Nhiều trường “đau đầu” vì giáo viên sợ đi coi thi TN
Trước cảnh nhốn nháo của kỳ thi TN năm 2010, nhiều giáo viên từ chối đi coi thi và chấm thi TN bằng 1 kỳ nghỉ phép.
“Xin lãnh đạo “chừa” tôi ra!”
Ngày từ đầu tháng 5, các đơn vị nhà trường lập danh sách giáo viên làm công tác coi thi và chấm thi TN, gửi lên Sở GD&ĐT. Nhưng năm nay, nhiều giáo viên không còn hứng thú chuyện đi coi thi và chấm thi tốt nghiệp nữa.
Cô N.P.L, giáo viên ở một trường THPT thuộc tỉnh Gia Lai, bộc bạch: “Nói thật, tôi và nhiều giáo viên ở đây, giờ rất “sợ” đi coi thi, chấm thi lắm rồi. Mong các bác ban giám hiệu và s ở giáo dục “tha” cho tôi”, “chừa” tôi ra. Lý do, là chúng tôi quá chán nản với cảnh tiêu cực, lộn xộn trong thi tốt nghiệp”
Xem thi TN cũng khiến giáo viên xấu hổ vì không làm đúng được phận sự của mình. Ảnh minh họa nguồn Internet
Một thầy giáo (xin giấu tên) ở tỉnh Quảng Nam nói: “Tôi thật sự thất vọng về cách tổ chức thi tốt nghiệp theo kiểu “đầu voi, đuôi chuột”, “đánh trống bỏ dùi” của Bộ GD&ĐT năm vừa qua. Văn bản, chỉ thị, qui chế thì có đầy, luôn miệng hô chống tiêu cực, nghiêm túc, chặt chẽ, xử lý triệt để nhưng thực tế thì có làm được gì, biện pháp thì lại luôn nửa vời. Đi chấm thi cũng mệt như đi coi thi, chấm phải quá nhiều bài làm sai và giống nhau y chang nhau”
Chính vì sự thất vọng đó, chúng tôi được biết, lãnh đạo nhiều trường hiện đang đau đầu về tình trạng, số lượng giáo viên trong trường xin phép nghỉ không coi thi và chấm tốt nghiệp quá nhiều, với các lý do khác nhau. Nếu không đủ nhân lực là các thầy cô giáo THPT phục vụ cho thi tốt nghiệp thì các Sở GD&ĐT phải nhờ, xin thêm các thầy cô giáo THCS ở các phòng giáo dục.
Kỷ luật coi thi đi xuống khiến giáo viên nản lòng
Sở dĩ có sự việc này là do kỳ thi tốt nghiệp năm 2010, công tác tổ chức coi thi có dấu hiệu buông lỏng, dễ dãi, không còn lực lượng thanh tra ủy quyền nữa, nhiều biểu hiện tiêu cực, bát nháo trong trường thi xuất hiện. Kết quả, tỉ lệ, thi đỗ tốt nghiệp THPT năm vừa rồi ở nhiều hội đồng, nhiều địa phương lên cao đến ngất ngưởng, không ngờ. Các thầy cô giáo đi coi thi, chấm thi lấy làm thất vọng về khâu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi.
Trong khi đó, mấy năm trước, nhất là năm 2007, lần đầu tiên kỳ thi TN THPT có nhiều cải tiến, có lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT cắm chốt tại tất cả Hội đồng coi thi, năm gắn với phong trào “Nói không với căn bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử, kiểm tra”, các trường THPT đứng trước một không khí mới. Đây là năm kỉ cương, nề nếp thi cử đã được chấn chỉnh trở lại sau bao nhiêu năm việc tổ chức thi lộn xộn, có nhiều biểu hiện tiêu cực nảy sinh… Năm đó, khi đi coi thi, chấm thi về, nhiều thầy cô giáo vui mừng khôn xiết. Đi coi thi như thế mới đúng nghĩa đi coi thi. Chẳng còn chứng kiến đến xấu hổ, cảnh “gửi gà”, cảnh tiêu cực, học sinh ngang nhiên đem và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Năm đó, cả nước, chỉ đỗ tốt nghiệp với tỉ lệ 66.6%, thấp nhất so với các năm trước đó, có trường không có học sinh nào đỗ tốt nghiệp. Đó là con số , tỉ lệ phản ánh đúng thực chất việc dạy học ở lớp 12.
