Nhiều trường thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM tự chủ, học phí sẽ tăng?
Năm 2021, ĐH Quốc gia TP.HCM có thêm 3 trường ĐH thành viên thực hiện đề án đổi mới cơ chế hoạt động, chuyển sang giai đoạn tự chủ. Mô hình hoạt động này sẽ tác động đến học phí và tuyển sinh các trường ra sao?
Sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM trong giờ nghiên cứu khoa học – ẢNH: HÀ ÁNH
Cuộc họp Hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM tháng 7 vừa qua đã chính thức thông qua đề án đổi mới cơ chế hoạt động của 3 trường ĐH thành viên gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Công nghệ thông tin và Trường ĐH Kinh tế – luật. Trước đó, từ năm 2007, Trường ĐH Quốc tế đã xây dựng thành công cơ chế tự chủ tài chính.
Như vậy, đến thời điểm này đã có 4 trong số 7 trường ĐH thành viên thực hiện tự chủ. Với đề án đổi mới cơ chế hoạt động, sự tác động lớn nhất với người học là chính sách học phí cho sinh viên trúng tuyển năm 2021.
Học phí sẽ tăng mạnh
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa, cho biết từ năm 2021, trường dự kiến sẽ thực hiện tự chủ. Hiện nay đề án đã được ĐH Quốc gia TP.HCM phê duyệt và đang chờ Hội đồng trường thông qua trước khi áp dụng chính thức. Theo đó, học phí sinh viên khóa 2021 dự kiến sẽ tăng đến khoảng 25 triệu đồng/năm cho chương trình đại trà (gấp đôi mức thu hiện nay). “Đồng thời với lộ trình tăng học phí, trường đang chuẩn bị các chính sách học bổng và hỗ trợ, chương trình cho sinh viên vay học phí để học tập”, ông Thắng chia sẻ.
Về lộ trình tăng học phí các khóa tiếp theo của Trường ĐH Bách khoa, theo đề án trình ĐH Quốc gia TP.HCM trước đó, trường dự kiến tăng lên 27,5 triệu đồng vào năm 2022; các năm 2023, 2024 và 2025 là 30 triệu đồng/năm. Tầm nhìn đến năm 2030, trường đề xuất thu đủ mức học phí theo giá dịch vụ đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng.
Video đang HOT
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – luật, cũng cho biết theo quyết định được Hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM phê duyệt, trường sẽ thực hiện tự chủ từ năm 2021. Bám sát các quy định pháp luật, trường sẽ xây dựng phương án tự chủ theo 3 nội dung, trong đó có nội dung về tự chủ tài chính.
Riêng về tự chủ tài chính, theo ông Dũng: “Trường sẽ điều chỉnh tăng học phí theo mức để xã hội chấp nhận được, theo định mức kinh tế xã hội và xác định mức thu cạnh tranh so với các trường đã thực hiện tự chủ hiện nay. Học phí đó sẽ không quá sốc với người học và bám sát đề án được duyệt. Quan trọng là tăng học phí phải đảm bảo chất lượng đào tạo và cơ hội việc làm cho sinh viên”.
Theo đề án trình lên Hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế – luật đề xuất mức học phí dự kiến năm 2021 là 20,5 triệu đồng; năm 2022 là 22,6 triệu đồng; năm 2023 là 24,8 triệu đồng; năm 2024 là 27,3 triệu đồng và năm 2025 là 30 triệu đồng. Tầm nhìn từ 2026 – 2030, trường dự kiến mỗi năm điều chỉnh mức thu tăng 10 – 15%. Tuy nhiên theo ông Dũng, học phí chính thức có thể sẽ có các mức khác nhau tùy theo ngành và chương trình đào tạo, nhưng không phân biệt chất lượng cao và đại trà như hiện nay.
PGS-TS Vũ Đức Lung, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Công nghệ thông tin, cũng xác nhận thông tin áp dụng đề án mới hoạt động từ năm 2021. Hiện trường đang chi tiết hóa các nội dung của đề án sẽ triển khai. Theo đề án trước đó, trường này đề xuất học phí dự kiến mức thu 25 triệu đồng vào năm 2021; 30 triệu đồng năm 2022; 45 triệu đồng năm 2023; 49,5 triệu đồng năm 2024 và 54,4 triệu đồng năm 2025.
Tuyển sinh có gì mới ?
Dù chuyển qua tự chủ hay giữ nguyên cơ chế hoạt động như hiện nay, một số trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết sẽ giữ ổn định phương thức tuyển sinh trong năm tới. Trong đó, với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 được Bộ GD-ĐT thông báo giữ ổn định như năm 2020, kết quả kỳ thi này vẫn được xem là một cách xét tuyển quan trọng của các trường.
Theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trường ĐH Bách khoa vẫn dự kiến dành tối đa 60% tổng chỉ tiêu cho xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 (năm 2020 trường có 60% chỉ tiêu trúng tuyển bằng phương thức này). Bên cạnh đó, trường vẫn dự kiến dành tối đa 70% chỉ tiêu xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Cũng theo ông Thắng, năm tới trường sẽ có một số ngành mới đào tạo bằng tiếng Anh và tăng cường tiếng Nhật. Trong đó có ngành kiến trúc dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh bên cạnh chương trình tiếng Việt hiện nay.
