Nhiều trường ĐH hạ ’sàn’ hết cỡ!
Nhiều trường ĐH đã công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển trong đề án tuyển sinh năm nay. Đáng chú ý, có những trường đưa ra điều kiện xét tuyển tối thiểu là tốt nghiệp THPT hoặc trung bình mỗi môn trên 3 điểm.
Một số trường thông báo điểm sàn rất thấp trong đề án tuyển sinh được đăng trên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT – HÀ ÁNH
Điểm sàn là tốt nghiệp THPT
Năm nay, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT quyết định bỏ điểm sàn chung (ngưỡng điểm tối thiểu nộp hồ sơ xét tuyển ĐH) cho các nhóm ngành ngoài sư phạm sau hơn 10 năm thực hiện kể từ 2004. Theo quy chế tuyển sinh chính quy được sửa đổi và ban hành, năm nay điều kiện tối thiểu để thí sinh (TS) nộp hồ sơ xét tuyển các ngành ngoài sư phạm chỉ gồm: tốt nghiệp THPT, điểm các môn trong tổ hợp xét tuyển không có môn nào bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống).
Theo quy định, Bộ yêu cầu các trường phải dự kiến ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào ngày cuối cùng là 19.7. Nhưng ngay thời điểm này, nhiều trường đã chủ động công bố điểm sàn của trường mình trong đề án tuyển sinh. Đáng chú ý, nhiều trường đã công khai ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu là tốt nghiệp. Chẳng hạn, đề án Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng ghi: “Ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm nhận hồ sơ xét tuyển) với phương thức xét kết quả thi là đã tốt nghiệp, có kết quả thi THPT theo tổ hợp xét tuyển”.
Trường ĐH Bình Dương xác định mức điểm tối thiểu nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển ĐH với TS thi THPT là 10 điểm cho tất cả các tổ hợp xét tuyển (gồm 3 môn/bài thi). Như vậy, điểm sàn trường này đưa ra ở đây chỉ cần trung bình trên 3 điểm/môn. Tương tự, Trường ĐH Xây dựng Miền Trung cũng công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu với tổng điểm 3 môn của tổ hợp là 11, trong đó không có môn nào từ 1 trở xuống. Có nghĩa TS chỉ cần đạt trung bình 3,66 điểm/môn là đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển. Như vậy, so với điểm sàn chung năm ngoái (15,5 điểm cho tất cả các tổ hợp) thì các trường này đã tự hạ điểm sàn riêng của trường xuống khá mạnh.
Video đang HOT
Thí sinh cần tỉnh táo
Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ VN, cho rằng với quy chế năm nay các trường hoàn toàn có thể công bố mứcđiểm xét tuyển từ mức tốt nghiệp trở lên. Tuy nhiên, TS cần tỉnh táo bằng cách căn cứ điểm chuẩn trúng tuyển các trường những năm trước. Vì nếu điểm thi thấp nhưng đăng ký vào các trường thường có điểm chuẩn cao thì khả năng trúng tuyển thấp.
“Khi đăng ký nguyện vọng, TS cần căn cứ điểm chuẩn các năm trước và xếp thứ tự nguyện vọng ưu tiên có chiến lược để trúng tuyển ngành, trường mong muốn. Vì thật ra, có thể có những trường chỉ công bố điểm sàn 15 nhưng TS phải biết 15 điểm nộp vào các trường đó sẽ rớt. Do vậy TS phải biết điểm chuẩn các ngành của từng trường những năm trước để nộp hồ sơ”, tiến sĩ Nghĩa nói.
Lời khuyên này không sai khi nhìn vào điểm sàn và điểm chuẩn của các trường ĐH những năm trước đó. Năm 2016, ĐH Quốc gia TP.HCM công bố điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển các ngành bằng điểm sàn quy định của Bộ (15 điểm). Tuy nhiên điểm chuẩn nhiều ngành của các trường thành viên trên mức 20.
