Nhìn lại nửa thế kỷ quan hệ Mỹ – Cuba kỳ cuối: Bình thường hóa quan hệ là đòi hỏi tất yếu
Chủ trương bình thường hóa đã được thông qua nhưng vẫn còn rất nhiều rào cản để Mỹ và Cuba bình thường hóa hoàn toàn quan hệ.
Mặc dù công dân Mỹ Alan Gross, một vướng mắc lớn trong quan hệ song phương, đã được Cuba trao trả sau khi hai bên nhất trí sẽ bình thường hóa quan hệ, nhưng Cuba vẫn bị Mỹ liệt vào danh sách các nước tài trợ cho khủng bố.
Chủ tịch Cuba Raul Castro.
Cuba có tên trong danh sách này lần đầu tiên vào năm 1982 sau khi bị Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc huấn luyện cho các phiến quân tại khu vực Trung Mỹ.
Tuy nhiên, báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 2012 cho thấy không có bằng chứng về việc Cuba huấn luyện hay cung cấp vũ khí cho các nhóm khủng bố. Do vậy, có những lời chỉ trích rằng việc Mỹ tiếp tục để Cuba nằm trong danh sách trên là mang động cơ chính trị và không dựa trên những quan ngại an ninh chính đáng.
Mỹ luôn công khai chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Cuba và những người đề nghị áp đặt lệnh cấm vận luôn nói rằng Cuba đã không đáp ứng được các tiêu chuẩn đặc biệt theo luật pháp Mỹ để được gỡ bỏ cấm vận.
Trong khi đó, những người phản đối lệnh cấm vận cho rằng biện pháp này gây tổn hại cho người dân Cuba. Họ cũng lập luận rằng lý do nhân quyền là không chính đáng bởi Mỹ vẫn có quan hệ ngoại giao và kinh tế với các nước khác, như Trung Quốc và Saudi Arabia, những quốc gia thường xuyên bị Bộ Ngoại giao Mỹ lên án về vấn đề nhân quyền.
Một rào cản khác đến từ cộng đồng người gốc Cuba tại Mỹ ở Nam Florida, nơi có ảnh hưởng rất lớn tới chính sách của Mỹ với Cuba. Cả phe Dân chủ và Cộng hòa đều muốn lấy lòng khối cử tri lớn tại Florida, một bang luôn dao động trong các cuộc bầu cử tổng thống.
Viết trên tạp chí Chính sách đối ngoại, nhà báo Arturo Lopez-Levy từng nhận định cộng đồng người Cuba tại Miami là “một trụ cột ủng hộ cho đảng Cộng hòa trong các cuộc bầu cử tổng thống từ năm 1980″. Ông lưu ý rằng cộng đồng này, chiếm khoảng 5% dân số Florida, đã có một số nhà lập pháp góp mặt trong Quốc hội Mỹ.
Tuy vậy, nhà báo Lopez-Levy cũng nhận định những quan điểm cứng rắn của các chính trị gia này không còn phù hợp với quan điểm của phần lớn người Mỹ gốc Cuba. Trong chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2012, ông Obama đã giành được 50% phiếu bầu từ cộng đồng người Cuba tại Mỹ.
Video đang HOT
Việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước là một xu thế tất yếu. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đa số người dân Mỹ mong muốn tái lập quan hệ bình thường với Cuba.
Tổng kết từ một số cuộc thăm dò dư luận mới đây đều chỉ ra 50-60% người Mỹ, trong đó có người Mỹ gốc Cuba, ủng hộ nối lại quan hệ ngoại giao với Mỹ, chấm dứt lệnh cấm đi lại, gỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế.
Ở mức độ toàn cầu, hầu hết 193 quốc gia trong Liên hợp quốc (LHQ) đều ủng hộ chủ trương bình thường hóa quan hệ Mỹ – Cuba, trong đó có cả các nước Phương Tây. Hồi cuối năm 2013, Đại hội đồng LHQ đã thông qua một nghị quyết lên án lệnh cấm vận của Mỹ với 188 nước bỏ phiếu thuận, chỉ có 2 nước là Mỹ và Israel phản đối.
Cuối năm 2013, Chủ tịch Raul Castro kêu gọi tiến hành “các mối quan hệ được dân sự hóa” với Mỹ và nhấn mạnh rằng hai bên đã có thể đàm phán về các vấn đề cùng quan tâm trong các cuộc hội đàm về nhập cư.
Tuy vậy, ông bác bỏ ý nghĩ thay đổi chế độ chính trị tại Cuba, ông tuyên bố: “Chúng tôi không yêu cầu Mỹ thay đổi hệ thống chính trị, xã hội của họ và cũng không chấp nhận thảo luận về hệ thống của chúng tôi”.
Lên nắm quyền hồi năm 2008, Chủ tịch Raul Castro đã tiến hành một số cải cách chủ chốt: phi tập trung hóa lĩnh vực nông nghiệp bằng việc cho cá nhân và hợp tác xã thuê canh tác nông trại nhà nước; giảm bớt các hạn chế cho doanh nghiệp nhỏ và cấp phép cho các công việc thuộc lĩnh vực dịch vụ; tự do hóa thị trường bất động sản, cho phép người dân mua và bán đất tư; bãi bỏ một số quy định giới hạn công dân xuất cảnh; cho phép nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có đầu DVD, lò vi sóng, điện thoại di động và dịch vụ Internet. Nhờ những cải cách này, khu vực kinh tế tư nhân của Cuba đã phát triển nhanh chóng và năm 2014 đã thu hút tới 20% lực lượng lao động của cả nước.
