Nhớ bánh cóng
Một chiều, mẹ gọi điện lên thành phố thăm tôi. Nghe giọng của mẹ khiến nỗi nhớ nhà thêm da diết. Mẹ hỏi: “Con có nghe tiếng bếp lửa lách tách không?”. Chắc là cái bếp lò nhỏ nhỏ mẹ để dành nấu bánh mỗi buổi trưa anh em tôi kêu buồn, thèm được ăn bánh… Ở quê, buổi xế chiều đó nắng đã dịu nghiêng đi.
Ảnh: Thanh Thùy
Mẹ cười: “Đang chiên bánh cóng đây cô”. Tôi lại hình dung đến cái vị giòn rụm và thơm lừng, béo béo của những cái bánh cóng mới ra lò.
Mỗi lần chiên bánh cóng, mẹ thường chọn gạo mùa thơm lừng để xay bột. Bột gạo mùa sẽ được pha thêm ít nếp và đậu nành cho béo. Bánh có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu pha bột. Bột xay mịn dễ đặc sánh, chiên bánh không ngon. Do đó, mẹ hay pha thêm nước cho vừa phải và nêm thêm gia vị. Vì nhân bánh cũng được ướp gia vị nên người làm bánh phải khéo léo cân đối lượng gia vị cho vào bột để khi bánh được chiên lên ăn không bị mặn. Hành lá xắt nhỏ trộn vào bột cho màu sắc thêm hấp dẫn.
Nhân bánh cóng là đậu xanh, thịt và tép bạc. Tép bạc tươi và thịt rửa sạch, băm nhỏ rồi đem xào sơ, nêm gia vị vừa phải. Đậu xanh hột nấu cho vừa chín tới, hạt đậu chưa nở. Sau đó, lấy đậu trộn với thịt và tép bạc vừa xào xong. Tép bạc một phần được băm, một phần chừa lại, để nguyên con. Mỗi lần chiên bánh, mẹ đều bảo, phần tép để nguyên thì đem rửa sạch, không cắt đầu, cắt đuôi nhìn mới tự nhiên và bắt mắt. Khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, mẹ sẽ nhấc chiếc lò nhỏ để nấu bánh ra một góc bếp, chọn cái chảo có lòng sâu, nổi lửa đến khi chảo nóng thì đổ dầu vào.
Gọi là bánh cóng đơn giản vì khuôn bánh là cái cóng. Những cái cóng nhỏ bằng kim loại không bị gỉ, đường kính chừng 7 cm, có tay cầm và móc sẽ được bỏ vào chảo dầu cho nóng. Sau đó, đổ bột chừng nửa cóng, cho nhân lên, đổ thêm bột gần đầy, cho một con tép bạc lên trên và móc cóng lên cái vỉ bắc ngang chảo. Khi bột nóng và kết dính, người chiên bánh sẽ dùng đũa khều bánh ra khỏi khuôn cóng để chiên đến vàng. Cứ thế, những cái bánh ra lò nóng hổi, thơm phức.
Mẹ tôi luôn làm sẵn chén nước mắm chua ngọt để khi bánh chín, anh em tôi có ăn liền. Chén nước mắm loại ngon, có vị chua của chanh, vị ngọt của đường, cay của ớt, mùi tỏi giã nhuyễn hòa lẫn vào như hối thúc người ăn bắt đầu thưởng thức. Thích nhất là được ăn bánh với mớ rau xanh, nhiều hương vị mà mẹ tôi trồng trong khu vườn nhỏ sau nhà. Những bẹ cải xanh, rau xà lách, rau diếp cá hay rau thơm… cứ nhảy múa trong rổ đợi đến lượt kết hợp với miếng bánh cóng vừa giòn vừa xốp, không thể chê vào đâu được.
Sài Gòn cũng có bánh cóng nhưng tôi vẫn thích được ăn bánh do mẹ chiên. Hứa với mẹ sẽ có những ngày về thăm, cùng mẹ ngồi xay bột và chiên từng cái bánh ngon lành trong những buổi chiều êm mát…
Video đang HOT
Theo TNO
[Chế biến]- Bánh Cống miền Nam
Có tên gọi khá đặc biệt: bánh Cống - món bánh này là sự kết hợp giữa các mùi vị của thịt, hành lá, tôm cùng với vị béo đậu xanh và mềm xốp của phần vỏ có đậu nành nên vô cùng hấp dẫn.