Đa số từ 15 trở lên
Có những trường đưa ra yêu cầu cao hơn, TS cần có điểm trung bình tối thiểu từng môn từ 5 trở lên.
Theo đề án tuyển sinh được công bố, Trường ĐH Phạm Văn Đồng (Quảng Ngãi) sẽ nhận hồ sơ từ 15 điểm trở lên với 3 môn của tổ hợp xét tuyển dành cho các ngành ngoài sư phạm bằng phương thức xét tuyển kết quả thi THPT quốc gia. Trường ĐH Kiên Giang cũng đưa ra quy định tổng điểm trong tổ hợp xét tuyển không dưới 15 điểm.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết: “Nếu điểm sàn là tốt nghiệp, đây chính là sàn của sàn. Theo quy định năm nay, việc đưa ra mức sàn như vậy không sai nhưng cần một khoảng cách tương xứng giữa các bậc học THPT và vào ĐH. Tôi cũng không đồng ý quan điểm đưa ra điểm sàn quá thấp trong khi biết điểm chuẩn là không thể thấp như vậy”.
Với quan điểm đó, tiến sĩ Lý cho biết Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM dự kiến có 4 mức điểm sàn riêng cho các nhóm ngành. Cụ thể, nhóm ngành có điểm nhận hồ sơ cao nhất (20 điểm) gồm: công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ hóa, thú y… Nhóm ngành có mức sàn 17 sẽ gồm các ngành về lâm nghiệp và chế biến lâm sản. Hầu hết các ngành còn lại của cơ sở chính tại TP.HCM sẽ có mức sàn 18. Riêng các ngành đào tạo tại 2 phân hiệu Gia Lai và Ninh Thuận năm ngoái điểm sàn 15,5 thì năm nay có thể cao hơn, do lần đầu tiên trường mở rộng phạm vi tuyển sinh ra cả nước.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết mức điểm tối thiểu nhận hồ sơ xét tuyển vào trường năm nay là 15. Tuy nhiên đây chỉ là dự kiến, tùy vào kết quả thi và số lượng hồ sơ nộp vào trường có thể sẽ điều chỉnh mức điểm khác nhau cho các ngành.
Theo thanhnien.vn
Trường có bài thi, môn thi xét tuyển không gắn với ngành đào tạo có thể bị giải trình
Trước việc một số trường đại học (ĐH) đưa ra những tổ hợp xét tuyển mới, lạ, thậm chí có môn/bài thi không liên quan đến ngành xét tuyển, ngày 23/3, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) đã có ý kiến về việc này.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng tư vấn cho thí sinh trong ngày hội tư vấn - hướng nghiệp 2018.
Trước hết, thực hiện quy định tại Điều 34 của Luật Giáo dục ĐH: "Cơ sở giáo dục ĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh". Trong quy chế tuyển sinh quy định các trường được sử dụng kết quả của 3 bài thi/môn thi, trong đó có ít nhất một trong hai bài thi Toán, Ngữ văn để xét tuyển. Các bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo. Các trường không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp bài thi/môn thi để xét tuyển cho một ngành.Các trường được đảm bảo quyền tự chủ nhưng phải có trách nhiệm giải trình về việc bài thi/môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển có gắn với yêu cầu của ngành đào tạo và quy trình xác định tổ hợp tuyển sinh ra sao. "Thông thường, ít nhất phải có một hoặc hai môn thi trong tổ hợp được coi như là môn kiến thức nền tảng, tiên quyết để có thể vào học chương trình đào tạo. Quy trình xác định tổ hợp cho các ngành thường do hội đồng khoa học đào tạo hoặc hội đồng tuyển sinh tham mưu... Và, nhà trường phải giải trình được tính liên quan, hợp lý, cần thiết của tổ hợp đó đối với ngành đào tạo" - bà Kim Phụng nhấn mạnh.
