Nhìn lại hai tháng thế giới chia rẽ vì cuộc chiến Israel Hamas ở Dải Gaza
Cuộc chiến đã chia rẽ thế giới giữa một bên là những quốc gia kêu gọi ngừng bắn, những quốc gia ủng hộ Israel và một số quốc gia trung lập.
Theo kênh Al Jazeera ngày 7/12, đã hai tháng trôi qua sau khi phong trào Hồi giáo Hamas tấn công miền Nam Israel vào ngày 7/10, giết chết khoảng 1.200 người và bắt giữ khoảng 240 người trong cuộc tấn công.
Israel đã đáp trả bằng các cuộc tấn công cả trên không và trên bộ ở Gaza, khiến trên 16.000 người thiệt mạng, trong đó có ít nhất 7.000 trẻ em, theo số liệu của cơ quan y tế Gaza do Hamas điều hành.
Trong bối cảnh đó, các xung đột ngoại giao do vấn đề Dải Gaza cũng ngày càng sâu sắc. Các cuộc bỏ phiếu của Liên hợp quốc, bình luận công khai và động thái ngoại giao quan trọng trong hai tháng qua đã cho thấy cuộc chiến ở Dải Gaza đã gây chia rẽ thế giới như thế nào.
Tranh cãi về ngôn từ
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel ở thành phố Khan Younis, Dải Gaza, ngày 7/12/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Ngôn từ luôn là vấn đề gây tranh cãi giữa các quốc gia khi nói về các cuộc chiến.
Thế giới vẫn chưa thống nhất được nên dùng từ “ngừng bắn” hay “tạm dừng vì lý do nhân đạo” để mô tả việc chấm dứt bạo lực và thù địch. Trong khi nhiều nước ủng hộ lệnh ngừng bắn thì các đồng minh của Israel lại kêu gọi tạm dừng giao tranh vì lý do nhân đạo.
Theo Liên hợp quốc, ngừng bắn là chấm dứt mọi hành động bạo lực nhằm vào dân thường, còn còn tạm dừng vì lý do nhân đạo là chấm dứt tạm thời các hành động thù địch đơn giản chỉ vì mục đích nhân đạo. Tạm dừng hoặc đình chiến là tạm dừng giao tranh trong một khoảng thời gian đã được quyết định.
Phân tích bài phát biểu của các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên hợp quốc cho thấy 55% quốc gia kêu gọi ngừng bắn ở Gaza. Một số có thể kể tới như Argentina, Bỉ, Trung Quốc, Guayana, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela…
23% quốc gia kêu gọi tạm dừng vì lý do nhân đạo, như Australia, Canada, Nhật Bản, Mỹ, Anh…
Một số quốc gia sử dụng các thuật ngữ thay thế như “ngưng”, “tạm ngừng” hoặc “nghỉ ngơi”.
22 quốc gia còn lại không lên tiếng về vấn đề này tại Liên hợp quốc.
Các quốc gia cũng chưa quyết định về việc có nên gọi Israel là quốc gia chiếm đóng hay không và có nên nói về việc Israel phong tỏa Dải Gaza cũng như các khu định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem hay không.
Trong số các quốc gia mà Al Jazeera phân tích, 46% sử dụng thuật ngữ quốc gia chiếm đóng để chỉ Israel hoặc gọi lãnh thổ Palestine là lãnh thổ bị chiếm đóng, 54% còn lại không sử dụng các từ này.
Chỉ 23% quốc gia đề cập đến việc Israel phong tỏa Gaza và sử dụng các từ ngữ như bao vây hoặc nhà tù ngoài trời. Chỉ 30% nói về các khu định cư của Israel.
Video đang HOT
Chia rẽ về các nghị quyết của Liên hợp quốc
Toàn cảnh một phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) ngày 21/11/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã bỏ phiếu về 5 nghị quyết trong suốt hai tháng vừa qua và không thông qua được 4 nghị quyết do tình trạng thiếu quyết đoán và bất đồng giữa các quốc gia.
Trong số 15 thành viên của Hội đồng Bảo an, 4 thành viên đã bỏ phiếu chống (Pháp, Nhật Bản, Anh và Mỹ) với dự thảo đầu tiên do Nga chủ trì vào ngày 16/10. Lời chỉ trích chính về dự thảo nghị quyết này là không nêu tên hay lên án Hamas. Dự thảo này kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức.