Các nhà phân tích cho rằng Mỹ cần nắm bắt các cải cách này như một cơ hội để thúc đẩy quan hệ với Cuba, phục vụ lợi ích không chỉ của người dân Cuba mà chính là lợi ích của người dân và doanh nghiệp Mỹ.
Theo Thái Nguyễn
Báo tin tức
Nicaragua khởi công kênh đào 50 tỷ USD nối hai đại dương
Nicaragua ngày 22/12 đã chính thức khởi công kênh đào nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương với kinh phí đầu tư 50 tỷ USD, một dự án hạ tầng được Trung Quốc hậu thuẫn nhằm cạnh tranh với kênh đào Panama và vực dậy nền kinh tế của quốc gia nghèo thứ 2 châu Mỹ.
Ông trùm viễn thông Trung Quốc Wang Jing (trái) trong lễ khởi công dự án kênh đào.
Lễ khởi công hôm qua phần lớn mang tính tượng trưng, vì việc thi công một tuyến đường nhằm tạo thuận lợi cho các loại máy móc cần thiết để xây dựng kênh đào đã bắt đầu từ trước đó.
Ông trùm viễn thông Trung Quốc đứng sau kênh đào, ông Wang Jing, đã phát biểu khởi công dự án tại một buổi lễ diễn ra ở thành phố Rivas, miền nam Nicaragua. Buổi lễ đã được tiến hành sớm vài giờ so với kế hoạch sau khi các nhà hoạt động kêu gọi các cuộc biểu tình phản đối xây dựng kênh đào.
"Hôm nay, chúng ta bắt đầu khởi công kênh đào Nicaragua với sự ủng hộ của chính phủ, sự thấu hiểu và hỗ trợ mạnh mẽ của người dân Nicaragua", ông Wang nói tại lễ khởi công.
Người dân tham gia một cuộc biểu tình phản đối xây dựng kênh đào ngày 22/12.
Chính phủ Nicaragua cho hay kênh đào sẽ dài 278 km, dự kiến đi vào hoạt động vào khoảng năm 2020, sẽ giúp nâng tăng trưởng kinh tế thường niên của nước này lên trên 10%.
Dự án kênh đào xuyên Nicaragua dự tính có kinh phí đầu tư lên tới 50 tỷ USD. Các nguồn tin trước đó nói rằng kinh phí xây dựng là 40 tỷ USD.
Tuy nhiên, dự án cũng vấp phải sự phản đối mạnh của người dân tại Nicaragua. Hàng trăm người biểu tình đã chặn một tuyến đường dẫn tới Rivas, thủ phủ vùng Managua, bất chấp việc lãnh đạo địa phương Octavio Ortega kêu gọi lực lượng an ninh trong khu vực can thiệp.
Kênh đào sẽ cho phép Trung Quốc có một chỗ đứng quan trọng tại Trung Mỹ, một khu vực vốn là sân bay của Mỹ, quốc gia đã xây dựng kênh đào Panama một thế kỷ trước.
Các nông dân hô các khẩu hiệu phản đối kênh đào xuyên Nicaragua.
Việc xây dựng kênh đạo mới sẽ do tập đoàn HKND Group có trụ sở tại Hồng Kông đảm nhận. Wang Jing, người đứng đầu tập đoàn, vốn có quan hệ tốt với giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc.
Hơn một năm kể từ lần đầu tiên được công bố, dự án kênh đào xuyên Nicaragua đã đối mặt với nhiều hoài nghi. Các câu hỏi vẫn chưa được giải đáp về việc ai cung cấp tài chính cho dự án, công trình sẽ ảnh hưởng như thế nào tới Hồ Nicaragua và bao nhiêu đất cần được thu hồi để phục vụ dự án.
Trước đó, phát ngôn viên tổng thống Nicaraguan Paul Oquist cho hay nghiên cứu khả khi bao gồm một báo cáo mà các chuyên gia nói rằng sẽ phân định lợi ích trong việc cung cấp tài chính cho dự án, đã bị trì hoãn do những thay đổi liên quan tới đường đi của kênh đào và dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 4 tới.
Ông Oquist cho hay kinh phí chính sẽ tới từ các nguồn tiền công và tư của Trung Quốc, nhưng không đưa ra con số cụ thể.
Nhưng ông Oquist nói thêm rằng Nicaragua đang tìm kiếm các nguồn vốn quốc tế và bác bỏ ý kiến cho rằng Trung Quốc sẽ cung cấp toàn bộ kinh phí cho dự án.
Mô phỏng đường đi của kênh đào xuyên Nicaragua.
Kênh đào Nicaragua dài gấp 3 lần kênh đào Panama. Mỹ đã mất một thập niên để xây dựng kênh đào Panama tại khu vực hẹp nhất của eo đất Trung Mỹ và hoàn thành nó vào năm 1914.
An Bình
Theo DantriAFP
Trung Quốc giận dữ vì Mỹ bán tàu chiến cho Đài Loan Bộ ngoại giao và Bộ quốc phòng Trung Quốc ngày 19/12 đã có phản ứng trước việc Tổng thống Mỹ ký quyết định bán 4 tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Perry cho Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương. Tại buổi họp báo thường kỳ ngày 19/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc...