Nhiều trường THPT trước nguy cơ giải thể
Bên cạnh các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, các trường THPT ngoài công lập tại Hà Nội trong những năm gần đây cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển sinh do không đủ sức cạnh tranh với các trường công lập. Không tuyển đủ chỉ tiêu, nhiều trường đã buộc phải tạm ngừng hoạt động.
Sau 20 năm hoạt động, các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội vẫn còn nhiều tồn tại: Chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo những công tác liên quan trực tiếp của nhà trường như tuyển sinh, thi tốt nghiệp, chuyên môn. Đội ngũ cán bộ quản lí ở một số trường còn thiếu, quá thời hạn. Đội ngũ giáo viên cơ hữu vào năm học không đảm bảo, trong đó, nhiều giáo viên đã cao tuổi không đáp ứng được công việc giảng dạy hiện nay.
Tại hội nghị Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập do Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tổ chức, lãnh đạo nhiều trường đã bày tỏ sự lo lắng về công tác tuyển sinh do khó cạnh tranh với các trường công lập. Hiện nay, toàn thành phố có 102 trường ngoài, chỉ tuyển được trên 10.000 học sinh, mỗi trường chỉ tuyển được gần 120 em. Ở vùng ngoại thành, học phí trường ngoài công lập cao gấp khoảng 20 lần trường công lập nên rất khó thu hút học sinh.
Theo lãnh đạo một số trường, do không tuyển sinh đủ học sinh nên dẫn đến tình trạng không đủ kinh phí hoạt động, trả lương giáo viên, khó thu hút được giáo viên dạy giỏi. Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện thành phố có 102 trường THPT ngoài công lập, trong đó có 92 trường đang hoạt động, 8 trường tạm dừng hoạt động và 2 trường chưa hoạt động. Sở GD&ĐT Hà Nội đang thực hiện rà soát điều kiện tuyển sinh năm 2013 đối với các trường THPT ngoài công lập.
Video đang HOT
Nhiều trường THPT ngoài công lập không tuyển đủ chỉ tiêu (Ảnh minh họa)
Trường ngoài công lập rất quan trọng bởi Hà Nội mới chỉ có thể đáp ứng chỗ học cho khoảng 70% học sinh THPT vào các trường công lập trong bối cảnh đa phần nguyện vọng của học sinh là được tiếp tục học THPT thay vì học nghề. Tuy nhiên, hiện nay các trường này lại chỉ thu hút được 16,4% số học sinh THPT do cơ sở vật chất của các trường quá thiếu thốn. Hiện mới có khoảng 20% số trường THPT ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội có cơ ngơi ổn định và xây dựng kiên cố. Số còn lại phải đi thuê, mượn địa điểm.
Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết: Trong giai đoạn hiện nay, các trường cần đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học. Trường nào mà đầu tư thỏa đáng, có hướng đi phù hợp sẽ phát triển tốt. Bên cạnh đó, tăng cường quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng đầu ra, có như thế mới giải được bài toán tuyển sinh.
Lãnh đạo một số trường đã có kiến nghị Sở GD&ĐT Hà Nội những giải pháp cứu các trường như: giảm số học sinh, số lớp học trong trường công lập, tạo nguồn tuyển cho các trường ngoài công lập… Tuy nhiên, theo Sở GD&ĐT Hà Nội, khó khăn của các trường chủ yếu bắt nguồn từ chính cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên chưa đảm bảo.
Theo Lan Anh (Giáo dục & Thời đại)
Hà Nội: Sẽ giải thể các trường ngoài công lập không đủ điều kiện
Sở GD-ĐT Hà Nội đang thực hiện rà soát điều kiện tuyển sinh năm 2013 đối với các trường THPT ngoài công lập. Hiện tại có 8 trên tổng số 102 trường THPT ngoài công lập đã dừng hoạt động và đang được Sở GD-ĐT trình thành phố để giải thể.
Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, trường THPT ngoài công lập đang hoạt động, chiếm gần 50% số trường THPT của Hà Nội. Vai trò của các trường ngoài công lập rất quan trọng bởi thành phố mới chỉ có thể đáp ứng chỗ học cho khoảng 70% học sinh THPT vào các trường công lập trong bối cảnh đa phần nguyện vọng của học sinh thủ đô là được tiếp tục học phổ thông thay vì học nghề. Tuy nhiên, hiện nay các trường này lại chỉ thu hút được 16,4% số học sinh THPT do cơ sở vật chất của các trường quá thiếu thốn. Hiện mới có khoảng 20% số trường THPT ngoài công lập trên địa bàn Hà Nội có cơ ngơi ổn định và xây dựng kiên cố. Số còn lại phải đi thuê, mượn địa điểm.
Ngoài ra, có 40% số trường chỉ có dưới 2 phòng học bộ môn, trong đó chủ yếu chỉ là phòng chứa đồ dùng học tập, 30% số trường thiếu sân chơi, bãi tập cho học sinh, 14% số phòng học là bán kiên cố, học tạm...
Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng trường ngoài công lập, Hà Nội đang thực hiện các biện pháp giảm dần sĩ số học sinh/lớp và số lớp/trường ở tất cả các cấp học của khối trường công lập từ năm học 2012-2013.
Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ cho biết: "Quan điểm của ngành là cố gắng bảo đảm duy trì và phát triển hệ thống ngoài công lập, tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu vẫn là bảo đảm quyền lợi của học sinh và hướng tới chất lượng thực chất. Vì vậy, chỉ những trường ngoài công lập có đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên theo quy định mới được giao chỉ tiêu tuyển sinh".
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Không bỏ điểm sàn trong mùa tuyển sinh 2013 Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết trong mùa tuyển sinh năm 2013 vẫn chưa có thay đổi lớn và không bỏ điểm sàn đại học, cao đẳng. Không bỏ điểm sàn Vừa qua, Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đã họp để trình kiến nghị lên Bộ GD-ĐT về việc bỏ thi "3 chung" và bỏ điểm sàn ngay trong mùa...