Brazil chủ trì dự thảo nghị quyết thứ hai vào ngày 18/10. Theo đó, dự thảo lên án Hamas và kêu gọi tạm dừng vì lý do nhân đạo, thu được số phiếu ủng hộ áp đảo, nhưng Mỹ lại phủ quyết. Đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield cho biết điều này là do nghị quyết không đề cập đến quyền tự vệ của Israel.
Nga đề xuất một dự thảo khác vào ngày 25/10, kêu gọi ngừng bắn vì lý do nhân đạo và thả những người bị Hamas giam giữ. Tuy nhiên, dự thảo nghị quyết không lên án Hamas. Chỉ có bốn thành viên bỏ phiếu ủng hộ. Anh cho biết họ muốn Hội đồng Bảo an hướng tới một văn bản cân bằng, trong khi dự thảo của Nga không ủng hộ quyền tự vệ của Israel.
Mỹ cũng chủ trì dự thảo nghị quyết ngày 25/10, kêu gọi tạm dừng vì mục đích nhân đạo thay vì ngừng bắn. 10 thành viên đã bỏ phiếu ủng hộ nhưng các thành viên thường trực là Nga và Trung Quốc phủ quyết.
Vào ngày 15/11, Hội đồng Bảo an cuối cùng cũng đã thông qua được một nghị quyết do Malta chủ trì, kêu gọi tạm dừng vì lý do nhân đạo và chuyển hàng viện trợ tới Gaza. Mỹ, Anh và Nga đã bỏ phiếu trắng, 12 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ.
Jordan đã chủ trì một nghị quyết không mang tính ràng buộc tại Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 27/10, kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza, đảm bảo viện trợ nhân đạo không bị cản trở vào khu vực bị bao vây, cũng như yêu cầu Israel rút lại lời kêu gọi sơ tán ở phía Bắc Gaza. Có tới 120 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ. Chỉ có 14 quốc gia, trong đó có Mỹ và Israel, bỏ phiếu chống, trong khi 45 quốc gia bỏ phiếu trắng. Nghị quyết này đã được thông qua.
Quan điểm của các nước về giải pháp hai nhà nước
Các quốc gia không quá chia rẽ về giải pháp hai nhà nước, coi đây là phương tiện để đạt được hòa bình trong khu vực. Tổng cộng 95% quốc gia đã kêu gọi giải pháp hai nhà nước, hình thành nước Palestine độc lập song song với Israel. Chỉ có sáu quốc gia chưa kêu gọi giải pháp này.
Những quốc gia nào đã cắt đứt quan hệ với Israel?
Trong cuộc chiến, một số quốc gia đã cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Israel. Belize, Bolivia và Nam Phi đã đình chỉ quan hệ với Israel. Trong khi đó, Bahrain, Chad, Chile, Colombia, Honduras, Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ đã rút đại sứ về nước.
Một số thành phố như Barcelona ở Tây Ban Nha, cũng đã đình chỉ quan hệ với Israel.
Những nước nào ủng hộ mạnh mẽ Israel?
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện ở bang Colorado ngày 29/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ vẫn duy trì truyền thống ủng hộ Israel mạnh mẽ. Bên cạnh ủng hộ ngoại giao vững chắc mà Tổng thống Mỹ Joe Biden dành cho Israel, Mỹ còn cung cấp cho Israel khoản hỗ trợ quân sự hàng năm trị giá 3,8 tỷ USD. Hạ viện Mỹ đã thông qua kế hoạch của đảng Cộng hòa cung cấp 14,5 tỷ USD viện trợ quân sự cho Israel vào ngày 3/11. Một nghị quyết của Quốc hội Mỹ vào ngày 6/12 đã coi chống chủ nghĩa phục quốc Do Thái cũng như chủ nghĩa bài Do Thái.
Các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Italy và Anh cũng ủng hộ Israel giống Mỹ.
Dải Gaza và một tương lai mịt mù
Như vậy, cơn "ác mộng" chiến tranh lại một lần nữa bao trùm Dải Gaza sau những giờ phút yên bình của 7 ngày ngừng bắn.
Ngay sau khi thỏa thuận ngừng bắn hết hiệu lực, tiếng súng lại nổ ra trên dải đất này, báo hiệu các cuộc giao tranh tái diễn.
