Nhìn vào Jack Ma, startup Trung Quốc không dám lên sàn
Những gì diễn ra với Ant Group và Jack Ma khiến nhiều startup của Trung Quốc e ngại việc “lên sàn”.
Ngày càng nhiều startup Trung Quốc cân nhắc hủy niêm yết trên các sàn chứng khoán tại Thượng Hải. Theo Reuters , đây là ảnh hưởng từ việc Trung Quốc siết chặt các quy định sau vụ việc của Ant Group.
Đã có hơn 100 công ty tự nguyện rút hồ sơ niêm yết trên sàn STAR của Thượng Hải và ChiNext của Thâm Quyến, kể từ khi vụ IPO lịch sử của Ant Group bị hoãn vào tháng 11/2020.
Việc IPO đang bị siết chặt bằng các quy định có thể khiến quá trình kéo dài, thậm chí là những khoản phạt lớn. Reuters nhận định trào lưu này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến tham vọng phát triển các sàn giao dịch nội địa để đối đầu với các thành phố new New York.
Vụ IPO bị trì hoãn của Ant Group đang khiến quy định niêm yết bị siết chặt.
Sàn STAR ra đời 2 năm trước, với quy trình đăng ký và thủ tục theo phong cách Mỹ. Sàn giao dịch này hướng tới những startup công nghệ với mục tiêu gọi vốn ngay trong Trung Quốc, thay vì phải đăng ký IPO tại nước ngoài. Theo số liệu của Refinitiv, STAR đã trở thành sàn giao dịch lớn thứ tư thế giới về vốn năm 2020.
Tuy nhiên, sự việc của Ant Group vào cuối năm 2020 cho thấy rủi ro của các công ty công nghệ. Vụ IPO kỷ lục được giới chức Trung Quốc đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro, cần phải thẩm định lại.
Những quy định mới sẽ khiến các công ty bảo lãnh phát hành cổ phiếu phải cẩn trọng hơn. Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc vào tháng 3 đã yêu cầu các công ty bảo lãnh cần thẩm định dự án IPO kỹ hơn, hoặc đối mặt với rủi ro bị phạt nặng.
“Đang có bong bóng công nghệ tại Trung Quốc, và họ cần dọn nó đi”, Yiming Feng, nhà đầu tư tại Atom Venture Capital nhận xét.
DaoCloud, công ty điện toán đám mây có trụ sở tại Thượng Hải, dự định IPO trên sàn STAR trong năm nay. Tuy nhiên, do lo ngại về việc trì hoãn, công ty này đang hướng tới sàn giao dịch Hong Kong.
“Những công ty muốn IPO giờ đây gặp nhiều trở ngại với hệ thống quy định. Do vậy, chúng tôi cần có kế hoạch B”, Roby Chen, nhà sáng lập DaoCloud chia sẻ.
Video đang HOT
Sàn giao dịch chứng khoán STAR tại Thượng Hải được thành lập năm 2019, trở thành nơi nhiều startup Trung Quốc chọn để niêm yết.
Trong khi đó, nhiều startup công nghệ lại tìm đến nguồn vốn tư nhân. Abraham Zhang, Chủ tịch công ty đầu tư mạo hiểm China Europe Capital cho biết ông đã tiếp nhiều startup có giá trị tới 1 tỷ USD để bàn về việc đầu tư.
Các startup chưa có lãi là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Ngoài việc hồ sơ bị xét kỹ hơn, nhà sáng lập hoặc các lãnh đạo startup có thể phải trình ra tài khoản ngân hàng cá nhân và giải thích các khoản chi tiêu lớn.
“Các startup hiện nay sẽ khó IPO hơn nếu không thể chứng minh được tiềm năng tăng trưởng ổn định và bền vững”, Ming Liao, nhà sáng lập quỹ Prospect Avenue Capital cho biết.
Những quy định mới khiến thời gian chờ duyệt IPO tăng từ 6 lên 12 tháng, và hiện có 100 công ty chờ đợi được niêm yết trên STAR. Một số chuyên gia nhận định điều này đang khiến các công ty ngại IPO hơn.