Vì thế, giá trị của dạy và học ở bậc THPT được củng cố, ý thức, tinh thần học tập của học sinh lớp 12 những năm sau đó khác hẳn, HS không còn chủ quan, chây lười, ỷ lại như trước đây. Đúng như dự cảm của chúng tôi, lứa học sinh lớp 12 năm 2008, thái độ, ý thức học tập ngay từ đầu năm rất tốt, rất chăm lo học hành, việc dạy dỗ của thầy cô trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả.
Các năm 2007, 2008 và 2009 tiếp theo, công tác tổ chức coi thi vẫn được đánh giá là nghiêm túc, nhờ có sự nhận thức tốt của ngành giáo dục, nhờ có lực lượng thanh tra Bộ hỗ trợ, giám sát từng hội đồng coi thi thì công tác đi coi thi và chấm thi trở nên nhẹ nhàng, thoái mái, ai cũng mong muốn mình có tên trong danh sách đi coi thi, chấm thi.
Nhưng năm 2010 đã chấm dứt hẳn những kỳ vọng về một kỳ thi nghiêm túc của giáo viên trên cả nước, dẫn tới tình cảnh giáo viên ngại đi coi thi, chấm thi.
Mặt khác, qui định của Bộ giáo dục về chế độ chi bồi dưỡng làm công tác coi thi và chấm thi tốt nghiệp chậm được cải tiến, không có tác dụng động viên, khuyến khích giám thị, giám khảo.
Năm 2007, chi bồi dưỡng cho mỗi giám thị một ngày coi thi là 70.000 đồng, thì năm 2010, năm 2011 này cũng vậy, chẳng có gì khá lên. Chấm thi cả tuần lễ không nghỉ, cuối đợt được khoảng 1 đến 1,2 triệu đồng. Công sức thầy cô bỏ ra thì nhiều, trách nhiệm lại lớn nhưng mức bồi dưỡng còn thấp, chưa thỏa đáng.
Thiết nghĩ, Bộ GD&ĐT cần sớm thay đổi về chế độ chi bồi dưỡng coi thi và chấm thi, theo hướng chú trọng, động viên được thầy cô giáo làm giám thị, giám khảo, những người lao động trực tiếp, trách nhiệm nhất, quan trọng nhất. Có những biện pháp khả thi củng cố, chấn chỉnh kỷ cương, nề nếp thi cử- nghiêm túc, công bằng, đồng bộ để việc dạy học phản ánh đúng chất lượng, để đến mỗi kỳ thi tốt nghiệp, các thầy cô giáo đều đón nhận được nhiều niềm vui có ý nghĩa thật sự.
Theo VTC
Lịch thi vào lớp 10 và hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT
Theo quy định, với khối 10 không chuyên, mỗi teen được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào 2 trường THPT công lập...
Sau khi công bố chi tiết Chỉ tiêu tuyển sinh (TS) vào lớp 10 của 107 trường Công lập và 92 trường ngoài công lập, Sở GD và ĐT Hà Nội cũng ra văn bản Hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2011-2012 với nhiều thông tin quan trọng như sau:
ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN, PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 KHÔNG CHUYÊN VÀ LỚP 10 CHUYÊN.
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 KHÔNG CHUYÊN
1. Điều kiện dự tuyển
a) Đối với trường THPT công lập:
- HS đúng độ tuổi quy định, có đủ hồ sơ hợp lệ.