Những điều thảm khốc
Giới chức y tế Gaza cho biết, đến thời điểm này đã có 15.207 người Palestine thiệt mạng do các cuộc tấn công của Israel kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng nổ vào ngày 7/10 vừa qua. Số người bị thương ở dải Gaza cũng đã vượt quá 40.000 người, trong đó 70% là trẻ em và phụ nữ.
Khung cảnh đổ nát ở Dải Gaza. Ảnh: AP
Đại diện cơ quan y tế ở Gaza cũng cho biết các cuộc tấn công của Israel đã khiến 280 nhân viên y tế thiệt mạng, 56 xe cứu thương tại đây cũng đã trở thành mục tiêu tấn công. Cơ quan này cáo buộc Israel cố tình phá hủy hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Gaza.
Chỉ tính riêng từ hôm 1/12, kể từ khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas kết thúc, đã có ít nhất 193 người dân Palestine thiệt mạng do các đợt tấn công của của Israel. Người phát ngôn Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) James Elder mô tả tình hình là "rất thảm khốc", đồng thời cảnh báo, việc tái diễn giao tranh sẽ "xoá sạch ngay cả sự cứu trợ tối thiểu" mà lệnh ngừng bắn mang lại và "gây ra thảm họa cho dân thường Palestine".
Trong khi đó, người phát ngôn Cơ quan nhân quyền LHQ Ravina Shamdasani tuyên bố: "Xung đột tái diễn ở Gaza là điều thảm khốc. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên và các quốc gia có ảnh hưởng tăng cường nỗ lực ngay lập tức để đảm bảo một lệnh ngừng bắn bền vững vì nhân đạo và nhân quyền. Họ đang có kế hoạch mở rộng và tăng cường tấn công quân sự. Đây là điều rất đáng lo ngại".
Về phần mình, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) về các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths cảnh báo, người dân ở Dải Gaza đang vô cùng hoảng sợ và không còn nơi nào an toàn để đi.
Theo ông, tình hình ở Khan Younis, thành phố lớn nhất khu vực Nam Gaza, nơi Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) thả tờ rơi yêu cầu cư dân sơ tán ngay lập tức vì đây là "vùng giao tranh", đang rất nghiêm trọng. Quan chức này kêu gọi Israel và Hamas khôi phục thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo, tạo điều kiện cho vận chuyển hàng cứu trợ cũng như bảo vệ dân thường và "cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sự sống" tại Gaza.
Trước đó, lãnh đạo Cơ quan LHQ về người tị nạn Palestine (UNRWA) bày tỏ "vô cùng lo ngại" khi không có bất kỳ chuyến hàng viện trợ nhân đạo nào, kể cả nhiên liệu được phép vào Dải Gaza ngày 1/12. Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine (PRCS) xác nhận, Israel đã chặn hàng viện trợ vào Gaza thông qua cửa khẩu Rafah "cho đến khi có thông báo mới". PRCS lưu ý, động thái đã "làm trầm trọng thêm nỗi thống khổ của cư dân trong khu vực cũng như gia tăng thách thức đối với các tổ chức nhân đạo và cứu trợ".
Bên cạnh vấn đề nhân đạo là câu hỏi những ai còn bị giam giữ tại Gaza. Theo số liệu mà Israel công bố, các tay súng Hamas đã bắt giữ khoảng 247 con tin trong cuộc tấn công ngày 7/10 vào miền Nam Israel. Ngày 1/12, Israel cho biết 136 con tin vẫn còn ở Gaza.
Người phát ngôn Quân đội Israel, ông Daniel Hagari cho biết, những con tin này gồm 119 đàn ông, 17 phụ nữ và trẻ em. Theo thông báo cùng ngày của Văn phòng Thủ tướng Israel, có khoảng 10 con tin từ 75 tuổi trở lên. Phần lớn trong số đó là người Israel, 11 người còn lại là công dân nước ngoài, bao gồm 8 người Thái Lan, một người Nepal, một người Tanzania và một người Pháp gốc Mexico.
Trước đó, người phát ngôn Chính phủ Israel Eylon Levy cho biết con tin nhỏ nhất, Kfir Bibas, 10 tháng tuổi cùng anh trai Ariel 4 tuổi và người mẹ Shiri vẫn nằm trong số các con tin. Cùng ngày, phía Hamas thông báo 4 con tin đã tử vong trong quá trình bị giam, bao gồm cả người lớn tuổi nhất trong số các con tin.
