Nhìn lại chặng đường 10 năm iPad và những đối thủ không ít lần cản bước Apple đến vị thế nhà vua
Kể từ khi ra mắt vào năm 2010, iPad không chỉ mở ra một cuộc cách mạng về máy tính bảng mà còn thay đổi hoàn toàn cách chúng ta làm việc và giải trí.
Ngày 03/04/2020 vừa qua là thời điểm tròn 10 năm chiếc iPad xuất hiện. Chiếc iPad đầu tiên được giới thiệu bởi cố CEO Apple – Steve Jobs tại sự kiện ra mắt năm 2010 và kể từ đó đến nay thiết bị này đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta làm việc, giải trí.
Ý tưởng về một chiếc máy tính bảng đã được Apple “thai nghén” từ rất lâu trước khi chiếc iPad đầu tiên được ra mắt. Đó là vào những năm cuối thập niên 90, thời điểm chỉ một số ít công ty công nghệ đánh cược phát triển thiết bị chỉ đang là một ý tưởng này, trong đó nổi bật nhất là “ông trùm” Microsoft.
Để được thành công như hôm nay, Apple có lẽ vẫn nên “cảm ơn” những đối thủ của mình, những người đã tạo nên iPad Killer – Kẻ huỷ diệt iPad (nhưng tất nhiên là thất bại).
Tuy nhiên, đáng tiếc là những chiếc máy được gọi là tính bảng này lại không bao giờ được như mong đợi. Mãi cho đến khi chiếc iPad đầu tiên được trình làng, khái niệm về máy tính bảng mới được định nghĩa lại một cách toàn diện và chính xác nhất.
Hiện tại, máy tính bảng gần như không còn thiết kế kỳ quặc hoặc đa dạng như trước đây, có thể kể đến một vài đại diện là Samsung, Amazon và Huawei. Tuy nhiên, đối với nhiều người, iPad mới là chiếc máy tính bảng đáng để sở hữu, có thể là vì thiết bị của Apple hỗ trợ phần mềm tốt hơn, hoặc có thể là vì iPad “một mình một chiến tuyến” – không phải cạnh tranh khốc liệt như các sản phẩm trong cùng hệ sinh thái Android, hoặc có thể đơn giản chỉ là vì Apple quá cao tay trong quảng bá.
Dẫu vậy, để được thành công như hôm nay, Apple có lẽ vẫn nên “cảm ơn” những đối thủ của mình, những người đã tạo nên iPad Killer – Kẻ đánh bại iPad (nhưng tất nhiên là thất bại).
Bằng cách dám thử những điều mới mẻ và truyền tải kỳ vọng của mọi người vào sản phẩm, những thương hiệu này buộc Apple phải làm tốt hơn với mọi iPad mới. Dù không thể lật đổ Apple, những chiếc iPad Killer này vẫn có công định hình nên một đấu trường công nghệ, nơi mà Apple là kẻ chiếm lĩnh ngôi vương!
Những đối thủ đáng gờm từ bên kia chiến tuyến – Android
Trước khi iPad được bán vào năm 2010, Apple và Samsung đã là “đối thủ” không đội trời chung ở mảng smartphone. Với những ưu thế về hoạt động nghiên cứu, phát triển trong lĩnh vực công nghệ và tiền bạc, không khó hiểu khi Samsung cũng tham vọng sẽ tự chế tạo một chiếc máy tính bảng mang thương hiệu của riêng mình. Và rồi chiếc Galaxy Tab đầu tiên cũng được “đại gia công nghệ Hàn Quốc” ra mắt vào 2 tháng 9 năm 2010. Đây không chỉ là sản phẩm đầu tiên của Samsung mà còn là chiếc máy tính bảng Android đầu tiên được đánh giá là toàn diện nhất.
Máy tính bảng Galaxy Tab đời đầu của Samsung.
Video đang HOT
Chiếc Galaxy Tab đời đầu không khác gì một chiếc Galaxy S với kích thước phóng to. Model này trang bị chipset Exynos 3110 tương tự như những chiếc flapship của Samsung lúc bấy giờ, cùng với 512MB RAM. Với cấu hình này, Galaxy Tab đời đầu của Samsung đủ để chơi game Angry Birds và loạt ứng dụng trên nền tảng Android.
Thiết bị này thậm chí còn cung cấp đủ sức mạnh để phát nội dung Flash trên trình duyệt, điều mà được xem là hữu ích vào thời điểm đó nhưng lại bị cố CEO Apple Steve Jobs ghẻ lạnh và quyết không hỗ trợ trên các thiết bị của Apple.
