Nhiều trường nghề đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp
Nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp để đáp ứng công tác quản lý của nhà trường không phải chỉ trong giai đoạn dịch bệnh mà cho lâu dài như một xu hướng mới trong tổ chức, quản lý đào tạo.
Năm 2021 đại dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát trở lại với những diễn biến phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực tới mọi mặt của đời sống xã hội. Nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động trong đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tuyển sinh, tổ chức đào tạo cũng như công tác quản lý chung của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đẩy mạnh đào tạo trực tuyến
Giảng viên CĐ Cơ điện Hà Nội trong một giờ giảng dạy qua hệ thống E-learning
Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, tại những địa phương không thực hiện giãn cách xã hội, hoặc ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, việc đào tạo vẫn được duy trì bằng hình thức trực tiếp, còn lại hầu hết những địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội hoặc không thực giãn cách nhưng bị ảnh hưởng của dịch bệnh vẫn phải tổ chức đào tạo trực tuyến (trường ở địa phương không có dịch, nhưng người học lại ở địa bàn có dịch cũng không đến được trường).
Để đối phó với tình hình dịch bệnh kéo dài, các trường đã chủ động điều chỉnh kế hoạch, tiến độ đào tạo, đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo, đẩy mạnh đào tạo trực tuyến (online) đối với các nội dung, môn học, mô đun phù hợp; khuyến khích giáo viên nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế, xây dựng bài giảng điện tử, xây dựng hệ thống liên lạc điện tử, trực tuyến với các nhóm học sinh, sinh viên theo khoa, khóa học trên website của trường hoặc các trang mạng xã hội; thường xuyên giữ liên lạc với học sinh, sinh viên để cung cấp thông tin, chỉ đạo, hướng dẫn học tập trong điều kiện không học tập trung tại trường.
Cũng do tình hình dịch bệnh, phương pháp dạy học có nhiều thay đổi nên hầu hết giáo viên tại các nhà trường đã thích nghi được với các hình thức dạy học trực tuyến thông qua các ứng dụng như: chương trình Zoom Cloud Meeting, Hangouts Meet, Microsoft Team, Skype, Google Classroom…Đã có trên 60% số trường trung cấp, cao đẳng áp dụng một hoặc nhiều hình thức giảng dạy trực tuyến vào các nội dung đào tạo phù hợp trong chương trình, điển hình trong hoạt động này như ở các trường: CĐ Cơ điện Hà Nội, CĐ nghề công nghệ cao Hà Nội, CĐ Kỹ nghệ II, CĐ Kỹ thuật Cao Thắng ….
Video đang HOT
Đặc biệt, nhiều trường đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp bao gồm việc học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS – Learning Management System), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS – Learning Content Management System) để đáp ứng công tác quản lý của nhà trường không phải chỉ trong giai đoạn dịch bệnh mà cho lâu dài như một xu hướng mới trong tổ chức, quản lý đào tạo. Điển hình như: Trường CĐN Việt Xô số 1, CĐ Cơ điện Hà Nội, CĐ Hàng hải 1, CĐ Công nghiệp Huế, CĐN Đà Nẵng, CĐ Công Thương miền Trung, CĐ Lý Tự Trọng, CĐ Kỹ nghệ II, CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, CĐ Công nghệ Thủ Đức, CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Tp Hồ Chí Minh, CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2, CĐ Y tế Đồng Tháp, CĐ Việt Nam – Hàn Quốc Cà Mau …
Xem xét học tập trung “3 tại chỗ” với các khoá sắp ra trường
Phương án dạy và học online giúp sinh viên, duy trì việc học tập, đảm bảo thời gian khóa học, tuy nhiên theo đánh giá của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, chủ yếu phù hợp áp dụng đối với các ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn (kinh tế, kinh doanh, văn hóa, pháp luật ….) và các nội dung lý thuyết còn các nội dung thực hành, môn học tích hợp đòi hỏi phải tổ chức giảng dạy tại phòng thực hành, nhà xưởng, khó tổ chức thực hiện đào tạo trực tuyến, nhất là đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ yêu cầu đến máy móc, công cụ, phôi liệu thực hành, thực tập.
Khó khăn khác đối với các trường tại các địa phương không áp dụng giãn cách xã hội là có thể tổ chức dạy học trực tiếp tại trường nhưng cũng bị ảnh hưởng trong việc đưa HSSV đến doanh nghiệp thực tập do nhiều doanh nghiệp ngừng trệ sản xuất, kinh doanh, cắt giảm sản lượng, giảm nhân công do những ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tại các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội không thể đi thực tập tại doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng đào tạo của các nhà trường…
Để thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2021, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng các trường cần huy động mọi nguồn lực tăng cường đầu tư, xây dựng hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến bao gồm việc học tập trực tuyến (e-learning), hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS – Learning Management System), hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS – Learning Content Management System) và thực hiện việc số hóa các hoạt động quản lý, đào tạo trong các nhà trường.
