NHNN “bác” đề nghị gia hạn gói 30.000 tỷ đồng
Theo nội dung trả lời những kiến nghị của Hiệp hội BĐS TP.HCM ( HoREA), NHNN đã chính thức nói “không” với các đề xuất liên quan tới nới tín dụng cho thị trường BĐS cũng như nối dài vốn vay ưu đãi thuộc gói 30.000 tỷ đồng.
NHNN nói “không” với các đề xuất nối dài vốn vay ưu đãi nhà giá rẻ
Nhà giá rẻ khắc khoải vốn ưu đãi
Với quan điểm “Nhà nước chưa có cơ chế tiếp nối để hỗ trợ tín dụng cho đối tượng chính sách để mua NƠXH; cho người thu nhập thấp đô thị để mua nhà ở thương mại giá rẻ; và cần giải quyết “điểm nghẽn” tín dụng cho thị trường BĐS”, HoREA từng kiến nghị NHNN cho phép các trường hợp nhận nhà từ 1.1.2017 trở đi được tiếp tục giải ngân đến hết hợp đồng. NHNN phúc đáp “đối với các khoản giải ngân sau ngày 31.12.2016 sẽ được giải ngân từ nguồn vốn của NHTM và áp dụng lãi suất theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng”. Việc này, theo cách lý giải của NHNN, là dựa trên một loạt các chỉ đạo điều hành như: công văn 3954/NHNN-TD ngày 30.5.2016 của NHNN đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép gia hạn giải ngân tái cấp vốn chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng đối với các hợp đồng tín dụng đã ký trước 31.3.2016 của khách hàng liên quan tối đa đến 31.12.2016.
Về “cơ chế tiếp nối để hỗ trợ tín dụng cho đối tượng chính sách để mua NƠXH” được HoREA khuyến nghị, NHNN nhắc lại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20.10.2015 về phát triển và quản lý NƠXH như một quyết sách xuyên suốt. Căn cứ chỉ đạo tại Nghị định này, NHNN đã ban hành các văn bản hướng dẫn về cho vay vốn ưu đãi đối với NƠXH. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã ban hành các văn bản về quy định, quy trình nghiệp vụ, lãi suất cho vay… khi vay vốn NƠXH theo Nghị định 100/2015.
Đáng chú ý, HoREA đã đề nghị NHNN có cơ chế để tính lãi suất cho vay hàng năm trong thời hạn khoảng 15-20 năm cho người mua căn nhà đầu tiên thuộc loại căn hộ vừa túi tiền. Trong văn bản hồi đáp, NHNN cho biết: đối với các khoản vay thuộc các Chương trình cho vay ưu đãi lãi suất về nhà ở theo chỉ đạo của Chính phủ (chương trình tín dụng 30.000 tỷ đồng, cho vay NƠXH theo Nghị định 100/2015…), lãi suất cho vay được thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN. Đối với các khoản vay theo cơ chế thương mại thông thường, các tổ chức tín dụng thực hiện trên cơ sở thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn. Tạm hiểu, đề xuất của HoREA vẫn chỉ dừng ở…đề xuất – đồng nghĩa, chưa có cơ chế tính lãi suất hàng năm trong khoảng 15-20 năm cho người mua căn nhà đầu tiên thuộc dòng sản phẩm phù hợp túi tiền.
Video đang HOT
Địa ốc vẫn chờ dòng vốn dài hạn
Theo quan điểm (mang tính kiến nghị) của HoREA, thị trường BĐS hoạt động trung hạn và dài hạn, nhưng Nhà nước chưa có cơ chế tạo lập nguồn vốn tín dụng trung hạn, dài hạn để cung cấp cho thị trường BĐS.
Về điều này, NHNN trước hết nhắc lại Thông báo số 389/TB-VPCP ngày 6.12.2016 giao Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, hình thành một số định chế tài chính như Quỹ Tiết kiệm, Quỹ đầu tư BĐS, Quỹ tín thác BĐS… để huy động các nguồn lực cho thị trường BĐS, nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, NHNN đã có cơ chế tạo nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho thị trường nói chung và thị trường BĐS nói riêng thông qua việc cho phép các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn theo quy định (Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27.5.2016 và Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20.11.2014).
Chốt lại, NHNN khẳng định “nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng chủ yếu là từ huy động tiền gửi của nhân dân do đó phải được phân bổ, sử dụng an toàn, hiệu quả kinh tế nhất và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội đối với các lĩnh vực ưu tiên theo chính sách tín dụng”. Theo đó, tính tới thời điểm đầu 2017, địa ốc khó lòng kỳ vọng một “phép màu” về dòng tín dụng trung, dài hạn mang tính nội lực.
Một ý kiến khác – mang tính đột phá, của HoREA là “đề nghị cho phép thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại các ngân hàng ở nước ngoài; nhưng khi xảy ra tranh chấp thì phải được xử lý theo pháp luật của nước ta”. HoREA đánh giá việc Luật Đất đai không cho phép thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại các ngân hàng ở nước ngoài đến nay đã không còn phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta. Từ đây, “làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực tài chính từ các tổ chức tài chính quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, do chưa có căn cứ pháp lý để được thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại các ngân hàng ở nước ngoài, để làm tăng thêm lòng tin và bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư”.
