‘Nhìn lịch học online của trẻ lớp 1 Hà Nội, là giáo viên tôi còn phát hoảng’
Online là hình thức học tốt nhất trong bối cảnh dịch hiện nay, nhưng nhìn lịch học của học sinh Hà Nội 2 tuần nay, là giáo viên dạy bậc tiểu học tôi cũng phát hoảng.
Nếu 2 bậc trung học chỉ tổ chức thời khóa biểu học 1 buổi thì bậc tiểu học nhiều địa phương vẫn yêu cầu học sinh phải học cả ngày. Học online một buổi với trẻ nhỏ đã khó thì học cả ngày càng áp lực, mệt mỏi gấp nhiều lần. Chưa kể những gia đình không đủ thiết bị cho các em học.
Những gia đình đáp ứng đầy đủ điều kiện để con học online cũng không thể chịu nỗi với cường độ học tập như thế. Bởi trẻ nhỏ học online buộc người lớn phải ngồi cạnh, vừa hướng dẫn con thao tác, vừa nhắc nhở con chú ý đến bài giảng, giao lưu tương tác với thầy cô, bạn bè và quán xuyến luôn việc con học. Thực tế nhiều em khi học sẽ ngồi chơi hoặc làm việc riêng.
Trẻ lớp 1 và 2 khó mà ngồi yên trước màn hình thời gian dài, khó có thể tập trung cao độ để theo dõi hướng dẫn của cô, theo dõi câu trả lời của bạn. Bản thân các con cũng chưa biết thao tác máy, chưa biết cách tương tác cùng cô trong học tập, nên ngồi lâu trước màn hình sẽ chóng chán.
Không phải ngẫu nhiên mà chương trình quy định mỗi tiết học của học sinh lớp 1 với thời lượng 35 phút, nhưng phải cho các em nghỉ giải lao giữa tiết khoảng 5 phút. Trẻ nhỏ không thể ngồi học một chỗ thụ động mà phải được vận động, được giải trí ngay trong mỗi tiết học. Đó là tính vừa sức đối với học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học. Bởi, không đảm bảo được điều này sẽ đi ngược lại với mục tiêu giáo dục.
Vậy nên nhìn lịch học online của học sinh Hà Nội 2 tuần nay, là giáo viên dạy bậc tiểu học bản thân tôi cũng thấy phát hoảng.
Trẻ học online một buổi đã khó, nhiều trường học lại buộc trẻ lớp một học cả ngày. Với học sinh trung học, thậm chí với cả người lớn mà buộc học online cả ngày chắc chắn không thoải mái tý nào. Chị Trần Thanh Thảo (Thanh Trì, Hà Nội) nói dù sang tuần thứ 2 học trực tuyến nhưng vẫn chưa thể cho con làm quen với lịch học. Thời khoá biểu các môn quá dài, mỗi ngày từ 5 đến 6 tiết, mỗi tiết 40 phút, lịch học thay đổi theo tuần nhưng vẫn phải học cả ngày.
Trẻ học online. (Ảnh minh họa: TTVH)
Video đang HOT
Con chị học online 9 môn, trong đó gồm tiếng Anh giao tiếp. Các con học từ thứ 2 đến thứ 6, sáng thứ 7 sẽ làm bài kiểm tra nhanh để xem mức độ tiếp thu kiến thức. Mỗi ngày con bắt đầu tiết học lúc 8h và kết thúc lúc 10h55, buổi chiều từ 14h đến 15h45. Trong mỗi buổi học con sẽ được nghỉ giải lao, sinh hoạt bằng các trò chơi cùng với giáo viên để củng cố kiến thức trong 40 phút.
Lớp 1 nên học online Toán và tiếng Việt
Ai cũng biết, việc tổ chức dạy và học online chỉ là tình thế bắt buộc trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến như hiện nay. Hình thức này không mang lại nhiều hiệu quả đặc biệt với học sinh lớp 1 như việc dạy và học trực tiếp.
Trẻ lớp 1 mới 6 tuổi, các em vừa rời trường mầm non mà nơi ấy suốt ngày chỉ học múa hát, nhảy nhót và vui chơi. Nay, mới chập chững bước vào lớp 1 mà phải ngồi trước màn hình (đôi khi chỉ có chiếc điện thoại bé tý, hình ảnh mờ nhòe) suốt cả một ngày để học đủ các môn thật sự là quá sức đối với các em.
Học quá nhiều trong điều kiện như thế, phần được (tiếp thu kiến thức) chưa biết thế nào nhưng tác hại đến với các em quả không hề nhỏ. Nào là suy giảm thị lực khi phải căng mắt ngồi trước màn hình cả ngày, ảnh hưởng đến thính giác đôi khi phải nghe nhiều âm thanh lớn, vì con trẻ chưa biết cách đóng, mở micro, ảnh hưởng đến tinh thần học vì căng thẳng, áp lực quá sẽ làm cho trẻ sợ học và không muốn học nữa.
Đó là chưa nói đến việc, muốn con học được, ba mẹ phải dẹp bỏ công việc để ngồi cạnh con suốt ngày. Rồi gặp gia đình chỉ một cái điện thoại hay một máy tính mà có tới 2 đến 3 con đều phải học online suốt ngày. Học kiểu này, công sức của nhiều người bỏ ra nhưng chắc chắn sẽ ít thu được kết quả như mong muốn.
Trẻ lớp 1 học online cả ngày chắc chắn là phải học tất cả các môn. Những môn như Nghệ thuật, Thủ công, Thể dục…có nhất định phải học online không? Trong tình hình này, nhất thiết buộc các em học giống y chang chương trình dạy trực tiếp ở trường? Là người giáo viên, chúng tôi khẳng định rằng điều này hoàn toàn không cần thiết.
Cách tốt nhất lúc này là dạy cho các em 2 môn Toán và tiếng Việt (với học sinh lớp 1 và 2). Môn tiếng Việt (chủ yếu là học vần) chiếm thời lượng nhiều hơn. Bởi, mục tiêu quan trọng nhất của học sinh lớp 1 cần đạt là phải đọc thông, viết thạo. Khi các em đạt kỹ năng này, sẽ giúp cho việc học các môn học khác dễ dàng và hiệu quả hơn.
Những môn học còn lại phụ huynh sẽ hỗ trợ và khi tựu trường chính thức sẽ dạy bổ sung.
Mỗi buổi học, thời gian học của học sinh lớp 1 tối đa chỉ nên dạy nhiều nhất từ 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng tương đương với 3,5 tiết học ở trường. Mỗi tuần sẽ có 4 buổi dạy tiếng Việt và chỉ cần một buổi dạy Toán là đủ. Riêng với khối 3, 4 và 5 nên chia 2 buổi học Toán và 3 buổi tiếng Việt vì môn Toán của các em đã khó hơn nhiều.
Bên cạnh đó, giáo viên sẽ nhờ phụ huynh hỗ trợ thêm những nội dung thực hành và thầy cô giáo sẽ kiểm tra vào các buổi học tiếp theo. Với những môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật), Thủ công, Thể dục phụ huynh có thể hỗ trợ cho học sinh ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Khi học sinh đến trường trở lại, những môn học chưa học online sẽ được phân dạy dạy bổ sung thêm vào các buổi chiều.
Như thế, học sinh vừa không chán học vì áp lực mà vẫn nắm được kiến thức, phụ huynh cũng không phải bỏ công ăn việc làm nguyên ngày để kèm học cho con.
Học sinh lớp 4 bị điện giật chết thương tâm: Đừng bỏ mặc trẻ học online
Sáng nay (10/9), trong khi học trực tuyến, một học sinh lớp 4 ở phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị điện giật tử vong.
