Nhìn lại những dấu ấn công nghệ từ ‘đế chế’ của Jack Ma
Trước khi bị chính phủ Trung Quốc thắt chặt kiểm soát, tập đoàn Alibaba của tỉ phú Jack Ma là một trong những ‘gã khổng lồ’ công nghệ hàng đầu châu Á.
Không tự giới hạn mình trong địa hạt thương mại, tập đoàn Alibaba ra sức đầu tư vào các ngành như điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo
Tương lai của tập đoàn Alibaba hiện nay vẫn là một câu hỏi lớn. Hồi cuối năm 2020, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành điều tra đế chế nghìn tỉ USD của ông Jack Ma vì vi phạm luật chống độc quyền. Đầu năm nay, sau khi Mỹ ban hành lệnh cấm 9 công ty Trung Quốc bao gồm Xiaomi, dư luận đồn đoán Alibaba sẽ là đối tượng tiếp theo có nguy cơ bị đưa vào “danh sách đen”.
Dù vậy, không thể phủ nhận tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc từng đạt được rất nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ. Trong một hội nghị tổ chức ở Hàng Châu (Trung Quốc), đại diện của Alibaba phát biểu: “Chúng tôi đã rất thành công về mặt kinh doanh, khôn ngoan về thương mại, các thành tích đó có xu hướng làm lu mờ những gì chúng tôi đã gặt hái được trên mặt trận công nghệ”. Thật vậy, chỉ tính riêng ở Trung Quốc, Alibaba nằm trong bộ ba “đại gia” công nghệ BAT, viết tắt của Baidu, Alibaba và Tencent.
Công nghệ điện toán đám mây của Alibaba hiện đang đứng thứ 5 trên thế giới
Đối với Alibaba, hoạt động kinh doanh và cách tân công nghệ luôn hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Khởi đầu sự nghiệp dựa trên các nền tảng giao dịch B2B, B2C và C2C, Tập đoàn Alibaba dần lấn sân sang lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và nỗ lực tìm cách ứng dụng công nghệ này vào các hoạt động thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, giải trí và hậu cần (logistics). Dưới sự hỗ trợ của chính quyền Trung Quốc, tập đoàn Alibaba đã rót vốn đầu tư vào các start-up công nghệ cũng như mở phòng nghiên cứu dành cho các lĩnh vực như học máy (machine learning), an ninh mạng, xử lý ngôn ngữ tự nhiên…
Song song đó, thông tin khách hàng được thu thập từ các website mua sắm như Taobao, AliExpress lại giúp Alibaba xây dựng một cơ sở dữ liệu khổng lồ để AI học tập. Gần như mọi hoạt động cơ bản trên các nền tảng thương mại của Alibaba đều có AI tham gia, chẳng hạn AI trên Tmall sẽ đề xuất sản phẩm cho người dùng dựa trên lịch sử tìm kiếm của họ và tự động liên hệ với các nhà bán lẻ để tăng trữ lượng hàng hóa theo nhu cầu. Các chatbot thông minh thì có nhiệm vụ tư vấn, trả lời thắc mắc của khách hàng. Tập đoàn này cũng mạnh tay chi hàng tỉ USD cho hậu cần, cụ thể là xây dựng kho hàng thông minh với đội ngũ robot vận chuyển và drone giao hàng.
Robot vận chuyển trong kho hàng là sản phẩm của công ty Cainiao
Đầu năm 2019, “gã khổng lồ” thương mại điện tử tiếp tục vươn sang lĩnh vực khách sạn bằng cách khai trương khách sạn FlyZoo vận hành hoàn toàn bằng công nghệ. Khách hàng sẽ thanh toán bằng ứng dụng di động do Alibaba cung cấp, dùng công nghệ nhận dạng khuôn mặt do Alibaba phát triển để nhận phòng và được các nhân viên robot do Alibaba chế tạo phục vụ. Trong mỗi phòng lại trang bị trợ lý ảo AliGenie sử dụng kèm loa thông minh Tmall Genie, giúp khách hàng thực hiện các tác vụ như bật tắc đèn, điều chỉnh nhiệt độ, mở TV và cửa sổ bằng giọng nói. Và như thế họ đã hoàn toàn ở trong hệ sinh thái công nghệ của Alibaba.