NHNN cho biết hiện Bộ TN&MT đang xây dựng “Đề án thí điểm việc thế chấp tài sản gắn liền với đất tại các ngân hàng ở nước ngoài”. NHNN đã có Công văn 10059/NHN-PC ngày 30/12/2016 góp ý về dự thảo gửi Bộ TN&MT. Về vấn đề này, NHNN đề nghị HoREA liên hệ Bộ TN&MT để được giải đáp.
Theo Danviet
Căn hộ 1 tỷ thời điểm cuối năm liệu còn sức hút?
Khảo sát thị trường bất động sản cuối năm 2016, phân khúc căn hộ cao cấp đang trên đà chững lại, phân khúc nhà giá rẻ và trung bình ngày càng "nóng lên" với sự góp mặt của hàng loạt nguồn cung mới.
Ưu thế của phân khúc căn hộ 1 tỷ
Theo nhận định từ các chuyên gia bất động sản, việc đầu tư căn hộ ở thời điểm hiện tại hầu như không có lời, thậm chí, một số căn hộ còn nhanh chóng xuống cấp sau một thời gian ngắn bàn giao, rớt giá ngay khi nhận nhà. Tuy nhiên, giới trong ngành vẫn khẳng định: Nếu biết quan sát và phân tích kỹ sản phẩm thì việc đầu tư căn hộ hoàn toàn mang lại lợi nhuận cao.
Theo xu hướng ngày càng nâng cao mức sống, khách hàng đặc biệt quan tâm đến những khu đô thị hiện đại, tiện nghi và có cảnh quan xanh nhưng giá cả phải phù hợp với thu nhập. Nếu nắm bắt được tâm lý này thì đầu tư căn hộ vẫn cho mức sinh lời đáng mơ ước.
Theo số liệu của CBRE, quý I/2016 có 4.318 căn hộ được mở bán, trong đó phân khúc cao cấp chiếm 48%, phân khúc trung cấp chiếm 36%. Phân khúc nhà giá rẻ chỉ còn chưa đến 20%.
Khảo sát thị trường bất động sản cuối năm 2016, phân khúc căn hộ cao cấp đang trên đà chững lại, phân khúc nhà giá rẻ và trung bình ngày càng "nóng lên" với sự góp mặt của hàng loạt nguồn cung mới như: dự án The Golden An Khánh, Tứ Hiệp Plaza, The Two Residence... với mức giá dao động 15-18 triệu đồng một m2.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia cũng như người mua nhà, căn hộ có tầm tiền khoảng 1 tỷ là phân khúc được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Phân khúc này phu hơp vơi phần lớn khach hang la cac cặp vợ chồng tre lam việc ơ thanh phô va co nhu câu tim mua căn hộ phù hợp với mức thu nhập. Cac dư an loai nay cung thu hut khach hang ơ goc đô chât lương đi kem gia ca. Nêu như cac dư an có mức gia qua thâp thi chi sau vai năm chất lượng cac công trinh nay sẽ nhanh chóng xuống cấp, thê nhưng ngươc lai cac căn hô cao câp, gia lai vươt qua kha năng thanh toan, khach hang kho co thê chi tra đươc.
Điểm mặt những dự án có sức hút lớn thời điểm cuối năm 2016
Dự án Ecopark tung đợt căn hộ diện tích 70m2 giá chỉ từ 1 tỷ đồng được khách hàng nhiệt liệt chào đón vì họ nhận thấy giá trị sống đích thực nơi đây. Hoặc dự án FLC Star Tower tại 418 Quang Trung, Hà Đông giá từ 18 triệu/m2 cũng được nhiều khách hàng quan tâm.
Tai phia tây Ha Nôi, thi trương mua bán căn hộ chung cư vơi hang hoat cac dư an ven đô trôi dây hut khach hang râm rô như: Thăng Long Victory, Gemek Premium... Trong đó, nổi bật là dự án The Golden An Khánh của Chủ đầu tư Sông Đà Hoàng Long có tiềm năng đầu tư sinh lời với cảnh quan xanh, hạ tầng đồng bộ hiện đại, tiện ích ngoại khu phong phú, tiện ích nội khu đẳng cấp 5 sao (bể bơi thông minh, vườn treo hiện đại, trung tâm thương mại sầm uất...)
Khách hàng đặc biệt quan tâm đến khu đô thị hiện đại, tiện nghi và có cảnh quan xanh nhưng giá cả phù hợp.
Cùng quan điểm đánh giá cao về sức hút của căn hộ 1 tỷ, ông Bùi Quang Trung - Giám đốc Sàn giao dịch BĐS Triệu Phú cho rằng: "Quý cuối năm thường là thời điểm đón sóng lớn nhất vì nhiều khách hàng lo giá nhà bị đẩy lên cao nên đã mua sớm. Để đón dòng tiền cuối năm nên một số chủ đầu tư đã khởi động trước một bước, tung những sản phẩm tốt ra thị trường sớm hơn dự kiến và tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, tặng quà nhằm tăng hiệu quả thành công trong giao dịch, tạo điều kiện tốt cho những khách hàng biết nắm bắt cơ hội".
Liên Hương
Theo Dantri
Tại sao lại muốn huy động vàng? Tại sự kiện công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2 năm 2016 do Viện Kinh tế chính sách (trường Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức chiều nay 14.7, nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ quan điểm không ủng hộ chủ trương huy động vàng bằng lãi suất. TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc Viện Nghiên cứu...