuối để gói bánh nhất định phải còn tươi thì bánh mới thơm. Sau khi rửa sạch và lau khô, người làm bánh gấp lá thành hình phễu rồi cho một lớp bột vào, múc một muỗng nhân lên trên, sau đó cho thêm một lớp bột lên phần nhân rồi gói lại.
Video đang HOT
Phải tỉ mỉ và cẩn thận thì mới gói được những chiếc bánh đều đẹp và chắc chắn. Bánh sau khi gói được xếp đều vào xửng, hấp chừng 20 đến 25 phút, đến khi bánh tỏa ra mùi thơm và lớp lá chuối ngả màu xanh sẫm là chín.
Nhâm nhi chiếc bánh giò với lớp vỏ bột gạo mịn màng, phần nhân béo ngậy thơm nức mà thấy ấm lòng.
Đặc sản Sài Gòn nhìn như miếng thịt mỡ, du khách ăn vào lại tấm tắc khen ngon
Du khách đến Sài Gòn ăn thử món bột chiên trứng đều công nhận đây là một món ăn gây nghiện.
Trong số những món ăn vặt nổi tiếng ở Sài Gòn, bột chiên tuy không phải món ăn cầu kỳ nhưng có sức hấp dẫn kỳ lạ. Bằng chứng là mỗi độ tan tầm, đi ngang một xe bột chiên bất kỳ đều thấy chỗ ấy tụ tập khá đông, có người đợi mua mang về, có người ngồi ăn tại chỗ trên những chiếc ghế nhựa đỏ, xanh bình dị.
Những xe bột chiên trứng luôn có một sức hấp dẫn không thể chối từ. (Ảnh minh họa)
Nhiều du khách từ nơi khác đến đây, nhìn lướt qua đĩa bột chiên không khỏi giật mình. Món gì mà lạ, nhìn như những miếng mỡ lợn thái mỏng, nhưng lại chiên cùng với trứng, có cảm giác rất mỡ màng và ngấy.
Không ít người nhầm lẫn rằng đây là những miếng thịt mỡ. (Ảnh minh họa)
Thế nhưng, khi gọi một phần ăn thử, người ta mới bất ngờ, hóa ra miếng thịt mỡ ấy lại là hỗn hợp bột gạo pha bột năng được hấp chín từ trước, cắt thành từng miếng vuông vức rồi đem chiên cùng với trứng. Vậy nên mới có tên gọi là bột chiên.
Nghe tên thì đơn giản nhưng muốn bột chiên ngon thì người chủ quán cũng phải có nhiều kinh nghiệm. Tay nghề phải cao mới chiên được những miếng bột vàng ruộm, hơi xém nhưng không cháy cạnh, bên ngoài ăn giòn còn bên trong thì mềm, dẻo.
Trứng gà phải được rải cho khéo, phủ kín đều bề mặt bột, tạo thành một khối liên kết vừa đủ để miếng bột không bị rơi ra ngoài khi người bán múc ra đĩa.
Người bán phải đảo liên tục để miếng bột vàng đều các mặt và không bị cháy cạnh. (Ảnh: Thảo Lê)
Trứng gà đóng vai trò là chất keo kết dính và cũng gia tăng độ béo ngậy cho món ăn. (Ảnh minh họa)
Bột được chiên ngập dầu nên vừa ngậy vừa bùi, hương thơm của hành và trứng xộc lên mũi kích thích vị giác vô cùng. Nhưng nếu chỉ có mỗi bột chiên với trứng thì món này cũng không quá thú vị. Phải có lý do gì đó thì mới khiến người ta vui cũng muốn ăn, buồn cũng muốn ăn mà lắm hôm không biết ăn gì thì lại càng muốn ghé một quán bột chiên.
Bột chiên có gì mà khiến người Sài Gòn mê mẩn đến vậy? (Ảnh minh họa)
Câu trả lời nằm ở phần đu đủ, cà rốt bào sợi ăn kèm và chén nước chấm được làm theo công thức "thần thánh". Đu đủ, cà rốt có vị ngọt nhè nhẹ, ăn vào thấy thanh mát cả người. Dù chỉ là món ăn kèm nhưng 2 loại củ, quả này lại đóng vai trò cân bằng mùi vị, giúp thực khách đỡ ngán sau khi ăn những miếng bột chiên béo ngậy.
Ăn bột chiên thì phải kèm với đu đủ, cà rốt bào sợi. (Ảnh minh họa)
Phần nước chấm được pha từ nước tương, giấm, đường và ớt. Hỗn hợp này được đun sôi cho sánh lại rồi mới mang đi bán cho khách. Công thức chung là vậy nhưng không phải chỗ nào cũng làm ra hương vị đậm đà nhưng không gắt, chua chua thanh thanh lại có chút tê tê của ớt. Muốn ngon thì chủ quán phải có bí quyết riêng.
Chén nước chấm thần thánh được pha chế theo công thức riêng. (Ảnh: thon.foodie)
Bột chiên là món ăn bình dân nên cách thưởng thức ngon nhất vẫn là ghé lại một quán lề đường, vừa ăn vừa nghe tiếng xèo xèo phát ra từ chiếc chảo gang của người bán, ngắm phố phường khi chiều xuống mới thấm được hết văn hóa ẩm thực đường phố của người Sài Gòn.
Bản đồ ẩm thực: Bánh giò nóng, quà sáng gây thương nhớ đất Hà Thành Bánh giò Hà Nội tuy chỉ là một thức quà cho những khi "nhỡ bữa" nhưng chứa đựng trong nó còn là những tinh túy về văn hóa ẩm thực đất Hà Thành. Không chỉ có tại hàng quán ven đường, bánh giò còn được những người bán hàng rong mang đi khắp hang cùng ngõ hẻm ở Hà Nội. Không biết từ...