Nhiều trường đại học ở TP.HCM tăng học phí gấp đôi

Theo dõi VGT trên

ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), có mức học phí năm học 2021-2022 tăng mạnh so với các năm trước.

Trong tiến trình các trường đại học thực hiện tự chủ, bao gồm tự chủ tài chính, học phí tăng nhanh, thậm chí tăng gấp đôi. Trong năm tới, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Bách khoa, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) đều tăng học phí.

Nhiều trường đại học ở TP.HCM tăng học phí gấp đôi - Hình 1

ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, thực hiện tự chủ và sẽ tăng học phí đối với sinh viên khóa mới. – Ảnh: HCMUT .

Học phí ĐH Bách khoa TP.HCM cao nhất 66 triệu đồng

Theo đề án tuyển sinh năm 2021 của ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, học phí áp dụng cho tân sinh viên khóa mới trong năm học 2021-2022 ở mức 32 triệu đồng/năm đối với các ngành Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt. Học phí các ngành còn lại là 28 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, sinh viên đóng thêm chi phí học tập 2 học phần bắt buộc, Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh theo quy định hiện hành.

Trong khi đó, năm ngoái, mức thu của trường đối với sinh viên có hộ khẩu tại TP.HCM là 14,3 triệu đồng, hộ khẩu tỉnh thành khác là 28,6 triệu đồng.

Tại ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia TP.HCM, PGS.TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, thông tin với chương trình đại trà, học phí mới là 25 triệu đồng/năm (sinh viên hiện tại đóng khoảng 12 triệu đồng/năm).

Bên cạnh đó, chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Anh thu học phí 66 triệu đồng/năm, tăng 10% so với mức hiện tại. Học phí chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật vẫn giữ nguyên mức 50 triệu đồng/năm.

Ông Thắng cho biết thêm theo lộ trình, học phí chương trình đại trà năm học 2022-2023 tăng lên 27,5 triệu đồng, năm học 2023-2024 là 30 triệu đồng. Mức thu này sẽ giữ ổn định cho hai năm tiếp đó.

ĐH Kinh tế – Luật dự kiến học phí năm 2021 là 20,5 triệu đồng, năm 2022 ở mức 22,6 triệu đồng, năm 2023 thu 24,8 triệu đồng, năm 2024 là 27,3 triệu đồng và năm 2025 tăng lên 30 triệu đồng. Trong giai đoạn 2026-2030, trường dự kiến mỗi năm điều chỉnh mức thu tăng 10-15%. Học phí hệ đại trà hiện tại ở mức khoảng 9,8 triệu đồng/năm.

ĐH Công nghệ thông tin dự kiến thu học phí năm 2021 là 25 triệu đồng; năm 2022 mức 30 triệu đồng; năm 2023 thu 45 triệu đồng; năm 2024 là 49,5 triệu đồng và năm 2025 tăng lên 54,4 triệu đồng.

Nhiều trường đại học ở TP.HCM tăng học phí gấp đôi - Hình 2

Video đang HOT

Chi phí đào tạo sinh viên ngành y và kỹ thuật rất lớn. Ảnh minh họa: Phạm Ngôn.

Tăng học phí để bù đắp kinh phí đào tạo

Lý giải việc tăng học phí, PGS.TS Bùi Hoài Thắng cho hay tháng 7/2020, ĐH Bách khoa được phê duyệt đề án tự chủ theo quyết định của ĐH Quốc gia TP.HCM. Hai trường Kinh tế – Luật và Công nghệ thông tin cũng được phê duyệt tự chủ.

Theo ông Thắng, chi phí để đào tạo một kỹ sư rất lớn, năm 2019 đã hơn 60 triệu đồng/năm/sinh viên. Trường thu học phí khoảng 12 triệu đồng. Bù lại, trường có khoản kinh phí thường xuyên do Nhà nước cấp.

Khi thực hiện tự chủ, ngân sách Nhà nước không cấp thường xuyên, trường tăng học phí lên mức 25 triệu đồng/năm để bù đắp phần nào.

