Nhiều trường tư lo “khó sống” nếu cho học sinh nghỉ hè 3 tháng

Theo dõi VGT trên

Đại diện các trường ngoài công lập tại Hà Nội vừa đồng loạt ký vào đơn kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ về quy định thời gian nghỉ hè 3 tháng vừa được Bộ thông tin mới đây.

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020-2021 là ngày 5/9, các trường không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng. Thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1/9. Theo đó, nhiều trường tư thục tỏ ra lo lắng, hoang mang trước thông tin không được dạy trước khai giảng.

Cụ thể thông tin trên báo Tiền Phong, chủ tịch hội đồng và hiệu trưởng các trường ngoài công lập ở Hà Nội đã cùng ký đơn gửi lãnh đạo GD&ĐT về quy định đóng cổng trường, cho học sinh nghỉ hè 3 tháng. Theo các trường, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của giáo viên cũng như gây thiếu thời gian dạy kỹ năng sống cho học sinh.

Trong đơn kiến nghị, đại diện các trường nêu: “Ngày 30/6, Bộ GD&ĐT thông tin sẽ thống nhất trong cả nước về thời gian khai giảng năm học 2020 – 2021 là ngày 5/9. Các cơ sở giáo dục không được tổ chức dạy học trước ngày khai giảng và sớm nhất ngày 1/9.

Với các trường tư thục, Bộ sẽ xem xét, sửa đổi Thông tư 13/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục cho phù hợp hơn”.

Nhiều trường tư lo khó sống nếu cho học sinh nghỉ hè 3 tháng - Hình 1

Ảnh minh họa

Hiệu trưởng các trường tư cho biết, họ đang phải vật lộn đối phó với cơn khủng hoảng của đại dịch COVID-19, vừa mở cửa đón học sinh trở lại liền đối mặt với nỗi lo “rủi ro chính sách” từ thông báo kể trên: “Mặc dù chưa biết Bộ sẽ sửa đổi như thế nào, nhưng với tinh thần ‘thống nhất thời gian khai giảng trên cả nước’ và ‘các trường không được tổ chức dạy học trước ngày 1/9′, chúng tôi thực sự lo lắng, hoang mang”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Marie Curie chia sẻ trên Vietnamnet, dịch Covid-19 làm không ít trường tư phá sản hoặc đứng trước nguy cơ này. Rất nhiều trường tư thục phải rất cố gắng mới có thể vượt qua.

Giờ đây, nếu mỗi năm có 3 tháng nghỉ hè thì đồng nghĩa với việc các thầy cô không có lương trong thời gian đó, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống.

Ông Khang ví von: “Đặc thù của trường tư là “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. Dịch Covid-19 là một đại họa ảnh hưởng đến các trường và đời sống của các giáo viên mà cả thế kỷ mới gặp một lần. Nhưng bây giờ, nếu nghỉ trọn 3 tháng hè thì giống như mỗi năm một “đại họa” lại giáng xuống các trường ngoài công lập”.

Video đang HOT

Do đó, ông Khang kiến nghị Bộ GD-ĐT giữ nguyên quy định trường tư được phép tựu trường, học trước trường công lập 4 tuần.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho hay nỗi đe dọa như đang lơ lửng trên đầu các trường ngoài công lập.

“Đến như tôi còn không lãng phí một phút để làm việc thì tại sao trẻ ở lứa tuổi 15-18 vốn đang cần học lại nghỉ đến 3 tháng?” – ông Hòa đặt câu hỏi.

Cũng trong đơn kiến nghị, lãnh đạo các trường tư cho rằng, ngoài việc chấp hành quy định của nhà nước, trường tư thục còn phải hoạt động theo thỏa thuận với cha mẹ học sinh, tự lo về nguồn tài chính, cơ sở vật chất, tuyển sinh, bảo đảm sự tồn tại và phát triển, có trách nhiệm trong những cam kết và thỏa thuận với cha mẹ học sinh.

