Nhiều Việt kiều về nước làm đẹp da
Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày Bệnh viện Da liễu TP HCM đón tiếp hàng trăm lượt người là Việt kiều đến điều trị da, làm đẹp.
Tại khu vực tiếp nhận của Bệnh viện Da liễu TP HCM, ngồi chờ khám da, chị Thu Trâm (48 tuổi, Việt kiều Mỹ) chia sẻ chị đi xe từ Kiên Giang lên TP HCM để điều trị nám.
“Da mặt bị nám khiến tôi cảm thấy tự ti khi giao tiếp nên khi về nước tôi được người quen giới thiệu đến điều trị tại 1 spa ở địa phương. Tuy nhiên, tình trạng nám ngày càng nhiều hơn. Lo lắng tôi nhờ người thân chở đến Bệnh viện Da liễu khám lại” – chị Trâm nói.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thảo Hiền, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM thực hiện điều trị nám cho chị Thu Trâm (Việt kiều Đức)
Còn chị Nguyễn Thu Hương (37 tuổi, Việt kiều Đức) cho biết do có sẹo xấu dưới vùng cằm nên thời gian về Việt Nam chị tìm hiểu để xóa sẹo. “Tôi có lên tìm hiểu thông tin trên mạng và thấy rất nhiều cơ sở thẩm mỹ đưa ra cam kết sẽ xóa sẹo hoàn toàn. Tuy nhiên, cũng qua thông tin trên báo có rất nhiều vụ việc tai biến thẩm mỹ khiến tôi lo lắng. Vì vậy, sau khi tìm hiểu tôi quyết định đến bệnh viện khám và điều trị” – chị Hương bày tỏ.
Chị Hương tiết lộ ở Đức chi phí thực hiện thẩm mỹ rất cao, ngoài ra quy trình thực hiện cũng phức tạp. “Tại Đức, khi khám mình phải đến bác sĩ chuyên khoa, sau đó bác sĩ chỉ định đến nơi khác để thực hiện. Do đó, mất khá nhiều thời gian, thủ tục nên tôi e ngại” – chị cho biết.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, chị Trần Phạm Nguyên Khanh – 27 tuổi, Việt kiều Đài Loan (Trung Quốc) – chia sẻ ở Đài Loan chưa bao giờ chị nghĩ đến việc thẩm mỹ vì chi phí đắt đỏ. “Thỉnh thoảng tôi có đến spa để massage, đắp mặt nạ mà chi phí tính ra tiền Việt Nam đã lên tới 5-6 triệu đồng” – chị Khanh nói.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thảo Hiền, Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết hàng năm bệnh viện tiếp nhận nhiều Việt kiều đến điều trị da, làm đẹp. Khoa thẩm mỹ da tại bệnh viện được trang bị máy móc, trang thiết bị hiện đại. Các bác sĩ thường xuyên được cử đi học các khóa học về da liễu thẩm mỹ ở nước ngoài nên trình độ chuyên môn cao, tiếp thu được những công nghệ mới nhất.
Đặc biệt, chi phí thực hiện các kỹ thuật thẩm mỹ ở Việt Nam thấp hơn so với các nước trên thế giới. Đây là nguyên nhân khiến không chỉ Việt kiều mà nhiều người nước ngoài lựa chọn Việt Nam để làm đẹp.
“Tuy nhiên, không phải cơ sở thẩm mỹ nào cũng có thể làm đẹp nhanh, hiệu quả, an toàn. Thực tế, tại bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp là Việt kiều do không tìm hiểu kỹ, tin lời quảng cáo của một số cơ sở thẩm mỹ nên dẫn đến những tai biến như: hoại tử do tiêm filler nâng mũi; cắt mí mắt không đều; nổi u hạt sau tiêm mesotherapy hay bị sẹo xấu; tăng sắc tố do dùng laser xâm lấn quá nhiều trong điều trị trẻ hóa da….” – bác sĩ Hiền lo ngại.
Để làm đẹp an toàn, hiệu quả, các bác sĩ khuyến cáo, trước khi thực hiện làm đẹp, thẩm mỹ cần lựa chọn cơ sở uy tín, được cấp phép rõ ràng, có đội ngũ bác sĩ da liễu, thẩm mỹ có nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại để tránh tai biến về sau.
Xóa tận gốc nạn 'cò' khám chữa bệnh
Bạn đọc đề nghị tăng mức phạt, đồng thời mong khâu giám sát sau xử phạt vi phạm trong khám chữa bệnh phải thực chất hơn để không tái diễn cảnh 'cò' khám chữa bệnh lộng hành.
Như Thanh Niên đề cập, sau loạt bài "Cò" khám chữa bệnh lộng hành đăng trên Thanh Niên các ngày 6 - 7.2, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Công an TP.HCM, Sở Y tế và các địa phương liên quan vào cuộc kiểm tra nhiều phòng khám (PK) xung quanh PK đa khoa Medic - Hòa Hảo (Q.10), Bệnh viện Da liễu (Q.3) và Bệnh viện Ung bướu (Q.Bình Thạnh), xử lý nghiêm các vi phạm. Nhiều PK, bác sĩ bị Sở Y tế TP.HCM tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đồng thời xử phạt hành chính hàng chục triệu đồng.