“Như vậy là làm hỏng cả mục đích của việc thay đổi quy định, trong đó thị trường cần có sức mạnh để đánh giá các công ty”, lãnh đạo tại một ngân hàng đầu tư cho biết.
Cuộc "thanh trừng" các ông lớn công nghệ Trung Quốc
Bắc Kinh sẽ có những biện pháp mạnh tay nhằm kiềm chế những ông lớn có dữ liệu và sức mạnh thị trường.
Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin, đầu tuần này, trong cuộc họp với Ủy ban điều phối và cố vấn tài chính cấp cao, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ra lệnh cho các cơ quan quản lý tăng cường giám sát các công ty internet, xóa bỏ thế độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng và ngăn chặn việc đầu tư ồ ạt. CCTV cũng đưa tin, các công ty Internet cần tăng cường bảo mật dữ liệu và các hoạt động tài chính cần phải được giám sát theo quy định.
Những biện pháp mạnh tay
Theo Bloomberg, những khẳng định mạnh mẽ từ nhà lãnh đạo cao nhất cho thấy, Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một chiến dịch nhằm kiếm chế ảnh hưởng của những tập đoàn tư nhất lớn nhất và quyền lực nhất. Trong số này phải kể đến Alibaba Group Holding Ltd. của Jack Ma và công ty con Ant Group.
Ant Group, "con cưng" của Jack Ma đang nằm trong tầm ngắm của giới chức Trung Quốc
Thuật ngữ "các công ty nền tảng" được giới chức Trung Quốc đề cập có thể áp dụng cho rất nhiều gã khổng lồ di động và Internet đang cung cấp dịch vụ cho hàng trăm triệu người ở đất nước tỷ dân. Từ gã khổng lồ về đặt xe Didi Chuxing đến đại gia trong lĩnh vực giao đồ Meituan hay cái tên hàng đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử như JD.com Inc, Pinduoduo Inc. đều được gọi là các công ty nền tảng.
Một số công ty nền tảng đang phát triển theo những cách không được tiêu chuẩn hóa và điều này gây ra rủi ro. Cần phải đẩy nhanh việc hoàn thiện luật để điều chỉnh kinh tế nền tảng, nhằm kịp thời lấp đầy những lỗ hổng và kẽ hở
CCTV trích dẫn từ cuộc họp
Trước đó, tờ Bloomberg cũng đưa tin cơ quan giám sát của Chính phủ đang để ý đến đế chế tài chính trị giá hơn 100 tỷ USD của Tencent sau khi đình chỉ vụ IPO đình đám và yêu cầu Ant Group - công ty "con cưng" của Jack Ma phải cải tổ.
Giống như trường hợp của Ant, nhiều khả năng Tencent sẽ phải chấp hành yêu cầu về thành lập một công ty tài chính để quản lý hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán. Đây sẽ là hai tiền lệ để ép các công ty fintech khác tuân thủ những quy định chặt chẽ hơn.
Tờ Bloomberg đánh giá, một động thái như thế sẽ đánh dấu một bước mới trong chiến dịch nhằm kiềm chế ảnh hưởng của những ông trùm công nghệ sau những biện pháp mạnh tay với Ant Group vào năm ngoái.
Sau Alibaba, Tencent có thể sẽ là ông lớn công nghệ tiếp theo phải chấp hành những chính sách quản lý chặt chẽ hơn từ giới chức Trung Quốc
Tencent đã mất hơn 65 tỷ USD giá trị sau khi thông tin cuộc họp xuất hiện mặc dù cổ phiếu của công ty đã hồi phục nhẹ vào phiên giao dịch ngày thứ 3.
Các ông lớn nền tảng đang chiếm lĩnh thị trường
Siêu ứng dụng WeChat của Tencent hiện nay cung cấp gần như mọi thứ mà người dùng cần từ trò chuyện đến đặt xe, thanh toán. Nhiều công ty đã lên tiếng Tencent cạnh tranh không lành mạnh trong đó nổi bật là ByteDance.