Ông Thắng nói thêm trường có thêm kinh phí từ các dự án, chuyển giao công nghệ, nguồn hỗ trợ từ doanh nghiệp, xã hội để việc đào tạo đảm bảo chất lượng.

“Tại trường kỹ thuật, chi phí đầu tư cho trang thiết bị phục vụ đào tạo là con số lớn. Mức học phí 25 triệu đồng/năm cũng chỉ chiếm một phần trong chi phí đào tạo. Chắc chắn, trường còn hỗ trợ người học nhiều”, PGS.TS Bùi Hoài Thắng nhấn mạnh.

Trong khi đó, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch lý giải học phí tăng vì trường tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường các chương trình hợp tác nâng cao chất lượng đào tạo, năng lực thực hành tại các cơ sở y tế, năng lực ngoại ngữ phục vụ sự phát triển nghề nghiệp cho người học nhằm đáp ứng nhu cầu cao về chất lượng nhân lực y tế khi tốt nghiệp đại học.

Trường thông tin thêm đơn giá học phí các năm sau có thể được điều chỉnh trượt giá theo quy định.

Thực tế, năm ngoái, khi ĐH Y Dược TP.HCM thực hiện tự chủ và đưa ra mức học phí cao so với mức thu hiện tại, dư luận cũng thắc mắc.

Khi Nhà nước và Bộ Y tế không hỗ trợ thường xuyên cho chi phí đào tạo sinh viên ngành y, ĐH Y Dược TP.HCM, cũng như các trường y thực hiện tự chủ sẽ phải tính toán để đưa ra mức học phí mới nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo. Cũng như ngành kỹ thuật, kinh phí đào tạo ngành y rất lớn.

Để sinh viên yên tâm trước thông tin tăng học phí, PGS.TS Bùi Hoài Thắng khẳng định mức thu mới áp dụng với sinh viên nhập học năm 2021-2022. Những em nhập học từ các năm trước vẫn đóng học phí theo quy định trước.

Ngoài ra, để hỗ trợ sinh viên, trường còn trích nguồn thu để tăng mức học bổng. Dự kiến, học bổng hỗ trợ sinh viên có thể lên đến 50 tỷ đồng/năm, tăng gấp đôi so với mức hiện tại (khoảng 20 tỷ đồng/năm).

Bên cạnh đó, hội cựu sinh viên trường đang xây dựng chương trình hỗ trợ học phí hoặc cho vay lãi suất thấp, khoảng 15 tỷ đồng/năm.

Cùng việc tăng học phí, trường luôn đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo. Năm vừa rồi, ĐH Bách khoa TP.HCM đã vay vốn đầu tư để để nhanh tiến độ xây dựng tòa nhà H3. Năm nay, tòa nhà bắt đầu đi vào hoạt động.

Ồ ạt mở ngành đào tạo sức khỏe chủ yếu vì học phí cao?

"Chi phí đào tạo khối ngành sức khỏe thường rất cao cho nên các trường đua nhau mở ngành này chủ yếu là phát triển kinh tế" - PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y dược cổ truyền chia sẻ.

Thật bất ngờ khi nhiều trường đại học bấy lâu nay có truyền thống đào tạo khối ngành kinh tế, công nghệ như đại học Hoa Sen, ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh... giờ đây lại lấn sân tham gia đào tạo khối ngành sức khỏe với quy mô tuyển sinh lên đến hàng nghìn chỉ tiêu. Dĩ nhiên luật không ngăn cấm bất cứ cơ sở đại học nào mở ngành học mới nếu đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn nhưng sự chéo ngoe này khiến nhiều người lo lắng.

PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh, Giám đốc Học viện Y học Cổ truyền cho rằng, nếu không xử lý việc này tốt sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa bác sĩ, bác sĩ ra trường không có việc làm thì rất lãng phí.

