Nhiều trường tư ở Singapore đóng cửa
Các trường tư ở Singapore ồ ạt đóng cửa do chính quyền thắt chặt những quy định về quản lý giáo dục. Số lượng trường còn lại hiện ở mức thấp kỷ lục kể từ năm 2012.
Theo Straits Times, số lượng trường tư đóng cửa ở Singapore đã đạt mức kỷ lục vào năm ngoái và vẫn đang biến động. Đây là lĩnh vực từng được Singapore đặt tham vọng hàng đầu để trở thành trung tâm giáo dục.
Thậm chí, nhiều người dự kiến số trường đóng cửa vào năm nay còn nhiều hơn do cơ quan chức năng đang chuẩn bị thi hành các quy định mới nghiêm ngặt hơn.
Năm ngoái, 25 trường tư rút tên khỏi danh sách hoạt động với Hội đồng Giáo dục Tư thục Singapore (CPE), bao gồm cả những trường nổi tiếng như Viện Giáo dục Nanyang và Học viện M2 mới mở cửa ở Orchard Road cách đây 3 năm. Năm 2015, 17 trường đóng cửa.
Học viện M2 – trường tư có tiếng mới mở cửa cách đây 3 năm – cũng tuyên bố đóng cửa vào năm ngoái. Ảnh: ST File
Hiện Singapore có khoảng 293 trường tư. Đây là lần đầu tiên con số này giảm xuống dưới 300 trường kể từ năm 2012. Các quy định cứng rắn từ chính quyền đã khiến hàng trăm trường phải ngừng hoạt động do không thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Ông Brandon Lee, Tổng giám đốc phụ trách giáo dục tư thục thuộc Chương trình giáo dục quốc gia SkillsFuture của Singapore, cho biết việc tái cơ cấu là không thể tránh khỏi và sẽ tiếp tục được thực hiện khi chính phủ điều chỉnh lại ngành, nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của học sinh và nền kinh tế.
“Các trường tư hiện tại cần cam kết cải tiến để giúp chương trình học của họ tốt hơn”, ông Lee nói thêm.
Video đang HOT
Nhiều trường tư ở Singapore đóng cửa do chính quyền ban hành các quy định mới về quản lý giáo dục. Ảnh: ST File.
Giới quan sát dự đoán số trường tư đóng cửa sẽ tiếp tục tăng trong vài tháng tới, khi CPE đưa ra nhiều biện pháp mới để bảo vệ tốt hơn cho sinh viên và yêu cầu các trường thông tin minh bạch hơn.
Bên cạnh đó, những trường tư có cấp bằng sẽ phải tham gia cuộc khảo sát sinh viên tốt nghiệp hàng năm do CPE tổ chức, đồng thời phải có vốn cổ đông tối thiểu 100.000 đô la Singapore (70.600 USD).
Các quan chức CPE cho biết hầu hết trường tự nguyện đóng cửa do điều kiện kinh doanh khó khăn. Một số khác quyết định tập trung các khóa học kỹ năng ngắn hạn phù hợp Chương trình SkillsFuture.
Đối với các trường không cấp bằng, các khóa học toàn thời gian hoặc bằng tốt nghiệp ở cấp sau trung học không cần đăng ký với CPE.
Trong trường hợp trường đóng cửa, CPE sẽ làm việc chặt chẽ với nhà trường để đảm bảo quyền lợi của sinh viên được bảo vệ. Các trường sẽ phải hoàn thành khóa học cho sinh viên hoặc đảm bảo rằng sinh viên có thể chuyển sang trường khác có cùng chương trình.
Hiện giới chức không có số liệu tuyển sinh hiện hành của các trường tư. Tuy nhiên, số liệu báo cáo trong năm 2015 là 77.000 sinh viên trong nước và 29.000 sinh viên quốc tế – sụt giảm đáng kể so với các năm trước.
Truyền thông Singapore cho biết 5 năm trước, các trường tư thu hút khoảng 100.000 sinh viên trong nước và 35.000 sinh viên nước ngoài.
Số lượng sinh viên trong nước dự kiến còn giảm hơn nữa khi chính phủ cam kết tăng lượng tuyển sinh đầu vào cho 6 trường đại học chiếm tới 40% sinh viên.
Ông Lee Kwok Cheong, Giám đốc điều hành trường tư lớn nhất Singapore, SIM Global Education, hy vọng các trường sẽ tiếp tục đổi mới khi những quy định được thắt chặt hơn.
Quản lý Viện Phát triển Singapore, Tổng thư ký R. Theyvendran, cũng cho rằng nhiều trường tư sẽ đóng cửa trong thời gian tới.
“Đây không hẳn là điều xấu. Hy vọng rằng những ngôi trường chất lượng sẽ tiếp tục tồn tại và nhận được hỗ trợ để phát triển việc kinh doanh của họ”, ông nói.
Theo Zing
Kiểm định chất lượng đại học không thể dùng hợp đồng kinh tế
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học với 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí.
Theo GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, có hai vấn đề mà ông thấy băn khoăn nhất khi đọc dự thảo lần này. Đó là hợp đồng kinh tế giữa cơ sở được kiểm định và tổ chức kiểm định và không quy định chế tài đối với các tổ chức kiểm định.
GS Lâm Quang Thiệp nói: "Khi đọc bản dự thảo, có bốn vấn đề tôi thấy đáng quan tâm. Thứ nhất, bộ tiêu chuẩn quá rối vì nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí. Trước chỉ có 10 tiêu chuẩn, giờ lên 25 tiêu chuẩn. Ấn tượng chung của tôi là có quá nhiều tiêu chí, tiêu chuẩn, do đó sẽ khó hơn trong thực thực hiện.