Theo đó, nhóm các trường này cho rằng, Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT ngày 28/03/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế hoạt động của các trường phổ thông tư thục, Khoản 3, Điều 14 quy định: “Trường phổ thông tư thục cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông được bổ sung thời gian học tập không quá 4 tuần/ năm ngoài quy định đối với trường phổ thông công lập cùng cấp học nhưng không thu thêm học phí cho thời gian học bổ sung”.

Tập thể các trường ngoài công lập kiến nghị khẩn cấp tới Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét và có những điều chỉnh phù hợp về thời gian nghỉ hè của khối trường ngoài công lập để học sinh, phụ huynh, giáo viên và các nhà đầu tư trường tư thục yên tâm thực hiện tốt kế hoạch giáo dục của mình.

Quá tải, phụ huynh vất vả tìm chỗ học cho con

Trước tình hình học sinh tăng, lại phải đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều trường tiểu học ở TP.HCM phải giảm chỉ tiêu tuyển sinh lớp 1, giảm lớp bán trú.

Năm học 2020-2021, dự kiến TP tăng 54.645 học sinh (HS) (48.045 công lập và 6.000 ngoài công lập). Trong đó, bậc tiểu học tăng 8.989 HS.

Nhìn chung số HS tăng nhiều tập trung tại một số quận (9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Tân) và huyện ngoại thành (Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi) do đang trong giai đoạn đô thị hóa, tình trạng dân số tăng cơ học.

Phụ huynh đôn đáo tìm lớp bán trú

Những ngày này, anh HB, có con sẽ vào lớp 1 ở quận Tân Phú, như ngồi trên đống lửa. Theo thông tin từ phường, do số lượng HS quá đông nên năm nay trường con anh dự kiến vào học không tổ chức bán trú.

"Con tôi vào lớp 1, cứ nghĩ được phân tuyến vào trường có lớp bán trú nhưng với tình hình hiện nay, tôi không biết xoay xở sao. Hai vợ chồng chưa biết sắp xếp làm sao để đưa đón con mỗi ngày. Tôi đang thăm dò một số trường lân cận nhưng rất khó do trái tuyến" - anh B. than thở.

Thời gian này, chị Thùy Dung (quận 12) cũng đứng ngồi không yên vì lo chỗ học cho đứa con sắp vào lớp 1. "Hôm trước tôi lên trường hỏi về trường hợp của con nhưng trường kêu khó vì riêng danh sách có hộ khẩu được phân tuyến vào trường đã vượt chỉ tiêu được giao, trong khi gia đình tôi chỉ có KT3. Giờ tôi đang chờ xem trường có tuyển bổ sung không" - chị Dung bày tỏ.

Về vấn đề này, hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 12 cho biết mục tiêu của trường là làm sao có thể đáp ứng đủ chỗ học cho HS trên địa bàn, còn chuyện tổ chức hai buổi/ngày là xa vời. "Do trường ở địa bàn đông dân cư nên hiện tại số lượng danh sách đủ điều kiện đã vượt chỉ tiêu cho phép. Giờ tôi đã báo cáo và chờ chỉ đạo từ Phòng GD&ĐT" - vị này nói thêm.

Tại Trường Tiểu học Kim Đồng, quận Gò Vấp, năm học tới nhà trường giảm số lớp tổ chức bán trú. Ông Võ Minh Thông, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết năm ngoái trường tổ chức được năm lớp bán trú thì năm học 2020-2021 chỉ khoảng 3-4 lớp để dành phòng cho các lớp một buổi xoay xở việc học sao cho đủ 31 tiết. Để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, các lớp một buổi sẽ phải học năm buổi sáng và thêm hai buổi chiều.

Tương tự, ông Nguyễn Nghĩa Dũng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Thế, quận Tân Bình, cho hay đáp ứng chương trình mới là học hai buổi/ngày nên năm 2020, trường giảm tuyển sinh lớp 1. Bình thường, những năm trước có khoảng sáu lớp 1, trong đó bốn lớp bán trú và hai lớp một buổi thì năm học 2020-2021, trường chỉ tuyển năm lớp và tất cả đều tổ chức bán trú.

