Nhiều trường đại học thu học phí gần 1 tỷ đồng/năm
Học phí năm học 2021 – 2022 ở nhiều trường đại học tăng mạnh. Đáng chú ý, có nhiều trường đưa ra mức học phí từ vài trăm triệu đồng đến cả tỷ đồng/năm học.
Nhắc đến trường học có học phí cao không thể quên cái tên VinUni. Là trường mới thành lập nhưng học phí của trường đại học này đã vươn lên hàng top và chiếm đầu bảng xếp hạng. Năm học 2021 – 2022, VinUni tập trung đào tạo các ngành trong lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý, Kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin – Sức khỏe.
Chi phí hàng năm ước tính đối với 1 sinh viên đại học là 35.000 USD (khoảng 812 triệu đồng). Một năm có 2 học kỳ tương đương với 416 triệu đồng/kỳ. Như vậy sau 4 năm đại học, tổng học phí nơi đây 2,4 tỷ đồng.
Năm học 2021 – 2022, trường ĐH VinUni mở vòng tuyển sinh đặc biệt dành học sinh quốc tế và học sinh tài năng của Việt Nam đạt sự công nhận quốc tế từ 11/3. Đối tượng của vòng tuyển sinh đặc biệt (Special Admission Round) gồm: Học sinh giỏi từ mọi quốc gia trên thế giới; học sinh Việt Nam hoặc quốc tế đã đạt giải thưởng tại kỳ thi Olympic khoa học quốc tế, quốc gia; học sinh Việt Nam hoặc quốc tế đã được các trường đại học uy tín trên thế giới công nhận và tuyển chọn.
Nhiều trường đại học thu học phí gần 1 tỷ đồng/năm.
Các ứng viên được cam kết xét tuyển nhanh, toàn diện theo quy trình tuyển sinh đặc biệt 5-5-5. Trong vòng năm ngày làm việc sau khi nộp đơn, ứng viên phù hợp sẽ nhận được quyết định mời vào vòng phỏng vấn. Trong vòng năm ngày làm việc sau khi phỏng vấn, ứng viên phù hợp sẽ nhận được thư báo kết quả và mời nhập học kèm theo các điều kiện học bổng (nếu có). Trong vòng năm ngày làm việc sau khi nhận được thư mời, ứng viên sẽ đưa ra quyết định nhập học.
Tương tự, trường ĐH RMIT Việt Nam đã công bố mức học phí năm học 2021 áp dụng cho sinh viên, học viên mới, nhập học các chương trình đại học và sau đại học tại RMIT Việt Nam trong năm 2021.
Theo đó, học phí chương trình đại học tạm tính mỗi năm trên 300 triệu đồng/sinh viên. Tính toàn chương trình, học phí dao động từ trên 900 triệu đồng đến trên 1,2 tỉ đồng/sinh viên (tùy ngành học). Mức học phí trên không bao gồm học phí tiếng Anh bậc đại học với khoảng 40-54 triệu đồng/cấp độ.
Còn trường ĐH Mỹ tại Việt Nam (AUV) được thành lập năm 2015 có địa chỉ tại Đà Nẵng và tọa lạc trong khuôn viên hơn 30ha. Đây là trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn đầu tư nước ngoài. Một năm học của AUV chia làm 2 kỳ với mức học phí 160 triệu đồng/kỳ (thay đổi theo từng ngành) trong năm đầu.
Trường ĐH Fulbright Việt Nam (FUV) cho biết, học phí cho tân sinh viên khóa 2021 – 2025 vẫn là 467.600.000 đồng (khoảng 20.000 USD). Phí ở ký túc xá của trường (nếu có) là 58.450.000 đồng. Như vậy, nếu tính cả phí ở ký túc xá thì tổng chi phí cho một năm học của sinh viên 526.050.000 đồng.
Mức học phí của FUV được xây dựng với mục đích đảm bảo được chất lượng giảng dạy đẳng cấp quốc tế mà nhà trường mong muốn đem lại cho sinh viên. Bên cạnh đó, trường sẽ hỗ trợ tài chính cho những sinh viên đủ năng lực mà không đủ điều kiện kinh tế để theo học tại trường. Đây là minh chứng cho cam kết của trường là sẽ phụng sự học sinh trên khắp cả nước đến từ các hoàn cảnh và điều kiện kinh tế khác nhau.
Tiến sĩ Vinh nói thẳng các bất cập trong kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Cần thay đổi cách kiểm định chất lượng các trường đại học, không chỉ chú trọng các yếu tố đầu vào mà quan trọng hơn là chương trình, chuẩn đầu ra của người học.
Khi năm học 2020-2021 kết thúc, Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về "cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021" sẽ hết hiệu lực.
Video đang HOT
Câu chuyện tăng học phí đào tạo đối với các trường đại học tự chủ lại trở thành vấn đề "nóng" gây xôn xao dư luận.
Mới đây, đại diện Vụ Kế hoạch Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP.