Theo Chính phủ Israel, trong thời gian ngừng bắn, khoảng 110 con tin bị các tay súng Hamas bắt giữ ở Gaza đã được trao trả cho gia đình. Những người này bao gồm 86 công dân Israel và 24 người nước ngoài, hầu hết là người Thái Lan.
Những người trở về phần lớn đều có tình trạng sức khỏe ổn định, có thể đi lại và nói chuyện bình thường mặc dù nhiều người bị sụt cân trong thời gian bị giam cầm. Các bác sĩ cho biết một con tin 84 tuổi đã trở về trong tình trạng nguy kịch sau khi không được chăm sóc y tế thích hợp. Các bác sĩ cảnh báo những con tin này cần một thời gian dài mới hồi phục được những tổn hại tâm lý trong thời gian bị bắt làm con tin.
Tương lai đen tối
Khi tiếng súng im bặt, tên lửa không còn rơi xuống nhà của thường dân, và cuộc chiến kết thúc, bước tiếp theo sẽ là gì? Ai sẽ tiếp quản Gaza, chịu trách nhiệm khôi phục những tàn tích, và giúp hơn 2 triệu dân tại đây vượt qua những đau thương của chiến tranh? Nghĩ về "ngày sau" trong thời chiến là một hành động vô ích khi các bên phải đối mặt với các thử thách ngay trước mắt và mức độ tàn phá vẫn chưa rõ ràng.
Nhưng điều này lại cần thiết để các bên tham chiến có thể xác định chiến lược lâu dài của mình và kết cục tốt nhất sẽ là gì - đối với dân thường Gaza, Israel, Mỹ, các quốc gia Arab láng giềng. Chỉ khi đó, họ mới có thể vẽ ra con đường khả thi hướng tới một tương lai dựa trên tầm nhìn này. Nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào của sự đồng thuận giữa các bên về một cách tiếp cận chung, và ngay cả những tuyên bố chi tiết nhất cũng không rõ ràng.
Bình luận ngày 31/10 của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có thể được coi là tuyên bố cụ thể nhất được đưa ra cho đến nay, những chúng cũng chỉ gợi ý rằng, Washington và các quốc gia khác đang xem xét "một loạt các tình huống có thể xảy ra".
Ông nói rằng, "một Chính quyền Palestine (PA) hiệu quả và được hồi sinh" sẽ tiếp quản Gaza, nhưng không đưa ra manh mối nào về cách PA có thể quản trị hiệu quả hay vượt qua sự phản đối của Israel. Thay vào đó, ông chỉ gợi ý rằng, trong thời gian chờ đợi có thể thiết lập "các thoả thuận tạm thời khác có thể liên quan đến một số quốc gia trong khu vực, và có sự tham gia của các cơ quan quốc tế giúp cung cấp an ninh và khả năng quản trị". Những ứng cử viên được đề cập cho vai trò tạm thời này bao gồm các quốc gia Arab và LHQ, được hỗ trợ bởi các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ khác.
Theo các nhà phân tích, các kế hoạch được đề xuất muốn đạt được an ninh và ổn định lâu dài cho người dân Gaza, trước tiên chúng phải giải quyết sự chiếm đóng của Israel vốn đã hạn chế chủ quyền của Gaza và ngăn chặn sự phát triển của mảnh đất này trong 17 năm qua.
Mỹ và cộng đồng quốc tế phải tập trung tìm cách bảo vệ nhân quyền ở Gaza, bắt đầu bằng việc chấm dứt sự phong toả của Israel và thiết lập một chính phủ lâm thời, tạo điều kiện cho các cuộc bầu cử diễn ra sau đó để xây dựng nên một chính phủ bền vững. Đồng thời, một liên minh các quốc gia, không chỉ bao gồm những nước có quan hệ chính thức với Israel - tức Ai Cập, Jordan, và các quốc gia thuộc Hiệp ước Washington - mà cả những quốc gia đã ủng hộ Palestine trong quá khứ như Qatar và Arab Saudi, sẽ phải tiến hành quá trình tái thiết Gaza cùng với Israel.