Điều thực sự giúp Galaxy Tab nổi bật so với iPad nằm ở thiết kế. Thay vì to và nặng nề như iPad, Galaxy Tab đời đầu lại có thiết kế dễ cầm nắm với màn hình LCD có kích thước tới 7 inch. Và không giống như iPad đời đầu không có camera, Galaxy Tab lại hỗ trợ đến 2 ống kính: một camera selfie hỗ trợ chụp ảnh và các cuộc gọi video chất lượng thấp, và một camera độ phân giải 3 MP ở mặt lưng hỗ trợ chụp ảnh và quay video.
Galaxy Tab giờ đây đã trở thành dòng máy tính bảng gây nhiều tiếng vang bên cạnh iPad của Apple.
Trong số tất cả những công ty ra mắt chiếc máy tính bảng iPad Killer, Samsung là một trong số ít thương hiệu còn trụ lại được. Galaxy Tab giờ đây đã trở thành dòng máy tính bảng gây nhiều tiếng vang, trong đó có thể kể đến một số đời Galaxy Tab đáng chú ý như Galaxy Tab 7.7 (máy tính bảng đầu tiên sử dụng màn hình Super AMOLED) và Galaxy Note 10.1 (đánh bại Apple để trở thành máy tính bảng với bút stylus tốt nhất năm).
Ngoại trừ Samsung, những thương hiệu cố tình “đối đầu” với iPad đều có cái kết không mấy tốt đẹp. Thời điểm nhiều tháng sau khi Galaxy Tab ra mắt, những chiếc máy tính bảng “cộp mác” Android gần như tràn ngập thị trường, trong đó Motorola Xoom dường như là ứng cử viên sáng giá nhất.
Motorola Xoom là máy tính bảng đầu tiên chạy Android 3.0 Honeycomb – bản cập nhật Android đầu tiên và duy nhất dành cho máy tính bảng.
Model này trang bị màn hình 10,1 inch – lớn hơn một chút so với iPad – chưa kể cũng hơi sắc nét hơn. Cấu hình với CPU Tegra 2 kết hợp cùng RAM 1GB trên Motorola Xoom cũng được đánh giá là mạnh mẽ. Ngoài ra, mẫu máy tính bảng này cũng có thời lượng pin vô cùng ấn tượng. Đáng chú ý, Motorola Xoom cũng là máy tính bảng đầu tiên chạy Android 3.0 Honeycomb – bản cập nhật Android đầu tiên và duy nhất dành cho máy tính bảng.
Như đã đề cập bên trên, những chiếc máy tính bảng chạy Android 2.0 trở lên về cơ bản chỉ hoạt động như những chiếc điện thoại thông minh cỡ lớn. Và chỉ khi bản cập nhật Honeycomb xuất hiện, nó mới mang đến cho những chiếc máy tính bảng Android một cảm giác liền mạch và khác biệt chưa bao giờ có trước đây.
Dù được đánh giá là “kẻ huỷ diệt” iPad đúng nghĩa, Motorola Xoom vẫn nếm mùi bại trận.
Với những thế mạnh này, Xoom lẽ ra đã có thể là một “kẻ huỷ diệt” iPad đúng nghĩa. Tuy nhiên, đáng tiếc là vào cuối năm 2011, nó đã được thay thế bằng một dòng máy tính bảng Motorola khác có tên cực kỳ vô vị là Xyboard. Dòng máy tính bảng này sau đó cũng không thành công, và Motorola đã rời khỏi cuộc chơi tablet ngay sau đó.
Thành – bại bởi phần mềm
Khi nói về máy tính bảng, không thể nào không nhắc đến TouchPad của HP, trong đó có 2 thứ ấn tượng phải kể đến đó là: Đây là chiếc máy tính bảng đầu tiên hỗ trợ webOS và vòng đời ngắn ngủi “chưa huy hoàng nhưng đã tắt”.
HP TouchPad là chiếc máy tính bảng có vòng đời chưa huy hoàng nhưng đã tắt.
Ra mắt vào ngày 1 tháng 7 năm 2011, phiên bản TouchPad có 16GB dung lượng lưu trữ với giá khởi điểm 500 USD, một mức giá hợp lý cho một chiếc máy tính bảng có màn hình 10,1 inch. Chưa đầy hai tháng sau, HP (thương hiệu đã mua lại Palm năm 2009 phần lớn vì webOS), đã quyết khai tử webOS và kết thúc vòng đời TouchPad.