- HS có HKTT hoặc bố (mẹ) có HKTT tại Hà Nội, HS có HKTT tại Hà Nội gồm các diện sau:
HS có HKTT thuộc địa bàn của Thành phố Hà Nội mở rộng sau ngày 01/8/2008
HS đã hoàn thành thủ tục nhập HKTT, có giấy hẹn nhận kết quả của Công an quận, huyện, thị xã.
Video đang HOT
b) Đối với trường THPT ngoài công lập:
Ngoài những HS có điều kiện như mục (a) nêu trên, HS có hộ khẩu tạm trú tại Hà Nội, đúng độ tuổi quy định và có đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Phương thức tuyển sinh
Thực hiện phương thức "Kết hợp thi tuyển với xét tuyển" theo Quy chế của Bộ GD&ĐT để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập và ngoài công lập, lớp 10 không chuyên trường THPT Chu Văn An và trường THPT Sơn Tây. Căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện của HS ở cấp THCS và HS phải dự thi đủ hai môn Ngữ văn và Toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ngày 22/6/2011 để có ĐXT vào lớp 10 THPT,
ĐXT = Điểm THCS Điểm thi (đã tính hệ số 2) Điểm cộng thêm
a) Điểm THCS là tổng số điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập của 4 năm học cấp THCS, nếu lưu ban lớp nào thì lấy kết quả năm học lại của lớp đó. Điểm tính theo kết quả rèn luyện và học tập mỗi năm học ở cấp THCS của HS được tính như sau:
-Hạnh kiểm tốt và học lực giỏi: 5,0 điểm
-Hạnh kiểm khá và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực khá: 4,5 điểm
-Hạnh kiểm khá và học lực khá: 4,0 điểm
-Hạnh kiểm trung bình và học lực giỏi hoặc hạnh kiểm tốt và học lực trung bình: 3,5 điểm
-Hạnh kiểm khá và học lực trung bình hoặc hạnh kiểm trung bình, học lực khá: 3,0 điểm
-Trường hợp còn lại: 2,5 điểm.
b) Điểm thi là tổng điểm hai bài thi Ngữ văn và Toán chấm theo thang điểm từ 0 đến 10, điểm lẻ đến 0,25.
Chỉ đưa vào diện xét tuyển những HS không có bài thi nào bị điểm 0.
c) Điểm cộng thêm là điểm dành cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích. Điểm cộng thêm được quy định như sau:
- Đối với đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên:
Cộng 3,0 điểm cho một trong các đối tượng: con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên con những người được hưởng chế độ như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên
Cộng 2,0 điểm cho một trong các đối tượng: con Anh hùng lực lượng vũ trang, con Anh hùng lao động, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng con thương binh, bệnh binh và con của người được hưởng chế độ như thương binh, bệnh binh có tỷ lệ mất sức lao động dưới 81% người dân tộc thiểu số đang sinh sống, học tập tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Cộng 1,0 điểm cho một trong các đối tượng: người dân tộc thiểu số không sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn người học đang sinh sống, học tập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Chính sách khuyến khích cho các đối tượng đạt giải cá nhân trong các kỳ thi ở năm học cuối cấp:
Cộng 2,0 điểm cho HS đạt giải trong các kỳ thi do Bộ GD&ĐT tổ chức thi giữa các nước trong khu vực và thi quốc tế đạt giải nhất (huy chương vàng) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức
Cộng 1,5 điểm cho HS đạt giải nhì (huy chương bạc) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức cho HS được xếp loại giỏi ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD&ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD&ĐT
Cộng 1,0 điểm cho HS đạt giải ba (huy chương đồng) trong kỳ thi HS giỏi lớp 9, thi văn nghệ, thể thao do Sở GD&ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các ngành cấp tỉnh tổ chức cho HS được xếp loại khá ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD&ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD&ĐT
Cộng 0,5 điểm cho HS được xếp loại trung bình ở kỳ thi nghề phổ thông do Sở GD&ĐT tổ chức theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Điểm cộng thêm tối đa không quá 6,0 điểm.
