Nhìn lại quá trình TP Hồ Chí Minh thực hiện NQ 86 – Bài 1: Dốc sức cho ‘trận đánh’ cuối
Trung ương và cả hệ thống chính trị, người dân TP Hồ Chí Minh tập trung dồn lực, dốc sức cho “trận đánh cuối cùng” nhằm kiểm soát được dịch COVID-19.
Kể từ đợt bùng phát lần thứ 4 của dịch COVID-19 (ngày 27/4), TP Hồ Chí Minh đã trải qua hơn 100 ngày giãn cách xã hội ở nhiều cấp độ khác nhau, trong đó có 3 lần thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg (Chỉ thị 16) của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 6/8 Chính phủ ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP (Nghị quyết 86) về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19, trong đó đặt ra mốc thời gian tới ngày 15/9, TP Hồ Chí Minh kiểm soát được dịch COVID-19.
Đây là thời điểm TP Hồ Chí Minh tập trung cao độ và quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 với nhiều biện pháp mạnh chưa có tiền lệ, tăng cường nhiều giải pháp để thực hiện nghiêm giãn cách xã hội với tinh thần “ai ở đâu, ở yên đó”. Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 với chủng Delta rất nguy hiểm, khó lường, số ca mắc tại Thành phố còn ở mức cao, chưa đạt được theo các tiêu chí của Bộ Y tế. Do đó, TP Hồ Chí Minh đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin kéo dài thực hiện giãn cách đến hết tháng 9/2021 để kiểm soát dịch cũng như chuẩn bị kỹ các kế hoạch, chiến lược khôi phục kinh tế sau ngày 15/9. Nhân dịp này, TTXVN thực hiện chùm 4 bài viết nhìn lại quá trình TP Hồ Chí Minh thực hiện Nghị quyết 86 của Chính phủ.
Trên đường Nguyễn Thái Học (Quận 1) vẫn có xe lưu thông nhưng cũng thưa vắng. Ảnh: Nhóm PV TP Hồ Chí Minh/Báo Tin tức
Bài 1: Dốc sức cho “trận đánh” cuối
Để ứng phó ngay từ đầu với đợt bùng phát lần thứ 4 của đại dịch COVID-19, từ ngày 31/5, toàn TP Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, riêng địa bàn quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, Quận 12 thực hiện Chỉ thị 16. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh không hề suy giảm mà còn lây lan chóng mặt, Thành phố lập tức “kích hoạt” việc thực hiện Chỉ thị 16 trên toàn địa bàn. Ngày 6/8, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 86 trong đó đặt ra mục tiêu trước ngày 15/9, một số tỉnh thành phía Nam trong đó có TP Hồ Chí Minh phải kiểm soát được dịch bệnh. Trung ương và cả hệ thống chính trị, người dân TP Hồ Chí Minh tập trung dồn lực, dốc sức cho “trận đánh cuối cùng” nhằm kiểm soát được dịch COVID-19.
Thực hiện nghiêm giãn cách
Thực hiện Nghị quyết 86, ngày 15/8, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh ban hành công văn về tiếp tục áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 kể từ 0 giờ ngày 16/8 đến ngày 15/9 theo nguyên tắc “ai ở đâu, ở yên đó”. Thành phố tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân từ 0 giờ đến 18 giờ hàng ngày, bổ sung thêm các nhóm đối tượng được hoạt động trong đó có lực lượng shipper, các cơ sở kinh doanh tiếp tục tạm ngừng hoạt động.
Mục tiêu của Thành phố là tập trung xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả để thu hẹp “vùng đỏ”, “vùng cam”, mở rộng “vùng xanh”, phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh đối với huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Quận 5, Quận 7 và Quận 11; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine; thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc, điều trị F0 tại nhà và cơ sở điều trị; xây dựng 1 triệu gói cứu tế, thực hiện túi an sinh đủ về lượng, đủ về chất, phù hợp từng đối tượng.
Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn căng thẳng tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Ngày 23/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 1102/CĐ-TTg trong đó đối với địa phương thực hiện tăng cường giãn cách xã hội như TP Hồ Chí Minh, ngoài thực hiện nghiêm các quy định của Chỉ thị số 16, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, “ai ở đâu, ở yên đó”, cách ly người với người, nhà với nhà, xã phường với xã phường… ; phải bảo đảm các yêu cầu y tế, lương thực, thực phẩm, dịch vụ thiết yếu, trật tự an toàn xã hội cho nhân dân ngay tại xã, phường, thị trấn.
