Nhiều trường đại học Y, Dược mong muốn tổ chức tuyển sinh riêng
Tại hội nghị ngày 12/9 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, các trường đại học y, dược bày tỏ mong muốn được tổ chức tuyển sinh riêng.
Tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022-2023 khối giáo dục đại học, một số trường đại học y, dược đề xuất, bày tỏ mong muốn để cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, trong đó có đề xuất tổ chức tuyển sinh riêng.
Đại diện Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện các trường đại học y, dược vẫn tuyển sinh từ kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Việc tổ chức kỳ thi chung như vậy có chút tốn kém và khó cho các trường nhỏ hoặc những ngành khó tuyển sinh trong việc thu hút thí sinh. Luật Giáo dục cho phép các trường đào tạo tự chủ trong tuyển sinh nên vị này bày tỏ mong muốn các trường khối ngành sức khỏe sẽ có phương thức tuyển sinh hợp lý.
“Cần nghiên cứu phương thức nào đó để các trường y, dược chủ động tuyển sinh hơn”, Đại diện Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh nói.
Đại diện Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo
Cùng quan điểm với Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư Nguyễn Vũ Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế) cho rằng các trường nhóm sức khỏe tổ chức tuyển sinh riêng là cần thiết.
Gần cuối năm 2021, Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, trong vấn đề tuyển sinh, các trường đại học, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ nên sử dụng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông như một công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần sử dụng thêm các hình thức, phương thức xét tuyển bổ sung mang tính chọn lọc.
Do đó, năm 2025, theo lộ trình đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ có sự thay đổi, điều chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, Giáo sư Nguyễn Vũ Quốc Huy bày tỏ mong muốn các trường thuộc khối sức khỏe cũng sẽ có phương thức tuyển sinh mới.
Video đang HOT
“Khối các trường sức khỏe cũng mong muốn được sử dụng hệ thống đăng ký xét tuyển, lọc ảo như Bộ Giáo dục đang áp dụng năm nay trong phương án tuyển sinh riêng.
Kế hoạch này sẽ sớm có đề án cụ thể và chúng tôi sẽ báo cáo lên Bộ thông qua Cục Quản lý chất lượng. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ của Bộ, đặc biệt là Vụ Giáo dục Đại học”, Hiệu trưởng Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế) bày tỏ.
Bên cạnh vấn đề về phương thức tuyển sinh, một số vấn đề được Giáo sư Nguyễn Vũ Quốc Huy thảo luận tại hội thảo như quy hoạch mạng lưới các trường đại học tạo điều kiện nhiều hơn cho quá trình liên thông giữa bậc cao đẳng và bậc đại học; chuẩn chương trình cho khối ngành khoa học sức khỏe;…
Ảnh minh họa. Nguồn: website Trường Đại học Y Dược (Đại học Huế)
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn giao cho các trường đại học sớm xây dựng phương án tuyển sinh cho năm 2025. Việc điều chỉnh này xuất phát từ việc kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2025 sẽ thay đổi nhằm đáp ứng những điều chỉnh của chương trình giáo dục phổ thông mới.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có văn bản hướng dẫn và yêu cầu các trường đại học trong thời gian vài tháng nữa công bố phương án tuyển sinh, chuẩn đầu ra vào năm 2025. Hiện nay, Bộ đang tích cực hoàn thiện phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông cho năm 2025. Việc công bố phương án thi tốt nghiệp năm 2025 sẽ chưa đáp ứng được hoàn toàn mong đợi của dư luận, mà còn phải căn cứ vào định hướng về tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học”, Bộ trưởng nói và yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học đặc biệt lưu ý công việc này.
Nhằm nâng cao chất lượng đầu vào với các ngành nhóm sức khỏe, từ năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định mức điểm sàn chung, áp dụng cho các trường có đào tạo ngành này.
Theo đó, ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào từ điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông rơi vào khoảng 19-22 điểm, trong đó, các ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt có mức cao nhất là 22 điểm.