Theo kế hoạch, năm tới ĐH Quốc gia TP.HCM còn 3 trường thành viên chưa thực hiện tự chủ gồm: Trường ĐH Khoa học tự nhiên, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Trường ĐH An Giang. Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, cũng thông tin phương án tuyển sinh năm tới của trường cơ bản không thay đổi nhiều so với 2020. Trong đó, xét điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương thức quan trọng với khoảng 60% tổng chỉ tiêu. 40% chỉ tiêu còn lại dành cho các phương thức khác như: xét điểm thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi…
“Năm tới trường sẽ có thêm phương thức tuyển mới xét thí sinh tốt nghiệp các trường THPT ở nước ngoài, danh sách các trường này được Bộ GD-ĐT công nhận. Hình thức này nhằm tạo điều kiện cho các học sinh tốt nghiệp ở nước ngoài được xét vào trường”, ông Hạ cho hay.
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM bỏ kỳ thi vẽ khi tuyển sinh ngành kiến trúc
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) không tổ chức kỳ thi vẽ để tuyển sinh ngành kiến trúc - đây là một điểm mới trong đề án tuyển sinh của trường năm nay.
Thí sinh tham dự kỳ thi vẽ tại một trường ĐH - HÀ ÁNH
Sáng 26.5, trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết đề án tuyển sinh của trường đang chờ ĐH Quốc gia TP.HCM duyệt.
Trong đó, một thay đổi đáng chú ý là trường không tổ chức kỳ thi môn năng khiếu (thi môn vẽ) và cũng không lấy kết quả thi môn vẽ của trường khác để xét tuyển ngành kiến trúc.
Thay vào đó, trường sẽ thực hiện xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 ngành kiến trúc bằng 2 tổ hợp: A01 (toán, lý, tiếng Anh) và C01 (toán, văn, lý).
Ngoài ra, ngành kiến trúc còn dành chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức khác như: ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và xét điểm bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Nói về sự thay đổi này, theo PGS-TS Bùi Hoài Thắng, thay đổi này nằm trong lộ trình đổi mới phương thức tuyển sinh với ngành kiến trúc mà trường đã dự định từ trước theo hướng phù hợp với chuẩn thế giới. Sau khi trúng tuyển, trường sẽ bố trí kiểm tra lại năng lực vẽ kiến trúc của sinh viên để xếp lớp rèn luyện phù hợp.
"Theo dự kiến, năm sau trường sẽ mở ngành kiến trúc đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh với mục tiêu thu hút sinh viên quốc tế đến theo học", ông Thắng thông tin thêm.
Trong đề án tuyển sinh mới này, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng điều chỉnh tỷ lệ chỉ tiêu các phương thức xét tuyển theo hướng tăng chỉ tiêu xét điểm từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Cụ thể, trong số 5.000 chỉ tiêu năm nay, trường sẽ xét tuyển điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 30-60% tổng chỉ tiêu (thay vì 30-50% chỉ tiêu như trước đó).
Bên cạnh đó, trường xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 30-70% tổng chỉ tiêu; Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 15% - 25%; Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT từ 1-5% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp THPT nước ngoài từ 1-5%.
Trước đó, nhiều trường ĐH đã công bố phương thức tuyển sinh 2020 như: Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Sài Gòn... Trong đó, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM vẫn duy trì việc tổ chức kỳ thi vẽ để xét tuyển vào các ngành có xét môn năng khiếu.
Trường ĐH tốp trên tuyển sinh ra sao? Do không kịp chuẩn bị kỳ thi riêng nên rất nhiều trường ĐH tốp trên phải xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT dù kỳ thi này khó bảo đảm đủ độ phân hóa để chọn thí sinh giỏi Dù là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng các trường ĐH cho biết sẽ sử dụng kết quả kỳ thi này...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cán mốc doanh thu hơn 30 tỷ sau 4 ngày công chiếu, 'Tìm xác: Ma không đầu' tung phân đoạn cười ra nước mắt của Ngô Kiến Huy và Đại Nghĩa
Phim việt
23:32:15 23/04/2025
Nghi vấn cặp sao hạng A bị nữ đại gia đâm xe trả thù tình, không sinh con để giữ nhan sắc "ma cà rồng"
Sao châu á
23:28:36 23/04/2025
Vỡ mộng cặp đôi phim Hàn: Song Hye Kyo - Song Joong Ki và những cú sốc cực khó nuốt
Hậu trường phim
23:12:41 23/04/2025
Lộ hình ảnh chứng minh mối quan hệ giữa Sơn Tùng M-TP và rapper nổi tiếng Hàn Quốc
Nhạc quốc tế
23:06:48 23/04/2025
NSND Tự Long có thái độ "10 điểm tuyệt đối" với đàn em kém 19 tuổi
Sao việt
23:03:27 23/04/2025
Màn kết hợp 'bùng nổ' của NSND Thanh Hoa và Hoà Minzy ở 'Hẹn ước Bắc - Nam'
Nhạc việt
22:48:33 23/04/2025
Vợ Justin Bieber bị u nang buồng trứng, buồn vì tình trạng của chồng
Sao âu mỹ
22:21:08 23/04/2025
Nhân viên ôm 8,2 tỷ đồng của Bệnh viện Thủ Đức để kinh doanh quần áo
Pháp luật
22:00:49 23/04/2025
Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn
Tin nổi bật
22:00:44 23/04/2025
Đám cưới đang viral khắp Trung Quốc: Cô dâu đẹp tới mức không thể tin nổi, chú rể là thiếu gia giàu nức tiếng
Phim châu á
21:48:38 23/04/2025