Bên cạnh đó, các trường cũng cần chủ động điều chỉnh kế hoạch đào tạo cho phù hợp với tình hình dịch bệnh và quy định giãn cách xã hội của địa phương, đảm bảo khai thác tối đa thời gian học sinh, sinh viên được tập trung học trực tiếp tại trường. Trong điều kiện không thể tổ chức học tập trung tại trường, các trường có thể điều chỉnh kế hoạch để tổ chức giảng dạy nội dung lý thuyết của toàn bộ chương trình bằng hình thức trực tuyến, khi điều kiện cho phép người học quay lại trường chỉ tổ chức thực hành, thực tập kỹ năng.
Đối với các lớp/khóa học chuẩn bị ra trường, các trường xem xét phương án tổ chức học tập trung tại trường theo mô hình “3 tại chỗ” nhằm đảm bảo tiến độ, kế hoạch đào tạo nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng lưu ý, việc đào tạo trực tuyến được thực hiện qua các công cụ dạy học trực tuyến theo thời gian thực (Microsoft Teams, Zoom, Webex, Google Hangouts Meet…) hoặc theo hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp LMS (Learning Management System) nhưng việc kiểm tra, thi kết thúc mô đun, môn học trực tuyến được thực hiện trực tiếp, tập trung tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đối với một số ngành, nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội hoặc những ngành nghề, môn học, mô đun có nội dung phù hợp, hiệu trưởng các trường có thể cho phép thực hiện theo hình thức trực tuyến, gián tiếp (không tập trung tại trường) nhưng phải bảo đảm đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của người học và chống được gian lận trong quá trình thi, kiểm tra; diễn biến của buổi thi, kiểm tra trực tuyến được ghi hình, ghi âm đầy đủ và lưu trữ theo quy định.
Các trường cần chủ động, tích cực phối hợp, quan hệ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để tiêm phòng vắc xin phòng chống dịch bệnh cho học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý, giáo viên để đưa hoạt động đào tạo được trở lại bình thường.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần chủ động, tích cực liên hệ với các doanh nghiệp đã có mối quan hệ, các doanh nghiệp trên địa bàn, triển khai các phương án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 của doanh nghiệp theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…/.
Thúc đẩy chuyển đổi số trong trường nghề
Từ những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, chuyển đổi số đã cho thấy những lợi thế lớn, trở thành xu thế tất yếu trong giáo dục đào tạo.
Với giáo dục nghề nghiệp (GDNN), chuyển đổi số đang trở nên cấp thiết để các trường nghề thích ứng với mọi hoàn cảnh, đồng thời là đòn bẩy thúc đẩy đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, bắt kịp xu thế của giáo dục toàn cầu.
Còn lúng túng
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC, TPHCM) hiện có quy mô đào tạo hơn 10.000 học sinh, sinh viên (HSSV) theo học với 24 ngành đào tạo trình độ cao đẳng và 7 ngành đào tạo trình độ trung cấp thuộc các lĩnh vực: công nghệ - kỹ thuật; kinh tế - dịch vụ và ngôn ngữ. Dạy học trực tuyến, giao bài nhận bài qua hệ thống E-learning... là giải pháp tình huống được TDC triển khai thời gian qua cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Tuy nhiên, theo sinh viên Vũ Thống Nhất, lớp Cao đẳng ô tô, Khoa Cơ khí ô tô TDC, việc học trực tuyến chỉ phù hợp với HSSV không thuộc ngành kỹ thuật. Sinh viên ngành kỹ thuật gặp khó do học lý thuyết đến đâu sẽ thực hành đến đó. Trong khi học online chỉ học được lý thuyết, còn thực hành theo dõi qua video của các thầy làm mẫu. Do vậy, Nhất và các bạn không tự tin là sẽ thực hành tốt như khi được học tại xưởng.