Video đang HOT
Không dừng lại ở đó, Alibaba hiện sở hữu mạng lưới điện toán đám mây thuộc hàng top thế giới, chỉ sau Amazon, Google, Microsoft và IBM. Năm 2009, công ty con Alibaba Cloud ra mắt nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập tập đoàn mẹ. Alibaba Cloud chuyên cung cấp dịch vụ đám mây cho các doanh nghiệp trực tuyến và trên hệ sinh thái thương mại điện tử của Alibaba. Sau nhiều năm hoạt động, Alibaba Cloud hiện là công ty dịch vụ đám mây lớn nhất tại Trung Quốc với vô số trung tâm dữ liệu rải rác tại 21 vùng miền và tổng số 63 khu vực khả dụng trên toàn cầu.
Một robot phục vụ trong khách sạn FlyZoo
Tầm nhìn lâu dài của Alibaba là phát triển dự án City Brain giúp điều hành cả thành phố bằng AI, góp phần giải quyết các vấn đề như an ninh, giao thông… Khi đó, mọi dữ liệu về thành phố và người dân đều được lưu trữ trên đám mây và được xử lý bằng các thuật toán AI. Trang Technology Review nhận định: “Một khi đã thành thạo trong lĩnh vực AI, Trung Quốc sẽ góp phần xác định cách công nghệ này định hình lại thế giới. Và Alibaba chắc chắn sẽ là một phần quan trọng trong bức tranh lớn”.
Ngày xưa là thần tượng của cả đất nước, vì sao giờ đây Jack Ma bị người Trung Quốc quay lưng?
Người sáng lập Alibaba đã phải trả giá vì đã quay lưng lại với Bắc Kinh và áp lực đối với Jack Ma báo hiệu một sự thay đổi trong cách chính phủ Trung Quốc quản lý Internet.
Ở Trung Quốc, Jack Ma từng đồng nghĩa với thành công.
Một giáo viên tiếng Anh đã trở thành doanh nhân Internet và là người giàu nhất đất nước. Ông thành lập Alibaba, công ty có thể được xem là đối thủ ngang hàng với Amazon. Sau khi Donald J. Trump đắc cử tổng thống năm 2016, người Trung Quốc có tên tuổi đầu tiên mà ông gặp là Jack Ma.
Thành công đó cũng chuyển dời sang cuộc sống cá nhân, khi ông trở thành ngôi sao nhạc rock có biệt danh "Daddy Ma" trong mắt những người hâm mộ trên mạng Internet. Ông đã vào vai một một bậc thầy kung fu trong một bộ phim ngắn năm 2017, quy tụ những ngôi sao điện ảnh hàng đầu Trung Quốc. Ông cũng đã hát với Vương Phi, diva nhạc pop Trung Quốc. Một bức tranh mà ông tạo ra với Zeng Fanzhi, nghệ sĩ hàng đầu của Trung Quốc, đã được bán tại một cuộc đấu giá với giá 5,4 triệu USD. Đối với những người trẻ và đầy tham vọng của Trung Quốc, câu chuyện của "Daddy Ma" là một thứ đáng để mơ ước và mô phỏng.
Jack Ma vào vai bậc thầy võ thuật trong phim ngắn cùng nhiều diễn viên nổi tiếng.
Nhưng gần đây, tình cảm của công chúng với ông đang trở nên tồi tệ hơn và "Daddy Ma" trở thành người đàn ông mà mọi người ở Trung Quốc chuyển từ yêu sang ghét. Ông bị gọi là "kẻ xấu", "gã tư bản độc ác" hay "con ma hút máu". Một nhà văn thậm chí đã liệt kê "10 tội lỗi chết người" của Jack Ma . Thay vì gọi là "bố", một số người đã bắt đầu gọi ông là "con trai" hoặc "cháu trai". Trong những câu chuyện về ông, ngày càng nhiều người để lại những bình luận trích dẫn lời Karl Marx: "Những người lao động trên toàn thế giới, hãy đoàn kết lại!"
Sự mất mát về hình ảnh này xảy ra khi Jack Ma đang phải đối mặt với những rắc rối ngày càng tăng liên quan tới chính phủ Trung Quốc. Các quan chức Trung Quốc hôm thứ Năm (24/12) cho biết họ đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Alibaba, công ty thương mại điện tử quyền lực mà ông đồng sáng lập và vẫn đang nắm quyền lực đáng kể.
Đồng thời, các quan chức chính phủ vẫn đang tiếp tục xoay quanh Ant Group, gã khổng lồ fintech mà Jack Ma thành lập sau khi tách khỏi Alibaba.