Nguyên liệu:
100gr đậu xanh nguyên hạt
200gr bột gạo
200gr thịt heo bằm có lẫn mỡ
25gr đậu nành
200gr tôm
250ml nước
5 cọng hành lá
Hành tím
1/2 muỗng cà phê muối
1 muỗng cà phê đường
Dầu ăn.
Cách làm:
Đậu nành ngâm qua đêm, rửa sạch rồi vớt ra để ráo nước.
Cho đậu nành vào máy xay sinh tố, thêm 50ml nước rồi xay nhuyễn.
Đậu xanh cũng ngâm qua đêm, rửa sạch rồi vớt ra đem hấp chín.
Đậu bạn chỉ hấp cho vừa chín tới, bở như hình là được, không hấp quá lâu đậu nát.
Hành tím và hành lá thái nhỏ.
Làm nóng ít dầu ăn trong chảo rồi cho hành tím vào phi thơm, sau đó thêm thịt heo bầm vào xào cùng với 1 thìa cà phê hạt nêm.
Dùng một tô to bỏ toàn bộ bột gạo, bột đậu nành với lượng nước còn lại và muối vào, khuấy cho hỗn hợp tan đều, hỗn hợp bột sẽ sền sệt, đặc hơn bột bánh xèo một chút.
Chuẩn bị chảo loại sâu lòng hoặc nồi chiên, dầu ăn cho vào chảo phải đủ ngập muôi chiên bánh. Chờ cho dầu sôi, nhúng muôi vào cho nóng thì lấy ra .
Hình bên là loại muôi chuyên để làm bánh này - thường được gọi là cái cống - có bán ở những nơi bán dụng cụ làm bánh, nếu không có dụng cụ này bạn có thể dùng cái muôi múc canh (miền Nam gọi là vá múc canh) cũng được.
Sau đó thêm một ít đậu xanh vào.
Tiếp theo cho thịt bằm vào và thêm một ít đậu phủ lên trên thịt.
Chế tiếp hỗn hợp bột vào cho đầy muôi. Bạn có thể gõ nhẹ đáy muôi xuống tấm thớt hay nơi nào đó cứng để bột có thể chảy sâu xuống, kết chặt với các hỗn hợp phía dưới.
Lựa 1 con tôm, để nhẹ nhàng lên trên.
Nhúng từ từ cái muôi vào chảo dầu đang sôi với lửa nhỏ.
Chờ khi bánh chín thì dùng 1 đầu nhọn con dao lấy bánh ra khỏi muôi, vẫn để bánh trong dầu sôi cho tới khi bánh vàng đều thì vớt ra. Bánh này chiên thì hơi tốn dầu vì dầu phải ngập muôi, và dầu sau khi chiên sẽ đen, không dùng lại được.
Khi nhắc đến những đặc sản Miền nam thì có rất nhiều món ăn đặc trưng và phổ biến. Một trong những món ăn không thể không nhắc đến đó là món bánh Cống vùng đồng bằng Sông Cửu Long - một món ăn dân dã nhưng không kém phần đặc biệt.
Món bánh này ăn với nước mắm chua ngọt và các loại rau sống như cải bẹ xanh, xà lách, diếp cá rất hợp. Khi ăn lúc bánh nóng vừa chiên xong giòn thơm kết hợp giữa các mùi vị của thịt, hành lá, tôm cùng với vị béo đậu xanh và mềm xốp của phần vỏ có đậu nành thì không ai không muốn thử một lần!
Theo BĐVN
Ngọt Thơm Bánh Pía Sóc Trăng Ẩm thực Sóc Trăng rất đa dạng phong phú với các đặc sản lạp xưởng, nhãn Vĩnh Châu, bánh cống, bánh pía... Những ai đã từng một lần nếm bánh pía đều khẳng định món này quá ngon và là thứ quà vặt không thể bỏ qua khi mang về biếu người thân. Theo lời kể của người địa phương từ thế kỷ...