Thông tin mới nhất về tuyển sinh mầm non, lớp 1, 6 tại Hà Nội
Năm 2022 Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào mầm non, lớp 1, 6 các trường công lập bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2022, Thành phố vẫn tổ chức tuyển sinh vào mầm non, lớp 1, 6 các trường công lập bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Hà Nội vẫn tổ chức tuyển sinh vào mầm non, lớp 1, 6 các trường công lập bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp.
Riêng đối với các trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 không theo tuyến và có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu (trường được UBND thành phố công nhận trường chất lượng cao, trường ngoài công lập) thì thực hiện theo phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực.
Các trường THCS báo cáo phòng giáo dục và đào tạo phương án tuyển sinh trình UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt. Các quận, huyện, thị xã quy định bài kiểm tra, đánh giá năng lực (nếu có).
Hà Nội hiện có 4 trường THCS chất lượng cao gồm: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm và hệ THCS của trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam.
Về thời gian tuyển sinh, các trường THCS tuyển sinh vào lớp 6 không theo tuyến và có số học sinh đăng ký vượt quá chỉ tiêu có thực hiện tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp với kiểm tra, đánh giá năng lực: Các trường lựa chọn thời gian kiểm tra, hoàn thành chậm nhất vào ngày 12/7/2022.
Đối với các trường mầm non, tiểu học, THCS tuyển sinh theo tuyến: Dự kiến, thời gian tuyển sinh trực tuyến từ ngày 1/7 đến hết ngày 9/7/2022; thời gian tuyển sinh trực tiếp từ ngày 13/7 đến hết ngày 18/7/2022.
Các trường ngoài công lập tuyển sinh năm học 2022-2023 ngay sau khi kết thúc năm học 2021-2022; thời gian tuyển sinh từ ngày 28/5 đến 12/7/2022.
Trước đó, năm 20221, Hà Nội quy định thời gian tuyển sinh trực tuyến bắt đầu từ ngày 12/7 đến ngày 20/7/2021, trong đó chia theo từng độ tuổi.
Cụ thể, đăng ký tuyển sinh vào lớp 1 từ ngày 12/7 đến hết ngày 14/7/2021; đăng ký tuyển sinh trẻ 5 tuổi vào trường mầm non từ ngày 15/7 đến hết ngày 17/7/2021; đăng ký tuyển sinh vào lớp 6 từ ngày 18/7 đến hết ngày 20/7/2021.
Năm học 2021 - 2022, các trường học trên địa bàn Hà Nội tuyển sinh khoảng 158.000 trẻ mẫu giáo 5 tuổi; 159.000 học sinh lớp 1 và 131.000 học sinh lớp 6.
Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, với quy mô 2.800 trường ở 3 cấp học từ mầm non đến THCS, ngành Giáo dục TP cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập các em trong đúng độ tuổi đến trường, hiện tượng quá tải chỉ xảy ra ở một bộ phận nhỏ.
Cũng theo ông Đại, mục tiêu của Hà Nội là bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, huy động 100% trẻ 6 tuổi đủ sức khỏe vào lớp 1, 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6, vì vậy, phụ huynh hoàn toàn yên tâm.
Mùa tuyển sinh đầu cấp năm nay, Sở yêu cầu các phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham mưu chính quyền địa phương tăng cường đầu tư xây dựng trường, phòng học, ưu tiên những nơi có khu công nghiệp, nơi tập trung đông dân cư.
Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị các đơn vị kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, hạn chế ở mức thấp nhất việc tuyển sinh trái tuyến. Đồng thời tránh tình trạng trường tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu, trường không tuyển đủ chỉ tiêu, gây lãng phí và khiến người dân bức xúc.
Một trường cấp 3 ở Sóc Trăng thu tiền ôn thi không có biên lai Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương ở Sóc Trăng bị xem xét xử lý trách nhiệm vì thiếu minh bạch trong việc tổ chức thu tiền ôn thi tốt nghiệp. Chiều 13/9, ông Châu Tuấn Hồng, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, cho biết đơn vị vừa có kết quả kiểm tra khiếu nại...