Đầu năm năm nay, ByteDance đã kiện gã khổng lồ có trụ sở tại Thâm Quyến vì chặn quyền truy cập nội dung từ nền tảng Douyin - ứng dụng song sinh của Tik Tok ở Trung Quốc. Tencent sau đó lên tiếng gọi những lời buộc tội này là vô căn cứ và ác ý.
Giới chức Trung Quốc dường như đang lo ngại việc những nền tảng của các ông lớn công nghệ đang chiếm lĩnh tại hàng loạt thị trường
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, bộ ba Alibaba, JD.com và Pinduoduo đang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc.
Công ty nghiên cứu eMarketer ước tính, doanh số bán hàng trực tuyến ở đất nước tỷ dân sẽ vượt qua 50% tổng doanh số bán lẻ của cả nước trong năm nay. Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới chứng kiến sự vượt trội của kinh doanh trực tuyến.
Ảnh hưởng của những ông lớn thương mại điện tử đã thu hút sự chú ý của cơ quan giám sát chống động quyền. Các quy định chống độc quyền mới được nhằm vào những thỏa thuận độc quyền bắt buộc, bán phá giá hay các thuật toán ưu tiên cho khách mới hơn là khách hàng cũ.
Một loạt những cái tên mới nổi trong những năm gần đây có thể sẽ phải chịu sự giám sát của các cơ quan lý. Tiêu biểu như trang tổng hợp tin tức Toutiao và Tik Tok phiên bản Trung Quốc - Douyin của ByteDance; nền tảng thống trị mảng giao đồ ăn Meituan cùng đối thủ Ele.me của Alibaba; ông lớn Didi Chuxing ở mảng đặt xe sau khi thâu tóm hoạt động kinh doanh của Uber Trung Quốc.
Ông lớn trong mảng đặt xe Didi được cho là cũng sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của cơ quan quản lý
"Sẽ không phải là điều tốt nếu bạn thống trị thị trường ngay bây giờ, đặc biệt là ở mảng fintech và các lĩnh vực thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày như thương mại điện tử, mua hàng theo nhóm. Sự thống trị trên thị trường hiện nay có mặt trái trong khi nó hấp dẫn các nhà đầu tư trong quá khứ", Ke Yan, chuyên gia phân tích DZT Research, Singapore cho hay.
Ông Tập Cận Bình trong cuộc họp hôm 2 nhấn mạnh, sự phát triển của nền kinh tế nền tàng của Trung Quốc đang ở giai đoạn quan trọng.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định thêm, cần tập trung vào dài hạn, xử lý những điểm yếu, qua đó tạo ra môi trường đổi mới để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và bên vững của nền kinh tế nền tảng.
Bài phát biểu hôm thứ Hai là lần đầu tiên ông Tập đề cập cụ thể đến nền kinh tế nền tảng, mặc dù trước đó ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xóa bỏ độc quyền.
Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm điều chỉnh những gã khổng lồ Internet trong nước diễn ra đồng thời với sự giám sát toàn cầu với ngành công nghiệp này ngày càng tăng. Chính phủ các nước từ Mỹ, Australia đến Liên minh châu Âu đã liên tục đưa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn sự độc quyền của những ông lớn công nghệ như Facebook, Twitter, hay Google.
Tencent trở thành mục tiêu thứ 2 sau Alibaba, vốn hóa thị trường ngay lập tức bốc hơi 62 tỷ USD Sau Ant Group của Alibaba, do tỷ phú Jack Ma sáng lập, Trung Quốc tiếp tục nhắm vào Tencent, nhằm chống lại sự bành trướng không kiểm soát của các gã khổng lồ công nghệ. Theo báo cáo của Bloomberg, giá cổ phiếu của Tencent đã sụt giảm ngày thứ hai liên tiếp, khiến cho gã khổng lồ internet của Trung Quốc đánh...