Video đang HOT
Sau hơn 5 ngày thực hiện giãn cách, trước những bất cập trong việc kiểm soát lưu thông, ngày 21/8, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành công văn quy định 17 nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian giãn cách xã hội kể từ 0 giờ ngày 23/8 đến ngày 6/9 (sau đó bổ sung thời gian lưu thông đối với một số nhóm đối tượng). Thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi 17 nhóm đối tượng được phép lưu thông được cấp giấy đi đường.
Đáng chú ý, ngày 22/8, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Mục tiêu giai đoạn này của Thành phố là thần tốc xét nghiệm diện rộng để phát hiện sớm nhất các trường hợp F0; đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, thành lập 400 Trạm Y tế lưu động; bổ sung gói hỗ trợ an sinh số 2, chuẩn bị 2 triệu túi an sinh đảm bảo nguyên tắc không bỏ sót những trường hợp khó khăn.
Những ai không có giấy tờ hợp lệ sẽ được yêu cầu quay đầu trở về nhà. Ảnh: Nhóm PV TP Hồ Chí Minh/Báo Tin tức
Về quan điểm chống dịch, Thành phố xác định, “mỗi phường, xã, thị trấn, mỗi cơ quan nhà nước, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài chống dịch, người dân là chiến sĩ”, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, “ai ở đâu, ở yên đó”; thành lập Tổ công tác đặc biệt tại các phường, xã, thị trấn để thực hiện công tác kiểm tra, nhắc nhở, tuyên tuyền, vận động người dân thực hiện giãn cách xã hội; thực hiện mô hình “đi chợ thay” và các gói an sinh xã hội.
Từ 0 giờ ngày 23/8, Thành phố chính thức bước vào 14 ngày giãn cách xã hội tiếp theo có tính chất, biện pháp nghiêm ngặt hơn, quyết liệt hơn với mục tiêu cao nhất là đẩy mạnh tiêm vaccine, hạn chế tối đa các ca tử vong. Thành phố thực hiện nghiêm “nhà cách ly nhà; tổ dân phố – tổ nhân dân cách ly tổ dân phố – tổ nhân dân; khu phố – ấp cách ly khu phố – ấp; phường, xã, thị trấn cách ly phường, xã, thị trấn”; tổ chức tiêm vaccine ở “vùng đỏ” và “vùng cam”, đội tiêm vaccine di động đến tận nhà dân để tiêm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn thực hiện việc bố trí để người dân đi chợ 1 lần/tuần đối với “vùng xanh”. Đây cũng là giai đoạn được xác định tạo bước chuyển mạnh mẽ công tác phòng, chống dịch nhằm đạt được mục tiêu mà Nghị quyết 86 của Chính phủ đã đề ra.
Trên 60% địa bàn dân cư trở thành “vùng xanh”
Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 86 của Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên cho biết: Thành phố đã tổ chức thực hiện một cách triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt và có hiệu quả các giải pháp đã được đề ra; đồng thời huy động lực lượng triển khai xét nghiệm thần tốc trên diện rộng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Cụ thể, Thành phố tổ chức xét nghiệm hơn 7,4 triệu mẫu, phát hiện hơn 189.000 ca mắc; tổ chức thu dung, phân loại, phát thuốc điều trị ngày càng kịp thời tại cộng đồng; tập trung chuyển trọng tâm điều trị xuống cơ sở, thành lập 512 trạm y tế lưu động. Thành phố bổ sung, tăng cường phương tiện, máy thở oxy, túi thuốc điều trị, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu điều trị tại cộng đồng; hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ y tế. Về tiêm vaccine phòng COVID-19, đến nay Thành phố đã tiêm hơn 6,5 triệu mũi 1, đạt trên 90% và hơn 1,4 triệu mũi 2, đạt trên 20% đối với người từ 18 tuổi trở lên.