Quá tải, phụ huynh vất vả tìm chỗ học cho con - Hình 1


Học sinh lớp 1, Trường Tiểu học Phan Huy Ích (quận Tân Bình) trong lễ khai giảng năm học 2019-2020. Ảnh: NQ

Quận xoay xở mọi cách

Năm học 2020-2021, cùng với 62 tỉnh/thành, TP.HCM bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở cấp tiểu học với khối lớp 1. Để có thể đảm bảo được việc học hai buổi/ngày, các quận/huyện đều rất chật vật vì trường lớp không phát triển tương xứng với tốc độ tăng dân số cơ học.

Gò Vấp là khu vực chịu áp lực tăng dân số cơ học hằng năm. Ở bậc tiểu học, dự kiến số lượng trẻ vào lớp 1 là 7.727.

Ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng GD&ĐT quận Gò Vấp, cho biết quận cố gắng đáp ứng đủ chỗ học rồi sau đó mới tính đến chuyện bán trú. "Quận tạm ngưng thực hiện trường chuẩn quốc gia ở Trường Tiểu học Lê Quý Đôn vì sĩ số HS quá đông, khó có thể đáp ứng được 35 HS/lớp. Trong khi một số dự án xây dựng trường học ở phường 9, phường 12 chưa được triển khai do vướng vấn đề bồi thường, giải tỏa. Do đó, ưu tiên hàng đầu hiện nay là đáp ứng đủ chỗ học" - ông Thủy nói.

Theo ông Thủy, để bảo đảm 100% HS ở quận Gò Vấp được học hai buổi/ngày theo chương trình phổ thông 2018 là rất khó.

Chia đôi khối lớp 1 theo ngày chẵn, lẽ

Tôi đề xuất, nếu được có thể chia đôi khối lớp 1. Một nửa khối học vào thứ Hai, Tư, Sáu và nửa còn lại học vào thứ Ba, Năm, Bảy. Như thế, nếu có năm phòng học, tôi sẽ tổ chức được tám lớp học hai buổi/ngày. Phòng học còn lại sẽ dành cho các hoạt động tập trung khác. Thực tế, học sinh lớp 1 mỗi ngày chỉ học 7-8 tiết, mỗi tiết 35 phút. Giờ thêm một tiết mỗi ngày thì cũng không sao.

Ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng phòng GD&ĐT quận Gò Vấp

Tại quận Tân Phú, ông Trần Trọng Khiêm, Phó phòng GD&ĐT, cho biết năm học tới khoảng 7.000 HS vào lớp 1, trong khi số lượng HS lớp 5 ra trường chỉ hơn 6.000. Vì thế, tình hình tuyển sinh đầu cấp tại quận luôn áp lực. Do đó, mục tiêu của quận là đảm bảo đủ chỗ học cho HS. Căn cứ vào số HS của các trường cùng với cơ sở vật chất mới tính toán đến việc tổ chức học hai buổi/ngày. Thường tỉ lệ hai buổi/ngày của quận luôn dao động ở mức 20%-30%.

"Tuy nhiên, năm học 2020-2021, trên tinh thần hướng HS học hai buổi/ngày nên ngành đang có định hướng kể từ năm học tới trở đi quận sẽ phấn đấu xây dựng lộ trình mỗi năm sẽ phát triển một trường tiểu học dạy hai buổi/ngày bắt đầu từ lớp 1, thực hiện theo hình thức cuốn chiếu" - ông Khiêm nhấn mạnh.

Tại quận Bình Tân, năm học tới sẽ đưa vào sử dụng hai trường mới, trong đó có một trường tiểu học với 22 phòng. Năm 2020, theo số liệu thống kê từ quận, có hơn 12.300 trẻ vào lớp 1 trong khi học sinh lớp 5 ra trường hơn 9.000. Do đó, để đảm bảo chỗ học, quận Bình Tân tiếp tục tổ chức cho hơn 42% HS lớp 1 học hai buổi/ngày, còn lại sẽ học sáu buổi/tuần, tức học cả ngày thứ Bảy để đảm bảo yêu cầu về số tiết học theo chương trình mới.

Ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng GD&ĐT quận 8, chia sẻ năm nay quận có một trường tiểu học mới đưa vào sử dụng. Những năm trước tỉ lệ bán trú tại quận khoảng 86%. Năm 2020, để triển khai chương trình mới, phòng chỉ đạo các trường cố gắng tổ chức bán trú, đảm bảo 100%. Tuy nhiên, sĩ số HS các lớp sẽ cao, dao động 40-45 HS.

Các quận tùy cơ ứng biến

Theo chương trình mới, HS lớp 1 sẽ học hai buổi/ngày. Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở vật chất cũng như tốc độ tăng dân số cơ học tại TP.HCM, đó là một thách thức. Một số quận, huyện chỉ đạt hơn 20% HS học hai buổi/ngày.

Để giải quyết vấn đề, ngành giáo dục đang chỉ đạo rà soát, nơi nào thiếu thiết bị dạy học thì mua mới. Các trường nên ưu tiên cho HS lớp 1. Đối với những quận, huyện đông dân cư có thể linh hoạt thiết kế việc dạy học 6-7 buổi/tuần. Thậm chí, các trường có thể tận dụng ngày thứ Bảy để triển khai các hoạt động tập trung.

Ông NGUYỄN VĂN HIẾU, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, phát biểu tại buổi họp báo về công bố kết quả chọn lựa sách giáo khoa

https://www.nguoiduatin.vn/nhieu-truong-tu-lo-kho-song-neu-cho-hoc-sinh-nghi-he-3-thang-a481871.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khẩn trương điều tra nghi án hai vợ chồng giáo viên bị sát hại tại nhà riêngKhẩn trương điều tra nghi án hai vợ chồng giáo viên bị sát hại tại nhà riêng
1 giờ trước
3,5 triệu người phát sốt vì Lisa (BLACKPINK) tự đăng ảnh hẹn hò bạn trai CEO3,5 triệu người phát sốt vì Lisa (BLACKPINK) tự đăng ảnh hẹn hò bạn trai CEO
5 giờ trước
Hình ảnh chưa từng thấy của Cường Đô La khi vắng bóng Đàm Thu TrangHình ảnh chưa từng thấy của Cường Đô La khi vắng bóng Đàm Thu Trang
5 giờ trước
Kết cục trái chiều sau 6 năm ly hôn của Song Hye Kyo - Song Joong Ki: Người được khen, kẻ bị phàn nànKết cục trái chiều sau 6 năm ly hôn của Song Hye Kyo - Song Joong Ki: Người được khen, kẻ bị phàn nàn
4 giờ trước
Clip sốc: Nam ca sĩ hạng A giật 1 cô gái khỏi taxi, khiến đối phương ngã sấp mặt xuống đườngClip sốc: Nam ca sĩ hạng A giật 1 cô gái khỏi taxi, khiến đối phương ngã sấp mặt xuống đường
4 giờ trước
Song Hye Kyo chưa bao giờ "xấu" đến thếSong Hye Kyo chưa bao giờ "xấu" đến thế
5 giờ trước
Phương Linh chia sẻ lý do "biến mất" khỏi showbizPhương Linh chia sẻ lý do "biến mất" khỏi showbiz
1 giờ trước
Hot nhất MXH: Ngu Thư Hân và Vương Hạc Đệ cạch mặt vì 1 người đòi theo đuổi, 1 chi tiết khiến 140 triệu người phản ứng gắtHot nhất MXH: Ngu Thư Hân và Vương Hạc Đệ cạch mặt vì 1 người đòi theo đuổi, 1 chi tiết khiến 140 triệu người phản ứng gắt
2 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trung Đông âm ỉ bất ổn

Trung Đông âm ỉ bất ổn

Pháp luật

1 phút trước
Triển vọng ngừng bắn giữa Israel và Hamas chưa rõ ràng trong khi Syria đối diện nguy cơ bất ổn mới trước đe dọa quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ.
Điện thoại nghe lén - Sự thật hay chỉ là hiểu lầm?

Điện thoại nghe lén - Sự thật hay chỉ là hiểu lầm?

Thế giới

1 phút trước
Vụ kiện sau đó đã đưa ra cáo buộc rằng Apple đã chia sẻ một số cuộc trò chuyện mà Siri bí mật ghi âm với các nhà quảng cáo đang tìm cách kết nối với người tiêu dùng có nhiều khả năng mua sản phẩm và dịch vụ của họ.
Sốc: Công ty quản lý tâng bốc "công chúa Kpop" Jang Won Young, dùng deepfake bôi nhọ thành viên đối thủ?

Sốc: Công ty quản lý tâng bốc "công chúa Kpop" Jang Won Young, dùng deepfake bôi nhọ thành viên đối thủ?

Sao châu á

14 phút trước
Trên Weibo chính thức của Starship Entertainment bất ngờ xuất hiện những hình ảnh deepfake bôi nhọ Ahn Yu Jin, tâng bốc Jang Won Young
Vợ định lì xì Tết các cháu ở quê 10.000 đồng, chồng thất nghiệp cả năm lại sĩ diện liền phán một câu nghe chết lặng

Vợ định lì xì Tết các cháu ở quê 10.000 đồng, chồng thất nghiệp cả năm lại sĩ diện liền phán một câu nghe chết lặng

Netizen

14 phút trước
Kinh tế khó khăn nên người vợ trẻ dự định chỉ bỏ lì xì Tết 10.000 đồng tặng cho các cháu nhưng liền bị người chồng sĩ diện gay gắt phản đối.
Mê mẩn bài hát chủ đề WeChoice 2024: Ca từ quá đẹp, fan nức nở lập luôn thành tích khủng

Mê mẩn bài hát chủ đề WeChoice 2024: Ca từ quá đẹp, fan nức nở lập luôn thành tích khủng

Nhạc việt

23 phút trước
Ngay sau khi lên sóng, Việt Nam Tôi Đó trở thành chủ đề âm nhạc được thảo luận cực rôm rả trên các trang cộng đồng.
Minh Tuyết, Minh Hằng sốc với kết quả công diễn 5 "Chị đẹp đạp gió 2024"

Minh Tuyết, Minh Hằng sốc với kết quả công diễn 5 "Chị đẹp đạp gió 2024"

Tv show

1 giờ trước
Trailer Tập 13 Chị đẹp đạp gió 2024 hé lộ diễn biến phần loại trừ từ căng thẳng, hồi hộp đến sợ hãi với kết quả chung cuộc của công diễn 5.
Sao Việt 10/1: Hồ Ngọc Hà đọ sắc Lưu Diệc Phi, Anne Hathaway

Sao Việt 10/1: Hồ Ngọc Hà đọ sắc Lưu Diệc Phi, Anne Hathaway

Sao việt

1 giờ trước
Hồ Ngọc Hà có mặt tại Thượng Hải tham dự triển lãm trang sức đón Tết Ất Tỵ của Bvlgari với vai trò bạn thân thương hiệu .
Nguyễn Xuân Son "vượt trội" Supachok

Nguyễn Xuân Son "vượt trội" Supachok

Sao thể thao

2 giờ trước
Trong cuộc bầu chọn do AFF Cup tổ chức, tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận được số phiếu bầu vượt trội tại hạng mục Tiền đạo xuất sắc nhất .
Hôm nay nấu gì: Cơm tối đậm đà, cả nhà ngon miệng

Hôm nay nấu gì: Cơm tối đậm đà, cả nhà ngon miệng

Ẩm thực

2 giờ trước
Đều là những món ăn thân thuộc nhưng khi kết hợp với nhau trong một bữa lại đem đến cảm giác hấp dẫn vô cùng cho cả nhà.