Câu hỏi được nhiều người đặt ra là vì sao ngày càng có nhiều trường đại học lấn sân tham gia đào tạo các khối ngành sức khỏe cho dù điều kiện để mở ngành học này được cho là cực kỳ khắt khe? Nhu cầu nhân lực của ngành này quá lớn hay học phí đào tạo khối ngành sức khỏe đang là miếng bánh ngon cho các cơ sở giáo dục đại học?

"Việc nhiều trường mở ngành học về sức khỏe chủ yếu là về vấn đề kinh tế. Nhiều người đang nghĩ rằng, sinh viên ngành Y - Dược ra trường là dễ kiếm việc, thu nhập cao. Bên cạnh đó, chi phí đào tạo ngành này thường cao cho nên các trường đi hướng này chủ yếu là phát triển kinh tế" - PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh thẳng thắn nêu quan điểm.

Còn nhớ, hồi giữa năm 2020, trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tạo ra một cú sốc cho các em sinh viên và dư luận khi đường đột tăng mức học phí, cao nhất lên đến gần 90 triệu đồng/năm. Con số này quả là hấp dẫn nếu xét về bài toán kinh tế.

Ồ ạt mở ngành đào tạo sức khỏe chủ yếu vì học phí cao? - Hình 1

Học phí năm học 2020-2021 của trường Đại học Y dược TP HCM tăng mạnh

TS. Hoàng Ngọc Vinh, thành viên Tổ tư vấn Ủy ban đổi mới Giáo dục - Đào tạo cho rằng, việc học phí trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa tăng lên cho thấy đem lại lợi nhuận rất cao nên các trường mới hăng hái tăng như vậy. Mặc dù nhiều trường nói là đào tạo phi lợi nhuận nhưng thực ra chắc phải có lãi thì các trường mới làm.

Khác với các chuyên ngành đào tạo khác, việc đào tạo khối ngành về sức khỏe được dư luận đặc biệt quan tâm vì nó liên quan đến trực tiếp đến sinh mạng con người. Chính vì lẽ đó mà ngoài việc đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thì điều kiện mở các ngành học này được xếp vào dạng cực khó. Có thể kể như ngành Y đa khoa phải có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 6 tiến sĩ y học lâm sàng và một tiến sĩ y học dự phòng.

Ngành Y học cổ truyền cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 3 tiến sĩ y học cổ truyền và một tiến sĩ y học dự phòng hoặc y tế công cộng.

Ngành Răng - Hàm - Mặt được quy định có tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, 2 tiến sĩ y học lâm sàng và 3 tiến sĩ Răng - Hàm - Mặt. Ngành Y học dự phòng cần tối thiểu 2 tiến sĩ khoa học y sinh, một tiến sĩ y học lâm sàng và 4 tiến sĩ y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).

Bên cạnh yêu cầu về giảng viên, điều kiện mở ngành sức khoẻ cũng yêu cầu chi tiết về cơ sở vật chất.

"Rất lo ngại khi lãnh đạo nhà trường không am hiểu về ngành Y. Đào tạo y phải là trường đào tạo chuyên ngành mới đảm bảo. Trong khi đó mật độ mở các ngành học sức khỏe tập trung lớn vào các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh thì lấy đâu ra đội ngũ giáo viên Giáo sư, tiến sĩ đủ kinh nghiệm để giảng dạy? Hơn nữa, mở nhiều quá khéo dẫn đến chuyện không có bệnh viện để mà thực tập, thực hành." - TS. Hoàng Ngọc Vinh lo lắng.

Ồ ạt mở ngành đào tạo sức khỏe chủ yếu vì học phí cao? - Hình 2

GS. Phạm Tất Dong: "Đào tạo ngành gì thì đào tạo nhưng các ngành mới phải gần nhau. Chứ nghề không gần nhau thì không được đâu. Ví dụ như trường chuyên về công nghệ, khoa học kỹ thuật mà đi đào tạo y thì không được"

Mở ngành học mới, thu hút sinh viên là sân chơi công bằng cho tất cả các trường Đại học. Song GS.TS Phạm Tất Dong - Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực cho rằng, việc nhiều trường không có kinh nghiệm, không có các ngành học gần với các ngành học sức khỏe là điều không ổn.

