Nhìn lại những ngày đầu phát minh máy tính cầm tay
Nếu bạn từng dùng chiếc máy tính cầm tay, bạn có thể cảm ơn ông Jerry Merryman vì đã giúp cho con đường học toán của mình dễ dàng hơn.
Ông Jerry Merryman (phải) và ông Jack Kilby trong ảnh chụp tại Bảo tàng Máy tính Mỹ năm 1997
Merryman, người cùng với hai người khác phát minh ra chiếc máy tính nhỏ bé thay đổi tin học mãi mãi, vừa qua đời ở tuổi 86. Vợ ông Merryman là bà Phyllis cho biết trong tuần này rằng ông Merryman qua đời hôm 27.2. Ông nhập viện từ cuối tháng 12.2018 sau khi vấp phải biến chứng hậu phẫu. Hãng tin CNN mới đây có bài viết nhìn lại những ngày đầu của công cụ toán học mà ông Merryman từng giúp phát minh.
Merryman từng là kỹ sư trẻ tại hãng Texas Instruments vào năm 1965, khi ông được đưa vào một nhóm gồm hai kỹ sư đồng nghiệp là Jack Kilby và James Van Tassel. Họ được giao nhiệm vụ chế tạo thiết bị tin học nhỏ có thể vừa trong túi áo sơ mi. Khi đó, Texas Instruments đang tìm kiếm sản phẩm “đinh” để giới thiệu vi mạch của hãng, sản phẩm vừa được ông Kilby phát minh. Kilby giành giải thưởng Nobel cho nỗ lực của ông nhiều thập niên sau này.
Nguyên mẫu chiếc máy tính cầm tay tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Smithsonian
Video đang HOT
Kilby, người đứng đầu đội ngũ kỹ sư nói với hai người còn lại rằng thiết bị mà họ cần sáng tạo nên có kích cỡ ngang một quyển sách. Nó cần phải có nút bấm để nhâp dữ liệu, màn hình kỹ thuật số và chạy bằng pin, theo American Mathematical Monthly.
Ban đầu, cả ba chưa dùng thuật ngữ “máy tính”. Trong khi Van Tassel chủ yếu phát triển bàn phím, ông Kilby nghiên cứu mặt năng lượng còn Merryman thì xử lý phần logic và đầu ra.
Không lâu sau đó, bộ ba sản xuất ra máy tính cầm tay được gọi là CAL-TECH, kích thước khoảng 15 cm, có màn hình giấy thay vì màn hình kỹ thuật số để tiết kiệm điện. Máy tính này nặng gần 1,4 kg chính vì nó làm từ các thỏi nhôm. “Chúng tôi lấy một thỏi nhôm nguyên khối, thêm chiếc máy làm rãnh và làm rỗng nó”, ông Merryman chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn năm 1996. Bằng sáng chế đầu tiên cho chiếc máy tính được nộp năm 1967.
Ông James Van Tassel (trái) và Jerry Merryman, hai người giúp phát minh máy tính cầm tay với nguyên mẫu công cụ tại Viện Smithsonian
Đây là máy tính mini đầu tiên có sức mạnh tính toán tương đương nhiều chiếc máy tính lớn hơn thời bấy giờ. Máy tính lớn khi ấy có kích cỡ ngang máy đánh chữ, đắt tiền và cần được cắm điện. Ngược lại, máy tính nhỏ ngày càng phổ biến và với nhiều người, nó là thiết bị cầm tay đầu tiên họ sở hữu. Nguyên mẫu máy tính cầm tay mà Merryman giúp phát minh cuối cùng được Texas Instruments tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Smithsonian ở Washington.
Merryman xin nghỉ hưu vào năm 1994. Vợ ông kể rằng hãng Texas Instruments gọi cho ông ngay ngày hôm sau và hỏi liệu ông có muốn quay lại làm cố vấn hay không. Ông trả lời có. Bà Phyllis chia sẻ về người giúp phát minh máy tính: “Ông ấy rất giỏi và rất khiêm tốn, luôn nói rằng mình ở trong cái bóng của Jack Kilby. Nhiều người cho hay Jerry thông minh hơn bất cứ ai. Sau khi về hưu, bạn bè vẫn gọi và hỏi ông ấy vì ông ấy là người có tất cả câu trả lời”.
Theo thanh niên
Lần đầu tiên người khiếm thị trên thế giới có sách điện tử
Người khiếm thị yêu thích việc đọc sách giờ đây không còn phải loay hoay với số lượng những bản in khổng lồ nhờ sự xuất hiện của sách điện tử chữ nổi mới.
Chữ nổi có nguồn gốc từ thế kỷ 19, khi nhà phát minh người Pháp Louis Braille tạo ra một hệ thống chữ nổi in và viết với hy vọng giúp đỡ những người khiếm thị.
Tuy nhiên, khi để chữ nổi ở dạng in là sách hoặc truyện thì nó lại khá bất tiện và không có tính di động cao, ví dụ như một bản sao chữ nổi của sách kinh thánh có thể chiếm tới 1,5 mét không gian kệ sách.
Công ty công nghệ chữ nổi Bristol ở Anh đã mong muốn thay đổi điều này với Canute 360, máy đọc sách điện tử chữ nổi nhiều dòng đầu tiên trên thế giới.
Theo đó, máy đọc sách điện tử chữ nổi Canute 360 có thể hiển thị 9 dòng văn bản cùng một lúc, tương đương khoảng một phần ba trang in thông thường.
Máy Canute sẽ chuyển sang một trang mới cứ sau 360 ký tự. Người đọc chỉ mất một chút thời gian để tất cả các dòng ký tự được làm mới, sau đó họ có thể bắt đầu đọc gần như ngay khi nhấn phím chuyển tiếp.
Bất kỳ văn bản nào đã được dịch sang định dạng chữ nổi đều có thể được tải xuống Canute thông qua khe cắm thẻ nhớ. Điều này có nghĩa là Canute có khả năng cung cấp nguồn tài liệu đọc vô tận cho người dùng.
Máy đọc sách điện tử cho người khiếm thị là một sáng tạo mới trong lĩnh vực công nghệ chữ nổi
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mù và khiếm thị có thể đọc được chữ nổi đã giảm do những tiến bộ trong công nghệ mô tả âm thanh. Tuy nhiên, công ty công nghệ chữ nổi Bristol cho biết học đọc có thể tăng tỷ lệ biết chữ ở người khiếm thị.
Nguyên mẫu cuối cùng của máy Canute 360 sẽ được đưa vào sản xuất và có giá bán trên thị trường tương đương một máy tính xách tay cao cấp.
Theo Nghe nhìn vn
12 phát minh công nghệ đến từ tương lai đã xuất hiện Những phát minh mới ra đời ngày càng nhiều và cải thiện đáng kể cuộc sống của chúng ta. Sau đây là 12 vật dụng ấn tượng có thể bạn chưa biết. 1. Cốc làm thay đổi nhiệt độ của đồ uống Ảnh: BrightSide Ember là một chiếc cốc gốm đặc biệt được các blogger nổi tiếng review khá nhiều. Sự khác biệt...