Sự việc đau lòng một lần nữa cảnh báo các bậc phụ huynh quan tâm đến con, không phó mặc con khi học trực tuyến, mặc con tự kết nối các thiết bị Internet, kết nối nguồn điện khi máy tính, điện thoại hết pin.
Hiện trường vụ việc thương tâm
Chia sẻ về sự việc này, cô Lê Thị Loan - Học viện Quản lý Giáo dục bày tỏ quan điểm rằng: Khi con ở bậc tiểu học học online, bắt buộc phải có bố mẹ đồng hành.
"Việc học online trong thời điểm dịch bệnh là giải pháp tình thế, không thể dừng. Thế nhưng cũng cần bố mẹ đồng hành trong quá trình con học là vì con sẽ còn nhiều bỡ ngỡ liên quan đến kỹ thuật, tương tác với giáo viên, công nghệ và vì lí do an toàn của các con.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, ngoài việc bố mẹ quan sát, hỗ trợ con học thì việc giáo dục kỹ năng sinh tồn cho trẻ cũng phải thực hiện sớm từ bậc mầm non. Các thiết bị điện trong nhà là cần thiết, nhưng nếu trẻ không biết thì chính các vật dụng trong nhà cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến tai nạn cho trẻ.
Hiện nay, chương trình giáo dục từ bậc mầm non cũng đã có phần giúp trẻ nhận diện nguy cơ không an toàn với ổ điện, phích nước... Ở nhà, bố mẹ cũng cần giúp con nhận diện tình huống thực tế, dạy con những đồ vật nguy hiểm không được sờ vào; nếu thấy bất thường phải tránh xa, báo cho bố mẹ biết.
Với bậc tiểu học, chương trình đạo đức cũng đã có nhắc đến các nguyên tắc an toàn với thiết bị điện, xử lý thế nào từ điện giật. Vấn đề là ở nhà bố mẹ có tạo điều kiện biến những kiến thức từ trên lớp thành những tình huống để con nhận diện an toàn và nguy cơ mất an toàn hay không.
Sau sự việc này, thiết nghĩ, ngoài giáo dục kỹ năng sinh tồn ở nhà trường, phụ huynh cũng cần cùng trẻ ứng dụng với các tình huống thực tế để bài học mang hơi thở cuộc sống và có tính thực tiễn, tránh những trường hợp đáng tiếc", cô Loan nói.
Sáng nay, khi đang học trực tuyến, một học sinh lớp 4 ở phường Hạ Đình (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị điện giật tử vong. Nạn nhân là cháu Hoàng Hải D., sinh năm 2011, địa chỉ tại ngõ 275 Nguyễn Trãi. Cháu D. hiện là học sinh Trường tiểu học Thái Thịnh (quận Đống Đa).
Theo báo cáo của phường Hạ Đình, cháu D. ở nhà cùng em gái, bố vừa đi ra ngoài có việc riêng. Trong khi học, cháu dùng kéo (không có cán nhựa) chọc vào ổ cắm điện và bị điện giật tử vong.
Theo báo Dân trí, đại diện Ban Giám hiệu Trường tiểu học Thái Thịnh cho hay, thông thường lớp trưởng và cô giáo chủ nhiệm sẽ điểm danh vào đầu giờ học trực tuyến; tuy nhiên trong buổi học sáng nay, do mạng lỗi nên nhiều học sinh không truy cập được, dẫn đến việc điểm danh gặp khó khăn. Đến khoảng 11h trưa, cô giáo chủ nhiêm của cháu D. mới biết đến vụ việc.
Phụ huynh lo lắng vì con ngồi nhiều giờ trước máy tính khi học trực tuyến Dù học trực tuyến không còn xa lạ nhưng nếu ở năm trước, học trực tuyến là giải pháp tạm thời thì năm nay, hình thức học này được xác định là "lâu dài, ổn định". Mới vào năm học được 5 ngày, nhiều phụ huynh đã tỏ ra lo lắng khi thấy con ngồi nhiều giờ trước màn hình. Và họ mong...