Bên cạnh đó, các chính phủ trong khu vực cũng sẽ phải thuyết phục người dân của họ là việc hợp tác với Israel là bước đi hợp lý nhất trong quá trình này. Và các thành viên giàu có hơn của liên minh này - Arab Saudi, Qatar, và UAE - sẽ phải phối hợp với Mỹ và Israel để cung cấp viện trợ tài chính lên tới hàng tỷ USD cho việc tái thiết Gaza.
Nhưng ngay cả trong trường hợp tốt nhất này, cũng có lý do để hoài nghi khả năng của các bên được đề cập tới để quản trị dải Gaza, cùng với các cơ quan viện trợ làm việc tại đây, các thành phần của PA, và những gì còn lại của bộ máy Hamas. Trở ngại lớn nhất chính là sự kiên quyết của Israel rằng, bất kỳ chính phủ lâm thời nào sẽ nằm dưới quyền kiểm soát quân sự của IDF. Một chính quyền PA sẽ nằm dưới sự kiểm soát an ninh hoàn toàn của Israel, tương tự như Khu C của Bờ Tây, làm xói mòn hình ảnh của PA như một "nhà thầu" của Israel.
LHQ hoặc bất kỳ liên minh quốc tế nào sẽ không có khả năng quản lý bất cứ điều gì ngoài việc cung cấp một vài dịch vụ thiết yếu, và bất kỳ nỗ lực gìn giữ hoà bình nào đòi hỏi sự đồng thuận trong Hội đồng Bảo an LHQ. Và không có lý do gì để các quốc gia trong khu vực muốn chịu trách nhiệm quản trị Gaza dưới sự kiểm soát quân sự của Israel, chưa nói đến việc Israel sẽ không chấp nhận các quốc gia khác nắm quyền kiểm soát quân sự ở Gaza.
Thực tế này cho thấy một triển vọng đen tối đối với tương lai của Dải Gaza, và hơn 2 triệu người sinh sống tại đây.
Tiếp tục kêu gọi nối lại lệnh ngừng bắn ở Gaza
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 2/12 (giờ địa phương) kêu gọi tăng cường nỗ lực nhằm đạt được lệnh ngừng bắn lâu dài ở Gaza. Phát biểu với báo giới tại bên lề Hội nghị lần thứ 28 Các bên Tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai (Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất - UEA), Tổng thống Emmanuel Macron nêu rõ tình trạng hiện nay tại Gaza đòi hỏi những nỗ lực tăng cường để đạt được lệnh ngừng bắn lâu dài, nhằm giải thoát tất cả các con tin bị Hamas bắt giữ, cho phép viện trợ cần thiết hơn vào Gaza và đảm bảo an ninh cho Israel. Trước đó, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres bày tỏ rất đáng tiếc khi các hoạt động thù địch tái diễn giữa Israel và lực lượng Hamas tại Dải Gaza ngày 1/12, đồng thời hy vọng hai bên thiết lập lại thỏa thuận ngừng bắn. Trên mạng xã hội X, ông viết: "Tôi rất tiếc vì các hoạt động quân sự đã tái diễn tại Gaza. Tôi vẫn hy vọng có thể khôi phục thỏa thuận ngừng bắn. Sự thù địch tái diễn càng cho thấy thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo quan trọng như thế nào". Cùng ngày, Qatar - nước làm trung gian cho thỏa thuận ngừng bắn vừa kết thúc - đã kêu gọi quốc tế hành động nhanh chóng để ngăn chặn bạo lực ở Dải Gaza. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Qatar nhấn mạnh việc tiếp tục tấn công "làm phức tạp các nỗ lực hòa giải và làm trầm trọng thêm thảm họa nhân đạo ở Dải Gaza". Bộ trên cũng "lên án tất cả các hình thức tấn công nhắm vào dân thường, thực hiện trừng phạt tập thể và cưỡng bức di dời người dân ở Dải Gaza". Về phần mình, Nga bày tỏ hy vọng lệnh ngừng bắn giữa Hamas và Israel sẽ được gia hạn. Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho biết Moscow sẽ "tiếp tục các nỗ lực" nhằm đảm bảo các con tin người Nga được trả tự do. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng bày tỏ hy vọng căng thẳng tại Gaza sẽ "hạ nhiệt" trong thời gian sớm nhất. Phát biểu tại cuộc gặp Tổng thống Israel Isaac Herzog bên lề COP28, ông cũng nhấn mạnh rằng, việc phân phát viện trợ cho Gaza là rất quan trọng nhằm cải thiện tình hình nhân đạo tại đây.