Bà Phụng cũng cảnh báo, nếu trường xác định những tổ hợp môn thi không liên quan đến ngành đào tạo để xét tuyển sinh thì sẽ bị "mất nhiều hơn được". Bởi dư luận xã hội sẽ so sánh chất lượng đầu vào của khối trường đang đào tạo cùng ngành và có đánh giá thấp những trường xét tuyển tổ hợp lạ. Những em thí sinh có học lực tốt sẽ không chọn trường này, dẫn đến đây chỉ là điểm đến của những em không có tinh thần thực học, đi học chỉ để kiếm tấm bằng.
Về phía thí sinh chưa suy nghĩ chín chắn vào trường không phải bằng kiến thức nền tảng vững chắc sẽ rất khó tiếp thu kiến thức. Cũng như các em không hứng thú trong khi học, tốt nghiệp khó xin việc làm. Nếu có xin được việc làm thì công việc cũng khó trở thành niềm yêu thích, đam mê, để từ đó cống hiến và phát triển... Thực tế, đã có nhiều sinh viên bỏ học giữa chừng thường rơi vào những trường hợp này, dẫn đến lãng phí tiền học, thời gian, công sức...
Nhưng, điều quan trọng hơn là chất lượng đào tạo và uy tín của nhà trường sẽ bị giảm sút khi tuyển sinh bằng cách "vơ bèo vạt tép". Chủ sử dụng lao động sẽ nghi ngờ chất lượng đào tạo và không muốn nhận sinh viên của trường. Nhà trường cũng không thu hút được sinh viên giỏi, giảng viên giỏi... Đương nhiên, tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ dẫn đến con đường "tự sát".
Bà Phụng tin rằng: "Thực tế không nhiều trường lựa chọn những tổ hợp có môn thi không liên quan đến ngành đào tạo. Tuy nhiên, nếu chúng tôi thấy có những tổ hợp quá bất thường thì sẽ trao đổi, yêu cầu nhà trường giải trình. Nếu không có căn cứ thuyết phục, chúng tôi chọn những trường có dấu hiệu tiêu cực để kiểm tra, thanh tra về các điều kiện đảm bảo chất lượng, thực hiện quy định về tuyển sinh, đào tạo, đảm bảo chuẩn đầu ra và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp... Những trường chất lượng thấp sẽ bị cảnh báo; nếu có vi phạm thì bị xử lý nghiêm theo quy định. Thậm chí đến dừng tuyển sinh và công khai cho xã hội biết để phòng ngừa chung".
Năm nay, các trường được trao quyền tự chủ xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (trừ các ngành đào tạo giáo viên). Nhưng Bộ GD&ĐT vẫn yêu cầu sau khi có điểm thi, các trường phải công bố công khai điểm sàn nhận xét tuyển trước khi thí sinh thay đổi nguyện vọng. Đồng thời phải nhập lên cơ sở dữ liệu thi tuyển sinh để quản lý.
Trên cơ sở đó, các phương tiện truyền thông hoặc Bộ GD&DT có thể lập danh sách điểm sàn của các trường để công khai, minh bạch thông tin cho thí sinh có lựa chọn phù hợp. Đây cũng là cách để các trường phải giữ uy tín, xây dựng "thương hiệu" cho mình.
Theo bà Phụng, để giảm thiểu tình trạng trên, tới đây, trong nội dung tập huấn thi tuyển sinh, Bộ GD&ĐT cũng sẽ trao đổi trực tiếp với các trường. Và, cùng với sự đồng hành tuyên truyền của các cơ quan truyền truyền thông, thí sinh sẽ nhận thức đúng vấn đề, lựa chọn đúng tổ hợp và ngành sở trường để đăng ký xét tuyển.
Theo Kinhtedothi.vn
Nhiều thí sinh sẽ được tuyển thẳng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa công bố đề án tuyển sinh năm 2018. Theo đó, nhiều thí sinh sẽ thuộc diện được tuyển thẳng vào trường. Cụ thể, các đối tượng thuộc diện được tuyển thẳng như sau: Ảnh minh họa/internet Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ...