Nhiều trường trung cấp không tuyển nổi một người học
Có tới 25% các trường trung cấp chuyên nghiệp không thể tuyển sinh là thực tế đáng buồn được Sở GD&ĐT Hà Nội đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017.
Cụ thể, ông Lê Việt Dương – phó trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT Hà Nội – cho biết năm 2015, tổng chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy giao cho 54 trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng Hà Nội gần 40.000.
Tuy nhiên, với phương thức xét tuyển, các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp chỉ tuyển được 18.313 học sinh (đạt 57,39% so với chỉ tiêu) và nếu so với năm 2014 giảm 7%.
Trong 48 trường trung cấp chuyên nghiệp chỉ có 5 trường tuyển sinh đạt và vượt chỉ tiêu. Có tới 19 trường tuyển sinh dưới một nửa số chỉ tiêu. Thậm chí, đáng báo động khi có 12 trường trung cấp rơi vào diện không tuyển sinh được.
Có thể kể đến như Trung cấp Bách khoa Hà Nội, Trung cấp Đa ngành Hà Nội, Trung cấp Tin học Tài chính kế toán Hà Nội, Trung cấp thông tin truyền thông…
Ông Vũ Đức Tuấn – hiệu trưởng trường TCCN đa ngành Sóc Sơn – chia sẻ thực tế khó khăn của hệ thống ngành giáo dục chuyên nghiệp.
Lãnh đạo nhiều trường bày tỏ lo lắng và thốt lên “việc đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đã gần đi đến ngõ cụt” trước những thay đổi về mặt chủ trương trong thời gian tới.
Bởi ngoài việc giáo dục chuyên nghiệp sẽ chuyển sang Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quản lý thay vì Bộ GD&ĐT, là tới năm 2021, bệnh viện ngừng tiếp nhận nhân lực trình độ trung cấp. Thông tư liên tịch số 26 tháng 10/2015 của liên bộ Y tế, Nội vụ quy định từ 1/1/2021, viên chức ngành y phải có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Video đang HOT
Từ năm 2025, chức danh cán bộ hệ trung cấp trong toàn bộ ngành Y sẽ bị hủy bỏ. Do đó, trước mắt đến năm 2018, các trường trung cấp y dược sẽ phải dừng tuyển sinh một số mã ngành.
Ông Vũ Đức Tuấn- hiệu trưởng trường TCCN đa ngành Sóc Sơn – bộc bạch: “Đại học, cao đẳng giờ như thế nào rồi chúng ta cũng biết, điều kiện trung cấp thì càng khó khăn từ nguồn tài chính, nhân lực và đặc biệt là công tác tuyển sinh”.
Trường thầy Tuấn, năm đầu trường tuyển được 500 học viên nhưng tụt giảm số lượng qua từng năm. Hệ hai năm dù trường đã cố “khai thác” các hướng nhưng đến nay dồn tất cả các loại hình đào tạo cũng chỉ tuyển được rất ít.
Ông Tuấn xác định những năm tới sẽ chỉ còn hệ 3 năm là chủ yếu bởi hệ hai năm khó đến lượt vì các trường CĐ đã “vớt” hết.
Chưa tạo được niềm tin cho người học
Ông Phạm Văn Đại – phó giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội – cho rằng trước hết các trường cần ổn định tư tưởng, hết sức bình tĩnh nghĩ cách làm sao tồn tại và phát triển. Như vậy dù chuyển cơ quan quản lý cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều.
“Các trường lo lắng về sự chuyển đổi cơ quan quản lý nhưng tôi nghĩ có chủ quản ngành nào thì các trường vẫn được hoàn toàn tự chủ về tài chính, về chương trình học thuật…”.
Theo ông Đại, để phát triển, mỗi trường cần xác định một ngành mũi nhọn và cố gắng tìm cách hợp tác với nhau. Có thể, nhiều trường mỗi trường một ngành, nhưng nên hợp tác lại để có một số ngành đặc biệt hay tạo thành một vài trường mạnh, mỗi trường lại tập trung đầu tư cho một khoa.
Ông Hoàng Ngọc Vinh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT – cho rằng thách thức lớn nhất mà hiện các trường trung cấp chuyên nghiệp phải đối mặt chính là sự thiếu lòng tin của người dân vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Bởi thực tế, các trường vẫn còn rất nhiều nguồn tuyển với khoảng 250.000 học sinh tốt nghiệp THCS không học THPT, không đi học nghề và THPT không học ĐH, CĐ.
Tuy nhiên, để tận dụng được nguồn này, không còn cách nào khác các trường phải tìm đến các trường THCS, THPT để “làm quen” với học sinh. Bởi các trường phổ thông không thể đủ giáo viên để làm giúp khâu hướng nghiệp.
“Các trường cũng cần thay đổi cấu trúc chương trình. Các môn chung như giáo dục quốc phòng để sau và dạy trước các môn thực hành, kỹ năng để học sinh có hứng thú học, qua đó giữ chân các em”, ông Vinh đưa lời khuyên.