Tháng trước, các nhà chức trách đã dập tắt kế hoạch phát hành lần đầu ra công chúng của Ant Group, chưa đầy hai tuần sau khi Jack Ma công khai buộc tội các nhà quản lý tài chính vì luôn bị ám ảnh với việc giảm thiểu rủi ro. Ông thậm chí cáo buộc các ngân hàng của Trung Quốc hành xử như "hiệu cầm đồ" bằng cách chỉ cho những người có tài sản thế chấp vay tiền. Vào thứ Năm, cùng buổi sáng khi cuộc điều tra chống độc quyền của Alibaba được công bố, bốn cơ quan quản lý nói rằng họ sẽ gặp đại diện Ant Group để thảo luận về các biện pháp giám sát mới.
Alibaba và Jack Ma sẽ bị điều tra chống độc quyền.
Nhìn bề ngoài, sự thay đổi hình ảnh trước công chúng của Jack Mã phần lớn bắt nguồn từ việc chính phủ Trung Quốc đang ngày càng muốn kiểm soát đế chế kinh doanh của ông. Nhưng đằng sau, nó cho thấy một xu hướng sâu sắc và đáng lo ngại hơn đối với cả chính phủ Trung Quốc và các doanh nhân, những người đã đưa đất nước thoát khỏi thời kỳ đen tối về kinh tế trong bốn thập kỷ qua.
Ngày càng nhiều người ở Trung Quốc dường như cảm thấy các cơ hội, thứ mà những người như Jack Ma được hưởng, đang biến mất dù đất nước đang trong bối cảnh tăng trưởng hậu COVID-19. Và trong khi Trung Quốc có nhiều tỷ phú hơn Mỹ và Ấn Độ cộng lại, khoảng 600 triệu người dân nước này vẫn chỉ kiếm được 150 USD một tháng hoặc ít hơn. Chưa hết, bất chấp mức tiêu thụ trong 11 tháng đầu năm nay giảm khoảng 5% trên toàn quốc, mức tiêu dùng hàng xa xỉ của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gần 50% trong năm nay so với năm 2019.
Những người trẻ tốt nghiệp đại học, ngay cả những người có bằng cấp từ Mỹ trở về, vẫn phải đối mặt với triển vọng việc làm hạn chế và mức lương thấp. Nhà ở tại những thành phố tốt nhất đã trở nên quá đắt đối với những người mua lần đầu. Những người trẻ tuổi giờ phải vay nợ từ một thế hệ cho vay trực tuyến mới, như Ant Group của Jack Ma, và sẽ ngày càng phải trả nợ nhiều hơn.
Đi cùng với tất cả những thành công về kinh tế của Trung Quốc, sự oán giận kéo dài đối với người giàu, đôi khi được gọi là "tâm lý ghét người giàu", đã nổi lên từ lâu. Và với trường hợp của Jack Ma, nó đã nổi lên với một sự báo thù.
Sự giàu có và thành công của Jack Ma, đang khiến ông đứng đầu ngọn gió dư luận.
Và trong một cuộc họp lãnh đạo thường niên vào tuần trước nhằm đưa ra quyết định cho các chính sách kinh tế của đất nước trong năm tới, chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tăng cường các biện pháp chống độc quyền và ngăn chặn "sự bành trướng của nguồn vốn một cách mất trật tự".
Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, được xem là người coi trọng sự phục vụ và lòng trung thành hơn mọi thứ khác. Ông Tập không giấu giếm hình mẫu về một nhà tư bản lý tưởng của mình phải như thế nào.
Mười ngày sau khi Ant Group IPO ra mắt thất bại, ông đã tham quan một cuộc triển lãm dành cho Zhang Jian, một nhà công nghiệp đã hoạt động hơn một thế kỷ trước. Zhang đã giúp xây dựng quê hương Nam Thông ở tỉnh Giang Tô của mình, cũng như mở hàng trăm trường học. Trong một cuộc họp trước đó vào tháng 7 với các thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, ông Tập cũng lấy Zhang Jian như một hình mẫu và kêu gọi các doanh nhân nên coi lòng yêu nước là phẩm chất hàng đầu của mình. (Mặc dù không nhắc tới việc cố doanh nhân này đã chết trong cảnh nghèo khó vì phá sản)
Thông điệp đã được đưa ra với các doanh nhân dưới thời đại này ở Trung Quốc, đó là nên đặt quốc gia lên trên doanh nghiệp.