Điều khiến GS.TS Phạm Tất Dong lo lắng nhất chính là chất lượng đào tạo. Bởi tính mạng con người không phải là trò chơi may rủi. "Sự trái chiều giữa các ngành học trong một trường thì làm sao anh đào tạo cho tốt được. Thầy đi dạy, đi khám theo kiểu liên kết thì chắc chắn không bằng họ làm chuyên ở một trường của họ. Nhiều người lo lắm, ngay cả đi khám bệnh bây giờ nhiều người còn phải hỏi bác sĩ được đào tạo ở đâu? Bác sĩ mà được đào tạo theo kiểu liên kết, kết hợp có khi họ không dám khám" - GS. Phạm Tất Dong chia sẻ.

Mặc dù điều kiện để mở các ngành học sức khỏe hiện nay là rất chặt chẽ nhưng PGS.TS. Đậu Xuân Cảnh cho rằng vẫn cần phải siết chặt hơn nữa. "Trường ĐH nào muốn đào tạo ngành học sức khỏe thì phải xây dựng được hệ thống thực hành, bệnh viện, cơ sở nghiên cứu. Đến khi nào mà không có cơ sở thực hành thì nhất quyết không nên cho mở đào tạo. Việc nhiều trường chung nhau một cơ sở thực hành, thực tập là không ổn" - PGS.TS Đậu Xuân Cảnh đề xuất.

Còn nhớ cách đây 5 năm trước, trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ gây bất ngờ cho dư luận khi tuyển sinh ngành Y và Dược học. Sau những tranh cãi thì cuối cùng Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế gật đầu đồng ý cho trường tuyển sinh. Sau 5 năm tham gia đào tạo, chất lượng đào tạo như thế nào chưa có sự đánh giá cụ thể nhưng mới đây nhất, ĐH Kinh doanh và Công nghệ bị Bộ GD&ĐT tuýt còi vì từ năm 2017 trường tổ chức đào tạo liên thông ngành Dược khi chưa đủ điều kiện. Đây cũng là lời cảnh báo trước làn sóng các trường ĐH ồ ạt mở ngành đào tạo sức khỏe.

- Năm 2021, ĐH Quốc tế Hồng Bàng dự kiến mở 8 ngành khối chăm sóc sức khỏe, gồm: Hộ sinh, Dinh Dưỡng, Y học cổ truyền, Kỹ thuật hình ảnh y học, Sức khỏe răng miệng, Chăm sóc bệnh trẻ em, Hoạt động trị liệu, Quản lý bệnh viện. Như vậy, năm 2021 trường Hồng Bàng sẽ có tổng cộng 13 ngành khối sức khỏe với 1300 chỉ tiêu bằng chỉ tiêu tuyển sinh của trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

- Năm 2021, ĐH Văn Lang (TP.HCM) dự kiến mở các ngành mới Y đa khoa, Y học cổ truyền bên cạnh những ngành hiện đã có như Răng - Hàm - Mặt, Điều dưỡng, Dược học, Kỹ thuật Xét nghiệm Y học.

- ĐH Nguyễn Tất Thành cũng thông báo dự kiến mở mới ngành Vật lý y khoa, Kỹ thuật y sinh bên cạnh ngành Y khoa, Y học dự phòng, Dược học, Điều dưỡng đã có từ trước.

- ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) cũng có kế hoạch mở hai ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng bên cạnh ngành Dược học, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.

- Năm 2021, Đại học Hoa Sen cũng chính thức bước vào cuộc đua mở các ngành khối sức khỏe. Dự kiến, năm nay, trường mở 4 ngành: Răng - Hàm - Mặt, Dược học, Quản lý bệnh viện, Kỹ thuật y sinh.