Thứ hai, với mức đánh giá là 7 thang, tôi nghĩ không cần thiết, không khả thi. Thường chỉ hai, ba thang đánh giá là được, vì đánh giá này không cần thật chính xác".
Theo ông, việc đánh giá, kiểm định các trường mà đưa chính xác hóa vào là không có ý nghĩa. Nó giống như đi mua vải may áo quần mà đo đến hàng milimet.
Dự thảo kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học mới rất tiếc lại không có tiêu chí số lượng sinh viên ra trường sau 1 năm có việc làm. Ảnh: Ngọc Châu /Tiền Phong.
Với quy định 7 bậc xếp loại, lại điểm nguyên, điểm lẻ là không có ý nghĩa và không thực chất. Điểm chấm cho sinh viên, học sinh có thể chấm theo thang 10, thang 100 nhưng cuối cùng cũng quy về mức A, B, C, D...
Tức là, phân chia thang đó đó rộng hơn, ít tầng bậc hơn. Chính vì vậy, yêu cầu đánh giá các trường ĐH độ chính xác còn thấp hơn điểm của học sinh nên không cần thiết phải phân ra quá nhiều bậc.
Thứ ba, dự thảo này hợp nhất nhiều văn bản cũ. Nhưng không thấy nói đến yêu cầu đối với tổ chức kiểm định. Dự thảo nói quyền lực của tổ chức kiểm định, chế tài đối với các cơ sở giáo dục nhiều, nhưng không thấy nói về chế tài đối với tổ chức kiểm định.
Tổ chức kiểm định cũng quan trọng như tổ chức kiểm toán vì tiếng nói của nó rất quyết định. Vì vậy, chúng ta phải có chế tài thế nào cho chặt chẽ, nghiêm khắc với tổ chức kiểm định.
Dự thảo hoàn toàn không thấy chế tài với tổ chức kiểm định, không hiểu Bộ GD&ĐT sẽ quy định ở đâu. Nếu không có chế tài, tổ chức kiểm định không khách quan, trung thực thì sao.
"Thứ tư, dự thảo có quy định, cơ sở giáo dục phải có hợp đồng kinh tế với các tổ chức kiểm định. Tôi thấy không ổn. Hợp đồng kinh tế là thuận mua vừa bán, tức là có thể trường tôi có nhiều tiền, anh phải làm tốt cho trường tôi. Còn trường khác ít tiền thì sao? Tôi khẳng định không thể dùng hợp đồng kinh tế để nhà trường trả tiền cho tổ chức kiểm định", ông Thiệp nói.
Nhà nước, Bộ GD&ĐT phải quy định mức chi phí trung bình để các cơ sở đào tạo trả cho tổ chức kiểm định. Tất cả các trường phải làm như vậy. Đây là văn hóa chất lượng nên không thể có hợp đồng kinh tế.
Liên quan việc bộ tiêu chuẩn cũ có tiêu chí 50% sinh viên có việc làm sau 1 năm ra trường, dự thảo tiêu chuẩn mới lại không có, GS Lâm Quang Thiệp cho rằng sinh viên có việc làm là vấn đề quan trọng. Nó đánh giá chất lượng của một trường ĐH. Nó cũng đòi hỏi nhà trường phải theo dõi một cách khách quan. Lần này đưa vào nhiều tiêu chí thế, tiêu chí này lẽ ra nên giữ lại.
PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng: Bộ tiêu chuẩn cũ có một số bất cập trong tình hình hiện nay như chưa có tính hội nhập đối với khu vực Cộng đồng kinh tế ASEAN mà hiện nay Việt Nam đang là một thành viên tích cực; chỉ mới đánh giá được 2 mức đạt và chưa đạt, chưa đánh giá được mức độ mạnh yếu của từng tiêu chí.
Ngoài ra, cách đánh giá này còn hạn chế trong việc giúp cho các cơ sở giáo dục phấn đấu, nâng cao chất lượng giáo dục; còn thiếu nhiều vấn đề mà thế giới hoặc khu vực quan tâm ví dụ như sở hữu trí tuệ, hệ thống quản lý thông tin...
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
Giáo dục ĐH thụt lùi: Có giải pháp phải nỗ lực thực hiệnChia sẻ về những bước lùi của giáo dục ĐH, GS Đào Trọng Thi cho rằng Bộ GD&ĐT chưa làm đúng trách nhiệm. GS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - trao đổi về những vấn đề của giáo dục ĐH hiện nay. - Bộ trưởng GD&ĐT...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sắc vóc của 'hoa hậu cải lương' Như Huỳnh ở tuổi 39
Sao việt
22:41:35 22/05/2025
Sự cố nghiêm trọng tại lễ hạ thủy tàu chiến, ông Kim Jong-un cảnh báo
Thế giới
22:40:54 22/05/2025
Vì sao 'Cha tôi người ở lại' sắp kết thúc vẫn gây tranh cãi?
Hậu trường phim
22:39:09 22/05/2025
Chàng trai gây sốt vì hát quá giống Mạnh Quỳnh
Tv show
22:37:11 22/05/2025
Taylor Swift và cơ hội mua lại các bản ghi âm của... chính mình
Nhạc quốc tế
22:35:03 22/05/2025
Bi kịch khiến nam diễn viên hạng A sống như người nghèo, để chị gái trông như ăn xin cũng không đụng đến 18.000 tỷ
Sao châu á
21:41:40 22/05/2025
Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM
Tin nổi bật
21:34:16 22/05/2025
Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai
Sao thể thao
21:26:42 22/05/2025
Hai tài xế ô tô trả giá vì gây tai nạn kinh hoàng, khiến 4 mẹ con tử vong tại chỗ
Pháp luật
21:18:34 22/05/2025
Loan Barbie gây thương nhớ trong bộ áo dài thướt tha
Netizen
21:00:05 22/05/2025