Jack Ma cũng có các dự án từ thiện nổi tiếng của riêng mình, như một số sáng kiến trong giáo dục nông thôn và giải thưởng để giúp phát triển tài năng kinh doanh ở châu Phi. Nhưng ở nhiều khía cạnh khác, ông khó có thể so sánh được với Zhang Jian.
Từ lâu, Jack Ma đã có được danh tiếng không nhờ vào các lĩnh vực truyền thống như sản xuất, bất động sản và các ngành công nghiệp khác. Đó là những ngành mà lợi thế có thể đến từ việc vun đắp mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ, tới mức thậm chí có thể phớt lờ các quy tắc môi trường. Ông cũng nổi tiếng với những tuyên bố táo bạo và thách thức chính quyền.
Năm 2003, Jack Ma thành lập Alipay, sau này trở thành một phần của Ant Group. Khi đó, ông tuyên bố với các đồng nghiệp của mình rằng: "Nếu ai đó cần phải vào tù vì Alipay, hãy để người đó là tôi". Về công việc kinh doanh của Ant, ông cũng nhiều lần nói rằng: "Nếu chính phủ cần, tôi có thể giao nó cho chính phủ."
Các nhân sự hàng đầu của Jack Ma đôi khi cũng lặp lại lời nói này. Nhưng vào thời điểm đó, ít người xem xét những tuyên bố này một cách nghiêm túc. Nhưng giờ đây, cơ hội để những tuyên bố táo bạo đó trở thành hiện thực đã tăng cao.
Zhiwu Chen, một nhà kinh tế học nổi tiếng, cho biết: "Với những gì đã xảy ra, Ant sẽ phải chịu sự kiểm soát hoặc thậm chí phần lớn thuộc sở hữu của nhà nước."
Jack Ma phát biểu tại một diễn đàn kinh tế quốc tế năm 2019.
Áp lực đối với Jack Ma báo hiệu một sự thay đổi trong cách chính phủ Trung Quốc quản lý Internet. Tuy bị kiểm duyệt nội dung từ lâu, nhưng theo cách khác, chính quyền đã áp dụng cách tiếp cận tự do. Các quy định đã được thay thế và hầu như không có công ty nhà nước nào tham gia. Nhưng ở hiện tại, ngành công nghiệp Internet của quốc gia Đông Á này không còn nhỏ bé nữa.
Ngày nay, Alibaba và đối thủ không đội trời chung của nó, Tencent, kiểm soát nhiều dữ liệu cá nhân và tham gia mật thiết vào cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc, thậm chí nhiều hơn so với Google, Facebook và các ông lớn công nghệ khác ở Mỹ. Và cũng giống như các đối tác Mỹ, những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đôi khi cũng bắt nạt các đối thủ nhỏ hơn và giết chết sự đổi mới. Và chính phủ ngày càng coi quy mô và ảnh hưởng của các công ty này là một mối đe dọa.
Tuy nhiên, các công ty công nghệ của Trung Quốc không phải là các công ty độc quyền lớn nhất của nước này. Những công ty thuộc sở hữu của nhà nước vẫn đang chi phối ngân hàng và tài chính, viễn thông, điện lực và các ngành kinh doanh thiết yếu khác.
Vẫn còn quá sớm để nói về việc các cơ quan quản lý sẽ đi bao xa trong việc kiểm soát Jack Ma và các tập đoàn Big Tech. Nhưng một số người ủng hộ xu hướng mới cũng lo ngại rằng có thể thị trường sẽ quay trở lại sự khó khăn của những năm 1950, khi giai cấp tư bản bị đàn áp. Đối với những người này, một số ngôn ngữ mà Eric Jing - chủ tịch của Ant Group - sử dụng gần đây, đã gợi lên sự hoài niệm.
Tại một cuộc họp vào ngày 15/12, ông cho biết công ty đang "soi gương, tìm ra những thiếu sót của mình và tiến hành kiểm tra lại bản thân".
Vận đen liên tiếp tìm đến Alibaba: Cổ phiếu lao dốc mạnh chưa từng thấy, 200 tỷ USD vốn hóa bị 'thổi bay' Trong phiên 24/12, cổ phiếu Alibaba niêm yết tại Mỹ ghi nhận mức giảm mạnh nhất từ trước đến nay, khi giới đầu tư lo ngại về cuộc điều cho chống độc quyền của Bắc Kinh nhắm đến tập đoàn này. Ngoài ra, Ant Group - thuộc sở hữu của Alibaba, cũng được triệu tập đến một cuộc họp cấp cao về quy...