- Khối ngành sức khỏe được xác định là khối ngành đào tạo đặc thù, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học năm 2018 đã quy định Bộ GD&ĐT) quản lý và cấp phép mở ngành đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe và xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Hội đồng xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho khối ngành sức khỏe có sự tham gia của Bộ Y tế./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bất thường ở nơi sản xuất kẹo rau củ Kera không có vườn rau ?Bất thường ở nơi sản xuất kẹo rau củ Kera không có vườn rau ?
17:49:28 05/04/2025
Bán hơn 135.000 hộp kẹo Kera, công ty Quang Linh Vlogs thu bao nhiêu tiền?Bán hơn 135.000 hộp kẹo Kera, công ty Quang Linh Vlogs thu bao nhiêu tiền?
19:52:47 05/04/2025
Lưu Gia Linh khoe đôi chân thon dài ở tuổi 59 bên cạnh Lương Triều Vỹ, tình yêu vẫn bền vững qua 3 thập kỷLưu Gia Linh khoe đôi chân thon dài ở tuổi 59 bên cạnh Lương Triều Vỹ, tình yêu vẫn bền vững qua 3 thập kỷ
17:43:41 05/04/2025
Vụ sao nữ Vbiz gãy xương đùi khi chơi pickleball: Người chứng kiến tiết lộ chi tiết gây sốcVụ sao nữ Vbiz gãy xương đùi khi chơi pickleball: Người chứng kiến tiết lộ chi tiết gây sốc
17:00:46 05/04/2025
Bé trai 3 tuổi ở Huế tử vong do hóc kẹo dẻo 'con mắt'Bé trai 3 tuổi ở Huế tử vong do hóc kẹo dẻo 'con mắt'
17:50:45 05/04/2025
4 ngôi sao đột ngột "bốc hơi" khỏi showbiz chỉ trong 3 tháng, chuyện gì đang xảy ra?4 ngôi sao đột ngột "bốc hơi" khỏi showbiz chỉ trong 3 tháng, chuyện gì đang xảy ra?
18:45:41 05/04/2025
Nam danh ca ở nhà mặt tiền 1000 tỷ tại TP.HCM: "Mỗi lần đi hát về nhà, tôi hay khóc và thắp nhang"Nam danh ca ở nhà mặt tiền 1000 tỷ tại TP.HCM: "Mỗi lần đi hát về nhà, tôi hay khóc và thắp nhang"
21:09:16 05/04/2025
Tình cũ Lee Jun Ki tuyên bố có con riêng, làm chồng mất ngủ cả đêm rồi thốt ra 1 câu khiến MXH chấn độngTình cũ Lee Jun Ki tuyên bố có con riêng, làm chồng mất ngủ cả đêm rồi thốt ra 1 câu khiến MXH chấn động
17:08:35 05/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lan truyền bức ảnh Thuỳ Tiên khóc lóc vật vã ngay sau thông tin bị cấm xuất cảnh

Lan truyền bức ảnh Thuỳ Tiên khóc lóc vật vã ngay sau thông tin bị cấm xuất cảnh

Nhạc việt

22:51:02 05/04/2025
Hiện mạng xã hội đang lan truyền bức ảnh Thuỳ Tiên khóc lóc vật vã ngay sau thông tin bị cấm xuất cảnh. Bức ảnh gây hoang mang, làm dấy lên nhiều đồn đoán về tình cảnh của Hoa hậu Thuỳ Tiên hiện tại.
Hy vọng cho Kim Soo Hyun: Phim của Yoo Ah In vẫn phát hành bất chấp scandal nghiêm trọng

Hy vọng cho Kim Soo Hyun: Phim của Yoo Ah In vẫn phát hành bất chấp scandal nghiêm trọng

Hậu trường phim

22:42:57 05/04/2025
Việc những bộ phim của Yoo Ah In liên tục phát hành dù anh phạm tội hình sự đã thắp lên hy vọng trở lại màn ảnh cho Kim Soo Hyun và những người hâm mộ anh.
Cuộc đời chìm nổi của 'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn'