Trong diễn biến liên quan, một quan chức Palestine cho biết các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Israel và Hamas đang tiếp diễn, để thảo luận một thỏa thuận mới giữa hai bên, bất chấp việc giao tranh lại diễn ra sau khi thỏa thuận ngừng bắn kết thúc. (Như Thảo)
Hamas công bố chi tiết thỏa thuận ngừng bắn và thả con tin Sáng nay (21/11), Hamas đã công bố chi tiết một thỏa thuận thả con tin mà tổ chức này đã thông qua. Thỏa thuận gồm cả ngừng bắn 5 ngày và Hamas thả 50-100 dân thường Israel và người nước ngoài. Nhà lãnh đạo Hamas, Ismail Haniyeh. Ảnh: Times of Israel Để đổi lại, chính quyền Israel trả tự do cho 300 trẻ...
![Trung Quốc tung chatbot đấu ChatGPT, cổ phiếu Phố Wall chao đảo bốc hơi 1.000 tỉ](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/10/trung-quoc-tung-chatbot-dau-chatgpt-co-phieu-pho-wall-chao-dao-boc-hoi-1000-ti-600x432-0a6-7368245-250x180.webp)
![Ý tưởng gây sốc của Tổng thống Trump về Dải Gaza](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/y-tuong-gay-soc-cua-tong-thong-trump-ve-dai-gaza-600x432-f7b-7372962-250x180.webp)
![Tàu vận tải Nga cập cảng Syria, chuẩn bị cho cuộc rút quân](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/8/tau-van-tai-nga-cap-cang-syria-chuan-bi-cho-cuoc-rut-quan-600x432-062-7366207-250x180.webp)
![Hé lộ kế hoạch mới của ông Trump về xung đột Nga-Ukraine](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/he-lo-ke-hoach-moi-cua-ong-trump-ve-xung-dot-nga-ukraine-600x432-ff5-7370647-250x180.webp)
![Ông Trump nói muốn gặp ông Putin ngay lập tức](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/8/ong-trump-noi-muon-gap-ong-putin-ngay-lap-tuc-600x432-3d1-7366202-250x180.webp)
![Tổng thống Trump lên tiếng về 'thảm kịch' hàng không ở thủ đô Washington DC](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/11/tong-thong-trump-len-tieng-ve-tham-kich-hang-khong-o-thu-do-washington-dc-600x432-fe8-7369318-250x180.webp)
![Iran công bố tên lửa đạn đạo mới nhất](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/nghien-cuu-chien-ham-trung-quoc-cung-luoi-tieu-diet-co-the-danh-bai-ham-doi-my-600x432-026-7371520-250x180.webp)
![Nga xác nhận có cơ hội đàm phán với chính quyền Tổng thống Trump](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/8/nga-xac-nhan-co-co-hoi-dam-phan-voi-chinh-quyen-tong-thong-trump-600x432-ea7-7365960-250x180.webp)
![Phương Tây đang học hỏi từ chiến sự Ukraine](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/8/phuong-tay-dang-hoc-hoi-tu-chien-su-ukraine-600x432-1ff-7366132-250x180.webp)
![Hamas vừa thả 4 nữ binh sĩ Israel, sẽ nhận lại được gì?](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/9/hamas-vua-tha-4-nu-binh-si-israel-se-nhan-lai-duoc-gi-600x432-255-7366774-250x180.webp)
![CIA có đánh giá mới về nguồn gốc Covid-19](https://t.vietgiaitri.com/2025/1/9/cia-co-danh-gia-moi-ve-nguon-goc-covid-19-600x432-68a-7367289-250x180.webp)
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Nga thay thế lãnh đạo cơ quan hàng không vũ trụ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nga-thay-the-lanh-dao-co-quan-hang-khong-vu-tru-600x432-6c6-7373146-250x180.webp)