Theo đó, Nghị định dự thảo lần này có nhiều điểm mới, sẽ gắn mức thu học phí không chỉ theo mức độ tự chủ tài chính của các trường công lập mà còn gắn với kết quả kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường.
Nhiều trường đại học đều khẳng định, tăng học phí là cách tốt nhất để giải quyết bài toán chất lượng giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng đó sẽ được đo lường như thế nào, kiểm định ra sao và liệu có đủ căn cứ thuyết phục cho việc tăng học phí?
Trong cuộc trao đổi mới nhất với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã nêu ra những bất cập trong kiểm định chất lượng các trường đại học.
Khi người học chưa biết chất lượng giáo dục "tròn" hay "méo"
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho biết, cách tính học phí hiện nay đang rất phức tạp và không có công thức chung nào.
Theo hướng dẫn, đa số các trường đang tính theo chi phí đào tạo, bao gồm chi phí trả lương, chi phí vật tư, chi phí quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định,...
Tuy nhiên, vẫn có nhiều quan điểm về chính sách tài chính cho giáo dục, có thể có nhiều cơ chế khác nhau trong việc tính và áp dụng mức học phí đại học, có trường tính theo chi phí đào tạo, có trường lại tính theo khả năng chi trả của người học hay khả năng thu lại lợi ích từ việc đầu tư cho học tập của cá nhân người học.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, người học sẵn sàng trả mức học phí cao nếu chất lượng chương trình tốt, chuẩn đầu ra được đảm bảo (Ảnh: XT)
Theo Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh, việc tính học phí gắn với kiểm định chất lượng giáo dục được nêu trong Nghị định dự thảo góp phần làm rõ trách nhiệm giải trình của các trường đại học. Các trường cần công bố công khai về chất lượng, cần giải trình cho việc thu học phí.
Tuy nhiên, việc kiểm định các trường đại học (institutional accreditation) hiện nay dường như lại không đáp ứng được mong muốn đó của người học. Quá trình kiểm định mới chỉ tập trung ở các yếu tố đầu vào mà ít chú ý đến kết quả đầu ra của quá trình giáo dục, cụ thể là không tập trung vào chuẩn đầu ra của chương trình mà người học đạt được.
"Người học sẵn sàng trả mức học phí cao nếu chất lượng chương trình tốt, chuẩn đầu ra được đảm bảo, sinh viên có khả năng làm được những việc như chuẩn đầu ra khẳng định trong chương trình, nghĩa là họ tin vào những lợi ích mình nhận được sau khi học xong chương trình đó", Tiến sĩ Vinh nhấn mạnh.
Thay vì kiểm định theo kết quả đầu ra của chương trình, chúng ta lại chú trọng quá nhiều đến các yếu tố đầu vào như: diện tích, đội ngũ giảng viên, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện,...
Tất nhiên không thể phủ nhận vai trò, ý nghĩa của những yếu tố đầu vào, nhưng đó chỉ điều kiện cần về đảm bảo chất lượng chứ chưa phải điều kiện đủ để khẳng định về chất lượng giáo dục.
"Vừa rồi chúng ta kiểm định các trường, về mặt khách quan là chưa thực sự hiệu quả, bởi lẽ, hầu như trường nào cũng đạt mức kiểm định.
Trường đại học top đầu đạt kiểm định, các trường ở top dưới cũng đạt kiểm định, như vậy là vô lý và không mang lại ý nghĩa gì cho người học.
Người học lựa chọn chương trình của một trường đại học nhưng không thể biết được chất lượng đào tạo là "tròn" hay "méo" ngay như mua một đồ vật hoặc dịch vụ khác trên thị trường.
Nếu chỉ kiểm định các yếu tố đầu vào, trường nào chưa đạt cũng chỉ đưa ra khuyến cáo. Chính vì vậy, nên có lựa chọn ưu tiên kiểm định chương trình đi trước hơn là kiểm định cơ sở giáo dục.
Khi ấy, giáo dục đại học Việt Nam có một đội ngũ chuyên gia các ngành đào tạo hàng đầu đất nước đi đánh giá, đưa ra ý kiến tư vấn thiết thực hơn là một đoàn kiểm định nhà trường nặng về các thủ tục hành chính và giấy tờ và với các "chuyên gia" không hiểu biết nhiều về ngành đào tạo", Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh khẳng định.
Nên kiểm định chương trình, chuẩn đầu ra của người học
Mỗi trường đại học có nhiều chương trình với mức chất lượng khác nhau và chi phí đào tạo từng chương trình cũng khác nhau. Nếu như chỉ kiểm định về cơ sở vật chất, diện tích, đội ngũ,... thì không thể đánh giá khách quan chất lượng của từng chương trình đào tạo.
Đó cũng là lý do khiến người học không thể xác định được chất lượng thực sự của ngành học, chương trình học nào đó.
Kiểm định chương trình là gắn với lợi ích của người học (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, bên cạnh các yếu tố đầu vào thì nên kiểm định theo chương trình, bởi lẽ quan trọng nhất vẫn là chuẩn đầu ra của người học, người học sẽ đạt được gì từ chương trình mình đã chọn.