Theo Thanh Hùng/Vietnamnet
Hiệu trưởng bị truy tố tham ô đổ tội cho thuộc cấp
Nguyên hiệu trưởng Trường Trung cấp TDTT TP Cần Thơ bị truy tố tham ô phản cung không nhận tội, đổ lỗi cho thuộc cấp (đang điều trị bệnh tâm thần bắt buộc).
Ngày 23-9, TAND TP Cần Thơ đưa ra xét xử vụ Trần Trung Dũng - nguyên hiệu trưởng Trường Trung cấp Thể dục Thể thao (TDTT) TP Cần Thơ cùng hai thuộc cấp bị truy tố tội tham ô và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Từ trái sang phải, các bị cáo Linh, Hậu và Dũng ngồi chờ tòa hội ý tạm dừng phiên tòa. Ảnh: N.NAM
Tại tòa, bị cáo Dũng vẫn cho rằng mình không phạm tội tham ô, mọi vấn đề của trường liên quan đến thất thoát tiền bạc là do kế toán và thủ quỹ làm chứ bị cáo không thấy, không biết.
Một trong những thuộc cấp bị cáo Dũng kể tới là thủ quỹ Nguyễn Lang Thùy đang bị bắt buộc điều trị bệnh tâm thần. Thùy từng là người có tiền án về tội tham ô tài sản và lập quỹ trái phép đang trong thời gian thử thách vẫn được Dũng phân công phụ giúp công việc cho kế toán...
Ngay trong phần xét hỏi buổi sáng với bị cáo Huỳnh Hữu Hậu (nhân viên phụ trách điện, nước của trường) cho rằng bị cáo chỉ là một nhân viên bình thường, không thể tự ký duyệt giấy tờ gì nếu không có sự đồng ý của bị cáo Dũng. Bị cáo Hậu cho rằng có một bản ghi âm cuộc nói chuyện với bị cáo Dũng khi vụ việc bị điều tra, trong đó thể hiện những việc Hậu làm là do Dũng chỉ đạo... Từ đó, chủ tọa quyết định tạm dừng phiên tòa để bị cáo Hậu về nhà lấy bản ghi âm đó lên tòa.
Đầu giờ chiều, phiên tòa tiếp tục nhưng khi mở bản ghi âm thì chất lượng âm thanh giọng nói của từng người không rõ nên tòa lại quyết định hoãn xử, trả hồ sơ để giám định lời nói trong bản ghi âm này.
Trước đó, ngày 30-5, TAND TP Cần Thơ cũng đã phải hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung do xuất hiện tình tiết bị cáo Dũng mới cung cấp thêm chứng cứ về băng ghi âm có liên quan đến nội dung vụ án. Tuy nhiên, sau khi điều tra bổ sung thì nội dung băng ghi âm bị cáo Dũng cung cấp liên quan đến vụ án không có gì mới, tất cả đều đã được ghi nhận trong hồ sơ vụ án.
Theo cáo trạng, trong thời gian giữ chức vụ hiệu trưởng Trường Trung cấp TDTT TP Cần Thơ (đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ) từ cuối năm 2010 đến tháng 5-2013, vì tư lợi cá nhân nên Dũng đã chỉ đạo cho Nguyễn Lang Thùy (thủ quỹ), Huỳnh Hữu Hậu (nhân viên điện nước) mua hóa đơn, lập khống chứng từ kế toán để rút và chiếm đoạt từ ngân sách nhà nước và chiếm đoạt tiền thu sự nghiệp của trường tổng số tiền hơn 240 triệu đồng.
Ngoài ra, Dũng thực hiện không đúng các quy định, quy chế về quản lý nhân sự, quản lý tài chính kế toán, không chỉ đạo, thiếu kiểm tra công tác tài chính dẫn đến bị mất cân đối, thất thoát nguồn thu sự nghiệp với số tiền hơn 1,8 tỉ đồng không rõ nguyên nhân. Lê Ngọc Linh phụ trách kế toán của trường, thiếu trách nhiệm trong công tác tài chính... gây thất thoát tổng cộng hơn 2 tỉ đồng.
Từ đó, cáo trạng truy tố Dũng về hai tội tham ô tài sản theo điểm a khoản 3 Điều 278 BLHS và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo khoản 2 Điều 285 BLHS. Hình phạt cao nhất của hai tội danh trên đối với bị cáo Dũng theo cáo trạng là từ 18 đến 32 năm tù. Các bị cáo Hậu bị truy tố về tội tham ô tài sản và Linh tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Riêng Thùy do bị bệnh tâm thần nên quá trình điều tra đã bị bắt buộc đưa đi trị bệnh và sẽ xử lý sau.
NHẪN NAM
Theo PLO
Trường nghề 'cháy hàng' Nhiều doanh nghiệp có tên tuổi, uy tín đưa hẳn mức lương cao đến trường nghề đặt hàng tuyển dụng nhưng không đủ nguồn tuyển. Ông Nguyễn Đắc Hiển, Trưởng phòng Đào tạo trường Trung cấp nghề Kỹ thuật Hùng Vương, cho hay, năm 2015, trường chỉ giới thiệu được 250 lao động/1.306 nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp (DN). Nhiều đơn...