Nhìn lại LG G3 để nhớ rằng LG từng là một người tiên phong trên thị trường smartphone
Sau loạt sản phẩm không mấy ấn tượng từ hai dòng flagship G và V, liệu LG có tìm lại được ánh hào quang ngày nào?
Ngày nay, cái tên LG gần như đã trở nên nhạt nhoà trên thị trường smartphone với các sản phẩm không ấn tượng, nhưng LG từng là một trong những hãng có sáng tạo nhất và từng đạt được những dấu ấn trong lòng người dùng. Năm 2013, LG G2 ra mắt với thiết kế viền siêu mỏng tuyệt đẹp đã giúp LG được nhiều người chú ý hơn. Một năm sau, G3 ra mắt và đẩy thiết kế đó lên một tầm cao mới với màn hình lớn và sắc nét hơn.
LG G2
LG G3 chính là chiếc smartphone có màn hình QHD 1440p đầu tiên trên thị trường. HTC Butterfly là smartphone đầu tiên có màn hình Full HD, ra mắt tháng 1/2013. 1,5 năm sau, G3 đã xuất hiện và giành lấy ngôi vị 1440p đầu tiên. Cạnh tranh vị trí này với LG là Find 7 của OPPO, Find 7 được giới thiệu trước nhưng G3 là sản phẩm bán ra thị trường sớm hơn, do đó không sai khi nói rằng G3 là smartphone đầu tiên có màn hình QHD trên thị trường.
LG G3
Màn hình “True HD-IPS” LCD của máy có kích thước 5.5 inch và mật độ điểm ảnh 534ppi, đến ngày nay thì đây vẫn là một con số ấn tượng. Tuy Sony đã chiếm lấy ngôi vị smartphone có màn hình sắc nét nhất kể từ khi ra mắt Xperia Z5 Premium với màn hình 5.5 inch 4K 2160p, nhưng nhìn chung thị trường smartphone 6 năm sau khi G3 ra mắt thì QHD vẫn là độ phân giải chủ yếu trên các flagship Android.
Ngoài việc nâng cấp độ phân giải, G3 sử dụng cùng loại tấm nền như LG G2, vốn được đánh giá là có có góc nhìn và màu sắc tốt.
Video đang HOT
Tuy nhiên, độ phân giải cao đã ảnh hưởng đến thời lượng pin. Dù nâng kích thước màn hình (từ 5.2 inch lên 5.5 inch) và độ phân giải, nhưng LG vẫn giữ dung lượng pin 3000mAh như G2. Dù G2 có thời lượng dùng pin khá tốt ở mức 81h, nhưng G3 chỉ được 69h và sau khi nâng cấp lên Android 5.0 Lollipop thì còn tệ hơn nữa.
LG G3 sử dụng chip Snapdragon 801, một phiên bản nâng cấp nhẹ của Snapdragon 800 dùng trên G2 năm trước. Thành thật mà nói, sức mạnh của G2 có phần đi trước các đối thủ ở thời điểm ra mắt khi chiếc Galaxy S4 chỉ sử dụng chip Snapdragon 600. Galaxy S5 ra mắt cùng năm đã có cùng sức mạng với G3 khi dùng chip S801.
Tuy vậy, chỉ có G3 là được trang bị màn hình 1440p. Đáng tiếc là GPU Adreno 330 không có khả năng chạy các trò chơi ở mức 1440p, khi tốc độ khung hình giảm xuống dưới 30fps. Bản cập nhật Android Lollipop cũng không giúp gì được.
Không chỉ có màn hình, mà ngay cả camera của LG G3 cũng mang đến nhiều sự thú vị. G3 đã giới thiệu tính năng Laser Autofocus đến người dùng. Một “fun fact” là linh kiện này đầu tiên được phát triển dành cho robot hút bụi của LG, để nó có thể đo khoảng cách chính xác.
Camera của G3 có thể lấy nét cực nhanh chỉ trong 276 mili giây. Laser AF không cần ánh sáng xung quanh để hoạt động như lấy nét tự động tương phản và lấy nét tự đồng theo pha. Tuy nhiên, Laser AF có phạm vi hoạt động hạn chế và hữu ích nhất là khi chụp cận cảnh.
Camera 13 MP của LG G3 có chất lượng rất tốt với khả năng mang đế hình ảnh chi tiết, có HDR, có chống rung OIS. Đây cũng là một trong những smartphone đầu tiên có khả năng quay phim 2160p.
Bên dưới camera là cụm phím nguồn và nút volume. Đây là thiết kế thừa hưởng từ G2, mà theo LG là để người dùng có thể sử dụng một cách tự nhiên hơn và tạo ra sự khác biệt với cách bố trí ở phần cạnh như nhiều sản phẩm khác. Tính năng chạm 2 lần vào màn hình để mở máy cũng rất tiện, nhất là khi G3 có nút nguồn ở mặt sau, nơi bạn thường để lên mặt bàn.
LG G3 có lớp ngoài bằng chất liệu mà LG gọi là “metallic skin”, tuy nhiên đó không phải kim loại mà chỉ là nhựa polycarbonate được sơn giả kim loại. Điều này từng gây ra nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng LG đã quảng cáo sai sự thật.
Dù sao thì mặt lưng nhựa của LG G3 cũng giúp người dùng dễ dàng tháo ra và thay pin được, thậm chí máy còn hỗ trợ sạc không dây.
Đáng tiếc, LG tuy đã thắng “trận chiến 1440p” nhưng là kẻ thua cuộc cuối cùng. LG G3 đã bị trì hoãn ngày bán vì màn hình độ . Ngược lại, Samsung đã bán được 11 triệu chiếc Galaxy S5 trong tháng đầu tiên.
Phải đến tháng 6 thì G3 mới được tung ra thị trường, tại thời điểm đó, nhiều người đã chọn mua một chiếc flagship khác cho mình. Tuy nhiên, G3 vẫn có doanh số khá tốt khi bán được 10 triệu chiếc trong 11 tháng đầu, đúng như dự kiến của LG. Đến cuối Q2 2014 thì đã có 14,5 triệu chiếc G3 được bán ra.
LG G3 không phải là sản phẩm sáng tạo cuối cùng của công ty, nhưng điện thoại của LG thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, LG cho biết đã có kế hoạch cải thiện bộ phận di động đang rất kém của mình vào năm 2021 và người kế nhiệm của dòng G sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Theo GenK
Các đối thủ smartphone 'ăn theo' tính năng Galaxy A51
Học theo chiến lược sản phẩm thành công của đối thủ là cách hiện vẫn được nhiều công ty trên thị trường smartphone lựa chọn. Chẳng hạn mới đây, thị trường smartphone xuất hiện đối thủ 'ăn theo' các tính năng của bộ đôi smartphone Galaxy A51/A71.
Các smartphone thương hiệu Trung Quốc với những tính năng quen thuộc như 4 camera sau, tích hợp chức năng macro chụp cận cảnh, sở hữu màn hình công nghệ OLED, pin tốt, sạc nhanh... Đây đều là những tính năng nổi bật giúp Galaxy A51 đạt doanh số gần nửa triệu máy chỉ trong 2 tháng ra mắt tại Việt Nam.
Camera macro của Galaxy A51 cho hình ảnh rõ nét ở khoảng cách dưới 10cm.
Các đối thủ của Samsung đang áp dụng chiến lược tính năng sản phẩm giống 'gã khổng lồ' điện tử Hàn Quốc ở phân khúc tầm trung. Nhưng tính năng giống vẫn là chưa đủ để các smartphone này cạnh tranh Galaxy A51/A71
Điểm qua một vài tính năng cơ bản. Galaxy A51 sở hữu ống kính macro 5MP chuyên biệt, kèm phần mềm được thừa hưởng từ các dòng Galaxy S/Note, nên hình ảnh macro cận cảnh đều rất rõ nét và chân thực. Do khó trang bị ống kính chụp macro chuyên dụng, một vài hãng khác chọn phương án giả lập camera macro bằng phần mềm phóng to hình ảnh (zoom số) hoặc tận dụng camera góc rộng để chụp cận cảnh, dẫn đến chất lượng hình ảnh không chất lượng thực sự.
Galaxy A51 tạo nên tiêu chuẩn tính năng mới cho smartphone tầm giá 7-8 triệu
Màn hình cũng nói lên sự khác biệt. Màn hình của Galaxy A51/A71 là Super AMOLED, với khả năng tiết kiệm năng lượng tới 20%, sáng hơn 20% và giảm độ phản xạ ánh sáng mặt trời tới 80% so với AMOLED. Nếu người dùng không để ý kỹ các thông số chi tiết, rất có thể họ sẽ đánh đồng các sản phẩm có tên AMOLED. Đó là chưa kể màn hình smartphone Samsung còn sở hữu thiết kế Infinity-O từ Galaxy Note10, vốn rất khó chế tác.
Áp lực "bám đuổi" của người đi sau
Samsung mang camera macro độc lập lên smartphone Galaxy A thay vì chỉ dùng phần mềm như các hãng khác mới mục tiêu tạo nên trải nghiệm khác biệt về chụp ảnh cho người sử dụng. Qua bộ đôi Galaxy A51/A71, tính năng chụp ảnh macro cận cảnh trên smartphone trở nên phổ biến với người dùng di động hơn.
Các thương hiệu đi sau đương nhiên sẽ phải tìm cách hạ giá sản phẩm hết mức có thể để cạnh tranh, dẫn đến việc phải cắt giảm giá thành linh kiện. Bởi nếu mức giá chênh không đáng kể, người tiêu dung sẽ luôn chọn thương hiệu có uy tín hơn và có sản phẩm bán chạy trên thị trường. Quan trọng hơn, các dòng sản phẩm Galaxy A và J còn có thời gian sử dụng sản phẩm kéo dài tới 3-4 năm, giúp người dung yên tâm về độ bền sản phẩm.
Năm 2019 chứng kiến doanh số kỷ lục của Galaxy A tại Việt Nam với 5 triệu máy bán ra. Những thương hiệu khác không chỉ gặp phải khó khăn khi học tập các tính năng của Galaxy A51/A71, mà còn phải vượt qua cái bóng quá lớn về thương hiệu của Samsung.
Theo viet nam net
Vì sao smartphone Sony không tệ nhưng vẫn thất bại? Chỉ tốt thôi là chưa đủ với thị trường smartphone cạnh tranh như hiện nay. Bài viết lược dịch quan điểm của cây viết Scott Brown, Android Authority. Thỉnh thoảng tôi nói về những thứ trên điện thoại thông minh với bạn gái của tôi. Cô ấy hầu như không mấy quan tâm chủ đề này, nhưng bạn gái tôi đã thật sự...