Nga thay thế lãnh đạo cơ quan hàng không vũ trụ
![Điểm nghẽn trong việc hiện thực hoá thoả thuận đổi đất hiếm Ukraine lấy vũ khí Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ngan-hang-trung-uong-anh-cat-giam-lai-suat-lan-thu-ba-trong-vong-6-thang-600x432-83c-7373166-250x180.webp)
Điểm nghẽn trong việc hiện thực hoá thoả thuận đổi đất hiếm Ukraine lấy vũ khí Mỹ
![Tổng thống Colombia đề xuất hợp pháp hóa cocaine](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tong-thong-colombia-de-xuat-hop-phap-hoa-cocaine-600x432-878-7373158-250x180.webp)
Tổng thống Colombia đề xuất hợp pháp hóa cocaine
![Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục lập kỷ lục trong tháng đầu tiên của năm 2025](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nhiet-do-toan-cau-tiep-tuc-lap-ky-luc-trong-thang-dau-tien-cua-nam-2025-600x432-1c3-7373156-250x180.webp)
Nhiệt độ toàn cầu tiếp tục lập kỷ lục trong tháng đầu tiên của năm 2025
![Việt Nam tham dự hội nghị rà soát về thỏa thuận di cư khu vực châu Á - Thái Bình Dương](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/viet-nam-tham-du-hoi-nghi-ra-soat-ve-thoa-thuan-di-cu-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-600x432-91f-7373154-250x180.webp)
Việt Nam tham dự hội nghị rà soát về thỏa thuận di cư khu vực châu Á - Thái Bình Dương
![Trung Quốc tuyên bố Dải Gaza không phải công cụ mặc cả chính trị](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/trung-quoc-tuyen-bo-dai-gaza-khong-phai-cong-cu-mac-ca-chinh-tri-600x432-808-7373152-250x180.webp)
Trung Quốc tuyên bố Dải Gaza không phải công cụ mặc cả chính trị
![Quan chức Nga đề cập điều kiện đàm phán với Mỹ về vấn đề Ukraine](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/quan-chuc-nga-de-cap-dieu-kien-dam-phan-voi-my-ve-van-de-ukraine-600x432-c86-7373150-250x180.webp)
Quan chức Nga đề cập điều kiện đàm phán với Mỹ về vấn đề Ukraine
![Quân đội Israel lập kế hoạch cho người dân Gaza 'tự nguyện rời đi'](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/quan-doi-israel-lap-ke-hoach-cho-nguoi-dan-gaza-tu-nguyen-roi-di-600x432-82c-7373148-250x180.webp)
Quân đội Israel lập kế hoạch cho người dân Gaza 'tự nguyện rời đi'
![Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bình luận về khả năng triển khai quân đội tới Gaza](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/bo-truong-quoc-phong-my-binh-luan-ve-kha-nang-trien-khai-quan-doi-toi-gaza-600x432-2f3-7373160-250x180.webp)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bình luận về khả năng triển khai quân đội tới Gaza
![Thế giới vừa trải qua tháng 1 nóng nhất lịch sử](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/the-gioi-vua-trai-qua-thang-1-nong-nhat-lich-su-600x432-fc0-7373144-250x180.webp)
Thế giới vừa trải qua tháng 1 nóng nhất lịch sử
![Nga đã vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân chiến thuật của Ukraine như thế nào?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nga-da-vo-hieu-hoa-vu-khi-hat-nhan-chien-thuat-cua-ukraine-nhu-the-nao-600x432-dcf-7373142-250x180.webp)
Nga đã vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân chiến thuật của Ukraine như thế nào?