Khi xét trúng tuyển lấy lần lượt theo thứ tự điểm xét tuyển từ cao nhất trở xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao cho từng trường. Điểm thấp nhất cho HS trúng tuyển vào trường gọi là điểm chuẩn của trường.
TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN
Thực hiện phương thức tuyển sinh quy định trong Quy chế trường THPT chuyên của Bộ GD&ĐT: HS phải dự thi ba môn Ngữ văn, Toán,Ngoại ngữ (gọi tắt là các môn điều kiện) trong đó hai môn Ngữ văn, Toán cùng với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên và thi thêm môn chuyên. Điểm thi môn Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ lấy hệ số 1, điểm thi môn chuyên lấy hệ số 2.
a) ĐXT vào lớp 10 chuyên:
ĐXT = Tổng điểm các bài thi (đã tính hệ số) Điểm khuyến khích (nếu có). Tổng các hệ số bài thi
Trong đó:
- Tổng điểm các bài thi: điểm bài thi chấm theo thang điểm từ 0 đến 10, điểm lẻ đến 0,25 điểm môn các môn điều kiện tính hệ số 1, điểm môn chuyên tính hệ số 2.
- Điểm khuyến khích: HS đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn học lớp 9 cấp tỉnh kỳ thi tài năng do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc tham gia tổ chức theo khu vực một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc trong phạm vi toàn quốc kỳ thi khu vực một số nước kỳ thi quốc tế thì được cộng điểm khi tuyển vào lớp 10 chuyên nếu môn đạt giải là môn chuyên, một trong hai môn chuyên hoặc thuộc lĩnh vực chuyên mà HS đăng kí dự thi. Mức điểm cộng thêm tương ứng với mỗi loại giải thưởng kỳ thi như sau:
Giải nhất : 2,0 điểm
Giải nhì : 1,5 điểm
Giải ba :1,0 điểm.
b) Điểm xét tuyển vào lớp 10 không chuyên:
- Hai trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam và trường THPT chuyên Nguyễn Huệ có tuyển sinh một số lớp không chuyên. Những HS đăng ký vào lớp chuyên hai trường trên nếu không trúng tuyển sẽ được xét tuyển vào lớp không chuyên.
- Căn cứ ĐXT, tuyển lần lượt từ điểm cao nhất trở xuống theo thứ tự trong số thí sinh còn lại sau khi đã xét tuyển vào lớp chuyên.
LỊCH THI
Ngày
Buổi
Môn thi
Thời gian làm bài
Giờ phát đề thi cho thí sinh
Giờ bắt đầu làm bài
22/6/2011
Sáng
Ngữ văn
120 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
Chiều
Toán
120 phút
14 giờ 25
14 giờ 30
23/6/2011
Sáng
Ngoại ngữ
120 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
24/6/2011
Thi các môn chuyên
Sáng
Ngữ văn, Toán,
Tin học, Sinh học
150 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
Tiếng Pháp,
Tiếng Nhật
120 phút
7 giờ 55
8 giờ 00
Chiều
Vật lý, Lịch sử, Địa lý.
150 phút
14 giờ 25
14 giờ 30
Hoá học, Tiếng Anh
120 phút
14 giờ 25
14 giờ 30
Thời gian công bố điểm:
18/7/2011: Công bố điểm chuẩn vào lớp 10 không chuyên.
15/7/2011: Công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên.
Theo kênh14
Hà Nội không tăng học phí năm học 2011-2012 Đó là khẳng định của của Phó Chủ tịch UBNDTP Hà Nội, Nguyễn Thị Bích Ngọc tại buổi giao ban của ngành GD&ĐT Hà Nội với UBND các quận, huyện, thị xã quý 1/2011, tổ chức chiều 4/5. Hà Nội không tăng học phí tất cả các cấp học trong năm học 2011-2012 (Ảnh: Phạm Thịnh) Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định:...