Tổ y tế lưu động Phường 3, Quận 4 lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại Chung cư B3. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN
Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên phân tích: tuần đầu tiên Thành phố khởi động nhanh “vượt chướng ngại vật” đã có những kết quả ban đầu. Đến tuần thứ hai là tuần thần tốc, Thành phố vừa phải tăng tốc vừa phải ứng phó với những phát sinh mới trong giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch. Giai đoạn từ ngày 7/9 đến nay, Thành phố ghi nhận những kết quả ngày càng sáng sủa hơn hai tuần trước như giảm con số lây nhiễm qua các đợt xét nghiệm thần tốc ở “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”, “vùng xanh”, giảm ca bệnh nặng và số ca tử vong. Đến nay, 3 quận, huyện đã cơ bản đạt tiêu chí kiểm soát dịch bệnh theo tiêu chí của Bộ Y tế gồm huyện Cần Giờ, huyện Củ Chi, Quận 7. Nhiều quận, huyện đang tiến tới đạt 1/2 tiêu chí kiểm soát dịch bệnh; trên 60% địa bàn dân cư, tổ dân phố trở thành “vùng xanh”. Một số quận, huyện đang tiếp tục phấn đấu quyết liệt để đạt được những tiêu chí đã đề ra.
Ghi nhận công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh Nguyễn Trường Sơn chia sẻ: công tác phòng, chống dịch của thành phố đã đạt được một số kết quả bước đầu và đang có những sự thay đổi tích cực theo hướng kiểm soát được bệnh dịch.
Theo Bộ Y tế, tính đến sáng 15/9, TP Hồ Chí Minh có có 310.307 ca mắc COVID-19. Số bệnh nhân xuất viện tính đến ngày 15/9 là 155.994 người. Đáng chú ý, số ca tử vong đã giảm rõ rệt, từ 340 ca trong ngày 22/8, xuống 253 trong ngày 6/9 và 200 ca trong ngày 11/9, còn 199 ca trong ngày 14/9.
Trong khi đó, theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, trong suốt thời gian thực hiện tăng cường giãn cách xã hội (từ ngày 23/8 đến nay), lượng phương tiện lưu thông tại Thành phố giảm khoảng 85% so với thời điểm trước ngày 22/8. Các khu dân cư đã được siết chặt hơn, người dân cơ bản đã chấp hành theo yêu cầu giãn cách của Thành phố. Tính đến nay, nhân lực tham gia phòng, chống dịch tại Thành phố có trên 177.300 người, trong đó Thành phố đã tiếp nhận trên 24.000 người từ các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành khác tăng cường, hỗ trợ.
Nhân viên y tế trạm y tế lưu động phường 8, quận 11 chuyển thuốc cấp phát cho F0 điều trị tại nhà. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN
Thành phố đã cử 312 tổ công tác với trên 1.300 cán bộ, công chức, viên chức xuống tăng cường, hỗ trợ thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tham gia phòng, chống dịch, trong đó lực lượng chủ yếu là lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành Thành phố. Thành phố đã chuyển hướng tập trung hơn cho công tác điều trị ở tuyến cơ sở, xây dựng và ban hành “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người mắc COVID-19″; tăng cường công tác tư vấn, theo dõi người mắc COVID-19 tại nhà từ xa qua các Tổng đài 1022, các Tổ Y tế lưu động của các trường y khoa. Thành phố đã thành lập 471 Trạm Y tế lưu động (vượt chỉ tiêu đề ra); tiếp tục phát huy hiệu quả ứng dụng quản lý thông tin giường bệnh và oxy cho bệnh nhân COVID-19 để kịp thời điều chuyển, không để ùn ứ, nâng cao năng lực điều trị giữa các tầng.
Về công tác chăm lo an sinh xã hội, Thành phố đã chi gần 6.500 tỷ đồng cho người dân từ nguồn ngân sách và tiền xã hội hóa (đợt 1, đợt 2), cùng với hơn 1,8 triệu túi an sinh và gạo. Trung tâm An sinh TP Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình SOS hỗ trợ trên 10.500 phần quà cho các trường hợp cứu trợ khẩn cấp; vận động hơn 85.000 chủ nhà trọ miễn, giảm giá thuê cho 670.000 phòng trọ với số tiền trên 329 tỉ đồng. Dự kiến, mức hỗ trợ gói thứ 3 trong thời gian tới khoảng 10.000 tỷ đồng. Quan điểm của Thành phố là không để bất kỳ người nào không nhận được sự hỗ trợ dẫn đến thiếu đói.