![Hé lộ nguồn tài nguyên là 'nhân tố bí ẩn' của kế hoạch tiếp quản Gaza](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/he-lo-nguon-tai-nguyen-la-nhan-to-bi-an-cua-ke-hoach-tiep-quan-gaza-600x432-de0-7373028-250x180.webp)
Hé lộ nguồn tài nguyên là 'nhân tố bí ẩn' của kế hoạch tiếp quản Gaza
Có thể bạn quan tâm
![Cặp đôi Vbiz từng đấu tố căng thẳng vì chuyện ngoại tình nay đi chụp hình cưới, zoom cận phản ứng mới đáng bàn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/cap-doi-vbiz-tung-dau-to-cang-thang-vi-chuyen-ngoai-tinh-nay-di-chup-hinh-cuoi-zoom-can-phan-ung-moi-dang-ban-600x432-256-7373202-250x180.webp)
Cặp đôi Vbiz từng đấu tố căng thẳng vì chuyện ngoại tình nay đi chụp hình cưới, zoom cận phản ứng mới đáng bàn
Sao việt
06:50:56 07/02/2025![Shakira tiết lộ cuộc sống làm mẹ đơn thân hậu chia tay Piqué](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/shakira-tiet-lo-cuoc-song-lam-me-don-than-hau-chia-tay-pique-600x432-def-7373093-250x180.webp)
Shakira tiết lộ cuộc sống làm mẹ đơn thân hậu chia tay Piqué
Sao âu mỹ
06:36:29 07/02/2025![Mỹ nam Hàn đóng liên tiếp 2 bom tấn cực hot, visual đẹp phát sáng y hệt 1 siêu sao Vbiz](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/my-nam-han-dong-lien-tiep-2-bom-tan-cuc-hot-visual-dep-phat-sang-y-het-1-sieu-sao-vbiz-600x432-928-7373124-250x180.webp)
Mỹ nam Hàn đóng liên tiếp 2 bom tấn cực hot, visual đẹp phát sáng y hệt 1 siêu sao Vbiz
Hậu trường phim
06:35:20 07/02/2025![Phim mới của Park Bo Gum gây chú ý với kinh phí 'khủng'](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/phim-moi-cua-park-bo-gum-gay-chu-y-voi-kinh-phi-khung-600x432-e16-7373114-250x180.webp)
Phim mới của Park Bo Gum gây chú ý với kinh phí 'khủng'
Phim châu á
06:34:41 07/02/2025![Cách đắp mặt nạ cho da khô](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/cach-dap-mat-na-cho-da-kho-600x432-bb7-7373198-250x180.webp)
Cách đắp mặt nạ cho da khô
Làm đẹp
06:19:31 07/02/2025![Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/dut-diem-te-chan-di-lai-de-dang-chi-sau-2-ngay-phau-thuat-600x432-e0b-7373196-250x180.webp)
Bác sĩ khuyến cáo 5 trường hợp cần đi viện khi bị cúm để tránh biến chứng nặng
Sức khỏe
06:16:31 07/02/2025![Cách làm bò lúc lắc bơ tỏi đậm vị](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/cach-lam-bo-luc-lac-bo-toi-dam-vi-600x432-36c-7373136-250x180.webp)
Cách làm bò lúc lắc bơ tỏi đậm vị
Ẩm thực
05:58:42 07/02/2025![Lo sợ ngày vía Thần Tài, vàng tăng giá lên 100 triệu/lượng, chồng đưa ra quyết định làm tôi giật mình tuột tay rơi cả mâm cơm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/lo-so-ngay-via-than-tai-vang-tang-gia-len-100-trieuluong-chong-dua-ra-quyet-dinh-lam-toi-giat-minh-tuot-tay-roi-ca-mam-com-600x432-fb6-7373185-250x180.webp)
Lo sợ ngày vía Thần Tài, vàng tăng giá lên 100 triệu/lượng, chồng đưa ra quyết định làm tôi giật mình tuột tay rơi cả mâm cơm
Góc tâm tình
05:52:02 07/02/2025![Du khách thi nhau bỏ tiền, xoa hòn đá trên đỉnh huyệt đạo thiêng núi Nưa](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/du-khach-thi-nhau-bo-tien-xoa-hon-da-tren-dinh-huyet-dao-thieng-nui-nua-600x432-f1e-7373173-250x180.webp)
Du khách thi nhau bỏ tiền, xoa hòn đá trên đỉnh huyệt đạo thiêng núi Nưa
Du lịch
05:37:05 07/02/2025![Sắc màu cuộc sống: Nghệ thuật xoa dịu nỗi đau sau thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/sac-mau-cuoc-song-nghe-thuat-xoa-diu-noi-dau-sau-tham-hoa-dong-dat-tai-tho-nhi-ky-600x432-1d6-7373022-250x180.webp)
Sắc màu cuộc sống: Nghệ thuật xoa dịu nỗi đau sau thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ
![Người đàn ông cứu được con mèo đã kinh ngạc khi biết sự thật về sinh vật này](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/nguoi-dan-ong-cuu-duoc-con-meo-da-kinh-ngac-khi-biet-su-that-ve-sinh-vat-nay-600x432-1fe-7373098-250x180.webp)