Sau loạt bài "Cò" khám chữa bệnh lộng hành của Báo Thanh Niên, nhiều phòng khám, bác sĩ bị Sở Y tế TP.HCM tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Ảnh Duy Tính
Đa số các PK bị kiểm tra đều vi phạm các lỗi: nhân viên không đeo biển tên, lập sổ khám chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật; người hành nghề không đăng ký hành nghề khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật; người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật không có mặt tại cơ sở trong thời gian đăng ký hoạt động mà không ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật; không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh.
Một điểm chung nữa là các PK này đều có hiện tượng cấu kết với "cò" dẫn dụ bệnh nhân đến đây khám chữa bệnh.
Sao cứ để tái diễn ?
Nhắc đến "một phen hoảng hồn" vì bị chèo kéo trước cổng PK đa khoa Medic - Hòa Hảo, bạn đọc (BĐ) phamthithuvan chia sẻ: "Mới vừa đến cổng chưa kịp định thần thì đã có người đến hỏi rồi chỉ qua một PK phía bên kia đường. Tôi chần chờ nói khám trong bệnh viện nhưng người này đẩy tôi đi luôn, nói là đăng ký bên đó xong sẽ qua bệnh viện. Tôi đi thử xem sao, thấy một số người đang chờ sẵn, người ta đưa tờ đăng ký cho tôi. Chờ 10 phút, tôi đi ra, nhân viên PK chạy theo hỏi tôi đi đâu, đòi giấy lại. Tôi chạy thẳng vào trong PK Hòa Hảo, đăng ký khám bệnh. Giờ nhớ lại còn sợ".
Rất nhiều bệnh viện, PK chuyên khoa quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội là theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng người dân không dễ biết được bệnh viện, PK nào thật, cái nào không phép, làm ăn dối trá... Chỉ đến khi "đụng" chuyện mới hay. Vai trò quản lý, thanh tra chuyên ngành cần nâng cao hơn nữa. Võ Trọng
Phải có thêm các biện pháp xử lý mạnh tay hơn chứ phạt tiền như vậy chẳng thấm tháp gì với khoản tiền họ "móc túi" bệnh nhân. Trung Lê Chí
Nói thật, bệnh viện, PK mà phải nhờ "có" dắt mối thì chắc chắn chất lượng rất tệ, không cạnh tranh được mới dùng chiêu này. Bà con cứ nhớ điều này mà tránh xa. Vũ Sĩ
Câu chuyện của BĐ Truc Anh Nguyen cũng không khác mấy: "Chiêu trò dẫn dụ khách đến phòng khám tư kiểu này mình từng gặp. Mà may sao mình nhanh trí quay đầu xe chạy ra hẻm luôn. Lúc đó mấy "cò" còn đứng đầu đường, chặn lại nữa chứ".
Nhiều BĐ lưu ý việc người dân từng nhiều lần phản ánh "cò" khám chữa bệnh chèo kéo, cơ quan quản lý từng nhiều lần ra quân xử phạt, nhưng tại sao vẫn cứ tái diễn? BĐ Đào Huy Hoàng bức xúc: "Nói thẳng ra là mấy cái vụ cò khám chữa bệnh này xảy ra hoài, như bắt cóc bỏ đĩa. Báo chí lên tiếng, dăm ba hôm lắng xuống rồi không hiểu sao đâu lại vào đấy. Có cần tôi lục báo cũ cho đọc lại không?".
Xử lý mạnh tay hơn
BĐ Minh Nghĩa cho rằng muốn dẹp nạn "cò" khám chữa bệnh này thì cơ quan quản lý có thể áp dụng đồng loạt nhiều biện pháp: "Tôi xin nêu vài kế sách: Một là kỷ luật buộc thôi việc nếu phát hiện nhân viên bệnh viện tiếp tay với cò. Hai là thanh tra y tế kiểm tra nghiêm hoạt động của các cơ sở khám bệnh chung quanh bệnh viện, nếu phát hiện có nhờ cò dẫn dắt khách thì đóng cửa ngay. Ba là nếu đã phát hiện, xử phạt thì khâu giám sát càng phải duy trì thường xuyên, hiệu quả, tập trung vào hẳn các PK từng bị phạt". Tán thành, BĐ Tùng Ly cho rằng cần có những biện pháp xử lý mạnh tay hơn, "chứ phạt vài chục triệu như vậy theo tôi là quá nhẹ và chả thấm vào đâu".
Đa phần BĐ đồng ý quan điểm các cơ quan quản lý một khi đã tăng cường xử phạt thì cần duy trì công tác giám sát vi phạm mới thực sự giải quyết tận gốc nạn "cò" khám chữa bệnh chèo kéo.
"Đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp giám sát chặt chẽ, không để các cơ sở và bác sĩ vi phạm tiếp tục thành lập PK chui gây thiệt hại thêm cho xã hội", BĐ Binh Truong Thanh góp ý.
'Cò' khám chữa bệnh lộng hành: Cò 'thụt cánh', phòng khám tư đìu hiu Sau loạt bài phản ánh "Cò" khám chữa bệnh lộng hành trên Thanh Niên, các nhóm "cò" đã biến mất, những phòng khám tư có liên kết với "cò" cũng trở nên vắng vẻ... Một số ít "cò" thì lui về hoạt động lén lút. Trong các ngày 6, 7 và 8.2, Báo Thanh Niên đăng tải loạt bài điều tra "Cò" khám...