NHNN muốn lùi việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
Cơ quan quản lý tiền tệ đề xuất 2 phương án lùi quy định siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm 6 hoặc 12 tháng so với quy định trước đó tại Thông tư 22.
Thông tin trên là đề xuất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019.
Dự thảo thông tư mới chủ yếu tập trung vào việc xem xét lùi thời hạn áp dụng quy định siết tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng trong hệ thống để ứng phó với dịch Covid-19.
Theo cơ quan quản lý tiền tệ, hiện tại, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh từ bên ngoài.
Nửa đầu năm nay, kinh tế xã hội trong nước diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của nền kinh tế.
Dịch bệnh cơ bản đã được khống chế từ đầu tháng 5 nhưng vẫn còn phức tạp trên thế giới, làm cho các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động trực tiếp.
Nhiều doanh nghiệp trong nước gặp cảnh thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Trong khi đó, áp lực kiểm soát lạm phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Video đang HOT
Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất lùi thời gian áp dụng quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng thêm tối đa 1 năm. Ảnh: Hoàng Hà.
Để giảm chi phí vốn và triển khai lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn. Do vậy, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn từ 40% về 37% kể từ ngày 1/10 theo lộ trình tại Thông tư 22 có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn.
Do đó, NHNN đề xuất lùi lộ trình đối với tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch.
Bên cạnh đó, do áp lực của dịch Covid-19, lượng tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng dự kiến sẽ còn giảm.
Vì vậy, để đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất, duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định cho khách hàng, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cho rằng, có thể xem xét lùi lộ trình theo 2 phương án.
Một là, lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ này thêm 6 tháng. Trong đó, từ ngày 1/1/2020 đến hết 31/3/2021 sẽ duy trì ở mức 40%; từ 1/4/2021 đến 31/3/2022 giảm về 37%; từ 1/4/2022 đến hết 31/3/2023 giảm thêm về 34%; và áp dụng tỷ lệ 30% từ 1/4/2023.
Với phương án thứ 2, cơ quan quản lý đề xuất lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ này thêm 1 năm. Theo đó, tỷ lệ 40% sẽ được duy trì từ 1/1/2020 đến 30/9/2021; sau đó giảm về 37% từ ngày 1/10/2021 đến 30/9/2022; từ 1/10/2022 đến 30/9/2023 áp dụng tỷ lệ 34%; và giảm về mức 30% từ 1/10/2023.
Một lần nữa, tỷ lệ và giới hạn an toàn hoạt động ngân hàng lại "lên bàn cân"?
Những lần sửa đổi, bổ sung gần đây thường theo hướng siết chặt dần.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc NHNN.
Những quy định liên đến nội dung này từng có nhiều lần sửa đổi, bổ sung những năm gần đây theo hướng siết chặt dần.
Đến giữa tháng 11/2019, NHNN đã đặt một lộ trình cụ thể để từng bước siết lại tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, nhằm tăng cường an toàn hệ thống và cụ thể về an toàn thanh khoản, thông qua việc ban hành Thông tư 22.
Thông tư này quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn: 01/01/2020 - 30/9/2020 là 40%; 01/10/2020 - 30/9/2021 là 37%; 01/10/2021 - 30/9/2022 là 34%; từ 01/10/2022 là 30%.
Cũng theo thông tư trên, tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi là 85% đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Cùng đó, Nhà điều hành đã quyết định áp hệ số rủi ro đối với các khoản vay phục vụ kinh doanh bất động sản ở mức 200%.
Ngoài ra, các khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu mua nhà cũng bị áp hệ số rủi ro từ 50% - 150%, theo hướng "siết" đối với những món vay lớn.
Trong đó, các khoản phải đòi được đảm bảo toàn bộ bằng nhà ở (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai), quyền sử dụng đất, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất của bên vay sẽ có hệ số rủi ro 50% khi đáp ứng một trong các điều kiện sau.
Thứ nhất là khoản vay cá nhân để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ;
Thứ hai, các khoản cho vay cá nhân để khách hàng mua nhà ở mà số tiền cho vay/mức cho vay dưới 1,5 tỷ đồng.
Đối với các khoản phải cho vay đối với cá nhân phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đến hết ngày 31/12/2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ ngày 1/1/2021.
Và nay, một lần nữa NHNN lại có kế hoạch sửa đổi, bổ sung.
Dù vậy, hiện vẫn chưa rõ các điểm dự kiến sửa đổi, bổ sung, do Nhà điều hành chưa công bố dự thảo cụ thể.
Lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung dài hạn Đây là đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ảnh minh họa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đến nay, tình hình dịch...