Cuộc đời chìm nổi của 'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn'

Sao việt

22:35:48 05/04/2025
Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương và Thanh Nga là tứ đại mỹ nhân Sài Gòn nổi tiếng của thập niên 60-70, song cuộc đời họ nhiều ngã rẽ khác nhau.
Xử lý người đàn ông bịa đặt "công an thu tiền của con bạc rồi thả về"

Xử lý người đàn ông bịa đặt "công an thu tiền của con bạc rồi thả về"

Pháp luật

22:22:23 05/04/2025
Người đàn ông 39 tuổi ở Nghệ An đăng thông tin không đúng sự thật liên quan nội dung công an xã bắt một vụ đánh bạc, nhằm tăng tương tác.
Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Tin nổi bật

22:22:15 05/04/2025
Chiều 5/4, Công an tỉnh Gia Lai đang phối hợp để khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến một phụ nữ tử vong.
Bom tấn 'Nhiệm vụ: bất khả thi - Nghiệp báo cuối cùng' của Tom Cruise ra rạp

Bom tấn 'Nhiệm vụ: bất khả thi - Nghiệp báo cuối cùng' của Tom Cruise ra rạp

Phim âu mỹ

22:17:39 05/04/2025
Phần thứ 8 của loạt phim mang tên Nhiệm vụ: bất khả thi - Nghiệp báo cuối cùng ( Mission: Impossible - The Final Reckoning ) do siêu sao Tom Cruise đóng chính ấn định ngày ra mắt tại Việt Nam.
Bị cấm thi đấu 1 trận nhưng Mbappe, Rudiger vẫn cùng Real Madrid đấu Arsenal

Bị cấm thi đấu 1 trận nhưng Mbappe, Rudiger vẫn cùng Real Madrid đấu Arsenal

Sao thể thao

21:58:13 05/04/2025
Kylian Mbappe và Antonio Rudiger bị UEFA cấm thi đấu 1 trận vì ăn mừng phản cảm nhưng vẫn cùng Real Madrid đấu Arsenal ở tứ kết Champions League.
Tình cũ Jennie trở lại không chút bọt sóng, nhạc dở đến mức netizen phải công nhận "không flop mới lạ"

Tình cũ Jennie trở lại không chút bọt sóng, nhạc dở đến mức netizen phải công nhận "không flop mới lạ"

Nhạc quốc tế

21:13:49 05/04/2025
Mới đây, Kai đã tái xuất đường đua Kpop với MV Adult Swim, ca khúc mở đường nằm E.P Wait On Me sẽ được ra mắt vào ngày 21/4.
Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh

Sức khỏe

21:11:25 05/04/2025
Một chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kỳ trung niên có thể làm giảm tình trạng viêm và stress oxy hóa, vốn có liên quan đến huyết áp cao và bệnh tim mạch - những yếu tố nguy cơ chính gây suy giảm nhận thức.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez sắp thăm Việt Nam

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez sắp thăm Việt Nam

Thế giới

21:08:17 05/04/2025
Tây Ban Nha đã cam kết cho Việt Nam vốn vay ODA, viện trợ không hoàn lại hơn 1 tỷ USD thông qua chủ yếu 5 chương trình hợp tác tài chính trên một số lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, phát triển bền vững, thúc đẩy bình đẳng giới, y tế, khoa họ...
Sau ly hôn tưởng chu cấp tiền là đủ, tôi xót xa ngày gặp lại con gái

Sau ly hôn tưởng chu cấp tiền là đủ, tôi xót xa ngày gặp lại con gái

Góc tâm tình

20:57:18 05/04/2025
Nhìn con gái nhỏ tiều tụy, xơ xác như thiếu chất, tôi gục ngã, ôm mặt khóc. Tôi vừa thương con, vừa cảm thấy bất lực.