TPHCM chính thức tiếp tục 2 tuần giãn cách xã hội từ 0h ngày 16/9
Công bố những thay đổi biện pháp phòng, chống Covid-19 trên địa bàn kể từ 0h ngày 16/9, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình thông tin thêm về phương án cấp giấy đi đường, thí điểm "thẻ xanh Covid"...
Tối 15/9, lãnh đạo UBND TPHCM sẽ chủ trì buổi họp báo nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong ngày cuối cùng, thành phố cần phấn đấu kiểm soát dịch Covid-19 theo yêu cầu của Nghị quyết 86.
Theo chương trình dự kiến, tại buổi họp báo, lãnh đạo TPHCM sẽ công bố những thay đổi về biện pháp, phương án giãn cách xã hội áp dụng trên toàn địa bàn kể từ 0h ngày 16/9.
Với việc cơ bản đạt mục tiêu kiểm soát được dịch Covid-19 theo tiêu chí của Bộ Y tế, Quận 7, huyện Cần Giờ và Củ Chi được lựa chọn là những khu vực để TPHCM thí điểm từng bước mở lại các dịch vụ. Việc mở cửa trở lại ở các địa phương này dựa trên thử nghiệm áp dụng "thẻ xanh Covid" của thành phố.
Lãnh đạo TPHCM sẽ công bố những thay đổi về biện pháp, phương án giãn cách xã hội áp dụng trên toàn địa bàn kể từ 0h ngày 16/9 (Ảnh: Hữu Khoa).
Với những kịch bản, kế hoạch chi tiết, Quận 7, huyện Củ Chi và Cần Giờ sẽ là tiền đề, thử nghiệm quan trọng của TPHCM trong việc phân tích, xem xét những bước mở cửa lại các hoạt động đã đủ an toàn hay chưa.
Chia sẻ với báo giới ngày 13/9, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết trong nửa cuối tháng 9, toàn địa bàn tiếp tục tập trung các hoạt động giúp cải thiện tình hình dịch bệnh trên địa bàn, củng cố sự bền vững của những kết quả đã đạt được suốt thời gian qua.
Trong đó, thành phố sẽ tập trung tối đa cho công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19. Cụ thể, ngành y thành phố tiếp tục phấn đấu để việc bao phủ 100% vắc xin Covid-19 cho toàn bộ người dân được diễn ra sớm nhất, toàn bộ người đủ điều kiện tiêm mũi 2 sẽ được tiêm chủng đúng thời gian quy định.
"Thành phố xác định, tiêm vắc xin Covid-19 là điều kiện để địa phương mở lại các hoạt động, bình thường hóa các lĩnh vực kinh tế - xã hội", ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.
TPHCM sẽ tập trung cho công tác tiêm chủng trong nửa cuối tháng 9.
Ngoài ra, thành phố sẽ tiếp tục củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống y tế, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở. Phần việc này không chỉ giúp địa bàn sớm vượt qua dịch bệnh Covid-19, mà còn giúp thành phố chuẩn bị trước cho thời điểm mở cửa trở lại các hoạt động, chống chịu với các đợt tái bùng phát dịch có thể diễn ra.
Tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM diễn ra chiều 15/9, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, cho biết Thủ tướng đã thống nhất với việc tiếp tục giãn cách xã hội tại thành phố thêm 2 tuần.
Thủ tướng cũng thống nhất, các địa phương kiểm soát được dịch bệnh có thể từng bước nới lỏng. Tuy nhiên, việc nới lỏng cần thực hiện theo nguyên tắc "an toàn là trên hết", những nơi chưa đạt các tiêu chí đề ra cần tiếp tục phấn đấu.
Các địa phương đủ điều kiện để nới lỏng sẽ chủ động thực hiện theo thẩm quyền. Cấp quận, huyện, thành phố Thủ Đức là nơi ra quyết định nới lỏng giãn cách.
Sau 31/12, dịch vụ nhạy cảm ở Bình Dương có thể hoạt động lại Sau ngày 31/12, nếu Bình Dương kiểm soát được dịch Covid-19, không còn "vùng đỏ", "vùng vàng", các dịch vụ nhạy cảm như massage, karaoke, quán bar, vũ trường có thể hoạt động trở lại. Trường hợp Bình Dương kiểm soát dịch bệnh thành công, các dịch vụ kinh doanh dịch vụ nhạy cảm có thể hoạt động trở lại sau ngày 31/12....