Sinh viên Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng thực hành trên máy. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Ở góc độ nhà trường, Th.S Nguyễn Xuân Toán, Phó Hiệu trưởng TDC, cho biết, TDC hiện có 4.000 HSSV khối ngành kỹ thuật theo học với thời gian phân bố trong chương trình đào tạo: 30% lý thuyết và 70% thực hành. Việc ứng dụng chuyển đổi số cho đối tượng này gặp không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất là tư duy chưa phù hợp của quản lý, giảng viên và người học. Tiếp đó, khối thực hành đòi hỏi phải trực tiếp tương tác giữa dạy và học, thực hành với máy móc nhiều hơn, do đó khi chuyển qua học trực tuyến trường gặp không ít lúng túng.
Có sự chuẩn bị tương đối tốt về hạ tầng công nghệ, Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng đã ứng dụng chuyển đổi số vào tổ chức dạy - học trực tuyến cho 46 môn học với 167 lớp học trực tuyến, hơn 10.000 HSSV tham gia. Đây cũng là cơ hội để trường đẩy mạnh, phát triển đào tạo trực tuyến, phát triển mô hình đào tạo E-learning trên cơ sở phát triển "Nhà trường thông minh". Bước đầu, nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến đối với các môn học lý thuyết, còn các môn thực hành, môn tích hợp đòi hỏi phải tổ chức giảng dạy tại nhà xưởng, khó thực hiện bằng dạy học trực tuyến.
Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (Bộ LĐTB-XH) đang đào tạo 29 ngành nghề trong đó chủ yếu là nghề kỹ thuật, trên 3.000 HSSV theo học khối ngành nghề kỹ thuật nói riêng. Dù được cơ quan chủ quản tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện, nhưng TS Bùi Văn Hưng, Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng nhìn nhận còn rất nhiều việc phải làm, nhất là đội ngũ thầy cô giáo phải có tâm thế chuyển đổi, dám đổi mới quá trình ứng dụng số hóa trong dạy học.
Phải gắn chặt với doanh nghiệp
Dự thảo khung đề án Chuyển đổi số trong lĩnh vực GDNN (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) đặt ra tầm nhìn đến năm 2030, toàn bộ hệ thống GDNN như một quốc gia thu nhỏ; hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở GDNN, giáo viên, HSSV sẽ chuyển lên môi trường số. Đến năm 2030, hoạt động GDNN Việt Nam đạt trình độ các nước ASEAN-4.
Cụ thể, đến năm 2030, 100% dịch vụ công liên quan đến hoạt động GDNN là dịch vụ trực tuyến mức độ 4, được tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, gồm cả thiết bị di động. Đặc biệt, khoảng 600 cơ sở GDNN (chiếm 30%) phải thực hiện chuyển đổi số hoàn toàn; 100% các trường nghề triển khai nền tảng dạy nghề trực tuyến.
TS Phạm Vũ Quốc Bình, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN (Bộ LĐTB-XH) cho rằng, để đạt được mục tiêu 600 cơ sở GDNN phải thực hiện chuyển đổi số hoàn toàn, Tổng cục GDNN xây dựng được hệ thống dữ liệu lớn toàn ngành, tạo được các nền tảng công nghệ, xây dựng hành lang pháp lý phù hợp và đặc biệt phải chuẩn bị nhân lực phục vụ cho quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, TS Quốc Bình cũng cho rằng, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực GDNN bắt buộc phải gắn liền với doanh nghiệp.
Còn TS Nguyễn Hồng Tây, Vụ phó, Phó trưởng Đại diện Văn phòng Bộ LĐTB-XH tại TPHCM, đánh giá, các nhà trường đang đẩy mạnh hoạt động bằng cách đưa ứng dụng CNTT vào giảng dạy, kết nối, chuyển đổi số trong đào tạo, xây dựng "trường học thông minh". Việc đa dạng hóa gắn với doanh nghiệp, đổi mới nội dung, phương thức tổ chức đào tạo gắn với mô hình giáo dục mở, gắn với thị trường lao động đang là yêu cầu hết sức cấp thiết.
Về góc độ doanh nghiệp, ông Đào Ngọc Hoàng Giang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thiết bị Sao Mai, gợi mở một trong những giải pháp xây dựng "trường học thông minh" phải được bắt nguồn từ xây dựng thư viện thông minh, bởi thư viện chính là trái tim, nền tảng cốt lõi, phục vụ mọi hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, tự học; xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến phục vụ việc giảng dạy mọi lúc mọi nơi. Với thư viện thông minh, hoạt động nhà trường sẽ trở nên linh hoạt hơn, thầy cô không cần đến lớp mà vẫn chia sẻ được tri thức đến người học".
Trường nghề kiến nghị gỡ khó để học viên được liên thông cao hơn Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại hội nghị trực tuyến góp ý cho dự thảo Thông tư quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tại hội nghị, ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho hay, ở...