Có ít nhất 5 ưu điểm khi kiểm định chương trình đào tạo trong các trường đại học.
Thứ nhất, kiểm định chương trình gắn liền với lợi ích của người học. Nhà trường phải phối hợp với các đơn vị sử dụng nhân lực và dựa theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam để xây dựng chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo của mình.
Chất lượng chương trình được đảm bảo, bài toán việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên được cải thiện, đồng thời cơ hội hợp tác nhà trường và doanh nghiệp sẽ tốt hơn.
Thứ hai, kiểm định chương trình đồng nghĩa với việc giúp nhà trường cải thiện liên tục chính chương trình đó tốt hơn. Điều này gắn với trách nhiệm giải trình của khoa chuyên môn, của các giảng viên và giúp định hướng nâng cao chất lượng cho chương trình.
Cụ thể, ví dụ với chương trình tốt đã được kiểm định, người học sẵn sàng trả học phí cao, nhà trường lại có cơ hội để đầu tư nhiều hơn, mời đội ngũ giảng viên giỏi về dạy học tại trường.
Thứ ba, lợi ích của việc kiểm định chương trình còn là điều tiết quy mô người học theo chương trình đào tạo trong các trường đại học. Dựa theo nhu cầu lao động của xã hội, nhu cầu học tập mỗi trường sẽ có những điều chỉnh phù hợp, nên tăng hay giảm quy mô người học ở chương trình nào đó.
Thứ tư, kiểm định chương trình sẽ giúp ngăn chặn vấn nạn học giả và bằng thật hay còn gọi là chấm dứt hoạt động của những "cỗ máy in bằng tốt nghiệp".
Thứ năm, nhờ kiểm định chương trình mà tác động giúp cho việc liên thông và cơ chế chuyển đổi đáng tin cậy hơn giữa các trường cao đẳng và đại học hoặc giữa các trường đại học với nhau.
Thậm chí, trường học có thể dừng triển khai với những chương trình đã được kiểm định mà không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo chuẩn đầu ra.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cũng đánh giá cao vai trò của việc kiểm định chương trình bên cạnh kiểm định các yếu tố về cơ sở vật chất, số lượng - trình độ của đội ngũ giảng viên,...
Theo Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ, kiểm định chương trình đào tạo cần phải đánh giá cả quá trình, cần tính đến số lượng sinh viên ra trường có việc làm, tỷ lệ đạt bao nhiêu.
Bên cạnh đó, cũng cần thực hiện khảo sát chất lượng lao động, mức thu nhập của sinh viên như thế nào sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo và gia nhập vào thị trường lao động.
Tất cả những yếu tố đó nói lên chất lượng đào tạo của trường, căn cứ vào chất lượng đã được kiểm định để đưa ra mức học phí phù hợp.
Nếu đào tạo có chất lượng thì mới có cơ sở để thu học phí cao nhưng đào tạo không chất lượng, không đảm bảo chuẩn đầu ra thì trường học không có cơ sở để tăng học phí.
Học phí đại học: Tăng sao cho hợp lý? Những trường đại học đã được phê duyệt đề án tự chủ sẽ thực hiện việc tăng học phí từ năm học 2021-2022 tới. Học phí đại học (ĐH) ngày càng tăng cao đang là vấn đề "nóng" trong dư luận hiện nay, nhất là với các phụ huynh có con em bước vào mùa tuyển sinh ĐH, cao đẳng năm 2021 này....





Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân vụ rò rỉ khí khiến 1 người chết, 40 người nhập viện
Tin nổi bật
11:04:47 15/04/2025
Tô Diệp Hà tiết lộ bí quyết giữ dáng
Phong cách sao
11:04:05 15/04/2025
Triệt phá nhóm "Lợn rừng" bảo kê xây dựng ở Hà Nội
Pháp luật
11:00:14 15/04/2025
Cẩm nang du lịch Huế từ A-Z cho du khách trải nghiệm trọn vẹn nhất
Du lịch
10:58:46 15/04/2025
Apple chở 600 tấn iPhone sang Mỹ để tránh thuế
Thế giới số
10:49:21 15/04/2025
DeepSeek len lỏi mọi ngóc ngách của Trung Quốc
Thế giới
10:47:10 15/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 26: Cả nhà biết bí mật, càng thương Việt hơn
Phim việt
10:32:38 15/04/2025
Đẹp hơn với 4 kiểu chân váy sành điệu
Thời trang
10:32:21 15/04/2025
Phim "Địa Đạo" đạt 130 tỷ đồng, doanh thu vẫn chưa hòa vốn?
Hậu trường phim
10:28:31 15/04/2025
Giá nhà Thủ đô đắt đỏ, đôi vợ chồng trẻ quyết định về tỉnh lẻ mua nhà 46m2: Nhìn căn bếp thôi ai cũng mê
Sáng tạo
10:26:22 15/04/2025