Sau này, HP vẫn tiếp tục tạo ra các dòng máy tính bảng khác nhưng hệ điều hành đã được thay bằng Android. Thực tế, HP không phải là nhà sản xuất máy tính bảng duy nhất và cũng không phải là thương hiệu cuối cùng nhận ‘quả đắng’ bởi phần mềm.
HP không phải là nhà sản xuất máy tính bảng duy nhất và cũng không phải là thương hiệu cuối cùng bại bởi phần mềm.
Một minh chứng khác là BlackBerry – hãng điện thoại từng rất được yêu thích trong những năm 2000 – đã quyết định xây dựng một nền tảng hệ điều hành của riêng mình.
Khi PlayBook ra mắt vào tháng 4 năm 2011, phần cứng của chiếc máy này không có gì để bàn cãi. Thiết bị được tích hợp chipset TI OMAP4430 với RAM 1GB, pin khủng 5.300mAh, màn hình 7 inch, bộ đôi camera mạnh mẽ.
Từng kỳ vọng rất nhiều vào nền tảng của riêng mình nhưng đây cũng là điều khiến BlackBerry thất bại.
Đặc biệt nhất phải kể đến là máy hỗ trợ hệ điều hành máy tính bảng BlackBerry được phát triển dựa trên QNX. Thế nhưng, BlackBerry đã không thể xây dựng một hệ sinh thái ứng dụng đủ mạnh và đa dạng tương tự Android và iOS.
BlackBerry Tablet OS 2 ra mắt 6 tháng sau đó được cải tiến khả năng chạy các ứng dụng Android, nhưng thời điểm này đã quá muộn. Cơ hội để PlayBook từ việc bán chạy hơn iPad, hoặc bất kỳ máy tính bảng nào khác, lúc này đều là con số không tròn trĩnh.
Duy Huỳnh
Cách cấu hình và sử dụng Hot Conners trên iPad
Hot Conners là tính năng trợ năng trên iOS/iPadOS 13, hỗ trợ người dùng thực hiện nhanh các thao tác chỉ định bằng cách chạm vào 4 góc màn hình khi sử dụng chuột với iPad.
Cách kích hoạt Hot Conners
Đầu tiên bạn kết nối chuột với iPad như bình thường, sau khi kết nối bạn sẽ thấy trỏ chuột dưới dạng một vòng tròn nhỏ xuất hiện.
Tiếp theo truy cập vào Accessibility (Trợ năng)> Touch (Chạm)> AssistiveTouch> Hot Conners. Trong tùy chọn Hot Conners có 4 vị trí để bạn thiết lập chỉ định thao tác nhanh là Top Left (góc trên bên trái), Top Right (góc trên bên phải), Bottom Left (góc dưới bên trái) và Bottom Right (góc dưới bên phải). Bạn chỉ việc chọn vào từng vị trí góc và chọn hành động bạn muốn trong danh sách có sẵn chẳng hạn như hiển thị thanh Dock, trở về màn hình chính, chụp ảnh màn hình, khóa màn hình, tăng/giảm âm lượng...
Các vị trí của Hot Conners
Tiếp theo bạn quay trở lại menu AssistiveTouch sau đó kích hoạt hai tùy chọn AssistiveTouch và Dwell. Vậy là đã xong bước kích hoạt.
Cách sử dụng Hot Conners
Tính năng Hot Conners trên iPad không giống như macOS. Trên iPad tính năng sẽ không được thực thi khi bạn di chuyển con trỏ đến hoặc nhấn vào góc màn hình. Thay vào đó, bạn cần di chuyển con trỏ đến góc màn hình và chờ giây lát để hệ điều hành phát hiện ra thao tác của bạn. Lúc này, vòng tròn con trỏ chuột sẽ lớn hơn một chút và bạn sẽ có thể thực hiện thao tác với Hot Conners.
Nhược điểm của tính năng này là bạn phải mở phím trợ năng ảo AssistiveTouch, đối với một số người thì sự hiện diện của AssistiveTouch hơi phiền phức và khó chịu. Nên hãy cân nhắc khi sử dụng.
Apple phát hành iOS 12.4.6 dành riêng iPhone và iPad đời cũ Bên cạnh việc phát hành bản cập nhật iOS 13.4 cho các thiết bị đời mới, Apple cũng tung ra bản cập nhật iOS 12.4.6 cho các thiết bị cũ hơn. iPhone 5S ra mắt từ năm 2013 vẫn nhận được bản cập nhật Theo GSMArena, bản cập nhật iOS 12.4.6 không mang đến những tính năng mới như với iOS 13.4 nhưng...