Nhìn bàn chân biết huyết áp của bạn có vấn đề hay không
Nếu bàn chân nóng, ngứa ran hoặc lông chân bị rụng nhiều, bạn có thể bị huyết áp cao.
Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên là 47% nhưng gần 80% số này chưa được điều trị.
Huyết áp cao là thuật ngữ mô tả trình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Nếu áp lực máu đẩy vào thành động mạch tăng cao kéo dài, có thể gây tổn thương tim và các cơ quan khác như não, thận, mắt. Khi đó, huyết áp tâm thu> 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương> 90mmHg.
Huyết áp cao có thể ảnh hưởng tới bàn chân. Ảnh minh họa: Health Magazine
Theo thời gian, huyết áp cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đe dọa tính mạng.
Các triệu chứng phổ biến của cao huyết áp là đau đầu, chóng mặt bất thường, thị lực giảm nhanh chóng, khó ngủ…
Video đang HOT
Ngoài ra, huyết áp cao còn dẫn tới giảm lưu thông tuần hoàn ở chân và bàn chân. Điều này dẫn tới một loạt các biểu hiện khác.
Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở bàn chân dưới đây, bạn cần đề phòng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp:
- Cảm giác nóng bàn chân (do mạch suy yếu)
- Rụng lông ở chân và bàn chân
- Tê và ngứa ran ở bàn chân
Việc khám sức khỏe cũng có thể chỉ ra các vấn đề về cấu trúc ở bàn chân hoặc chân của bạn, khả năng bị nhiễm trùng nấm, phản xạ có nhanh nhẹn không.
Bác sĩ Lee Kirksey, chuyên khoa phẫu thuật mạch máu, cho biết những người bị bệnh động mạch ngoại biên dễ đau mỏi chân, gặp khó khăn khi đi bộ vì chuột rút.
Ông nói thêm: “Những người đang hoặc từng hút thuốc, người có tiền sử gia đình mắc bệnh động mạch ngoại biên hoặc có các triệu chứng của bệnh nên đi kiểm tra”.
Những người khỏe mạnh không có triệu chứng, dưới 60 tuổi, chưa từng hút thuốc hoặc không có tiền sử gia đình mắc bệnh không cần đi khám.
Nếu trước đây bạn đã bị chẩn đoán tăng huyết áp, hãy nhớ thông báo cho bác sĩ để họ có thể kê đơn thuốc phù hợp với thuốc huyết áp của bạn.
Những dấu hiệu cảnh bảo cơn đột quỵ đang đến gần
Huyết áp cao, giảm thị lực, tê bì chân tay, đau đầu, chóng mặt... là những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ, bạn cần phải đi gặp bác sĩ sớm.
Cao huyết áp: Huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ. Tình trạng này xảy ra do các dây thần kinh bị tổn thương hoặc mạch máu bị suy yếu. Ngoài ra, huyết áp cao cũng là nguyên nhân hình thành cục máu đông trong mạch máu dẫn lên não gây ra đột quỵ.
Vấn đề về thị lực: Đột quỵ có thể gây ra mờ mắt hoặc mất thị lực tạm thời.
Tê mặt, tay, chân: Dấu hiệu khác cảnh bảo cơn đột quỵ đó là tê bì ở mặt, cánh tay hoặc hai chân. Trong một số trường hợp, bạn có thể bị tê liệt toàn thân khi đột quỵ não.
Mệt mỏi, chóng mặt: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi nhiều cũng là 1 trong những yếu tố thường xảy ra ở bệnh nhân đột quỵ.
Đau đầu đột ngột: Trong cơn đột quỵ, máu lên não bị tắc nghẽn hoặc bị cắt đứt. Điều này gây ra chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu rất đột ngột.
Căng cứng ở cổ, vai: Mạch máu não bị vỡ có thể gây ra cứng cổ hoặc vai. Do vậy, nếu đột nhiên bạn bị căng cứng vai cổ tới mức không thể cúi gập cổ hoặc xoay vai thì phải thật cẩn thận, vì cơn đột quỵ đang ở rất gần. Lúc này, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức.
9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp nguy hiểm Những thay đổi dù là nhỏ nhất cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang gặp nguy hiểm bởi chứa nhiều độc tố. Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp bạn nên lưu ý để bảo vệ sức khỏe của mình. 1. Khó ngủ Cơ thể chứa độc tố sẽ khiến bạn khó ngủ. Tình trạng này...