Nhiều trường đại học đề xuất tăng độ phân hóa của đề thi tốt nghiệp THPT 2022
Trong bối cảnh tỷ lệ các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học vẫn rất cao, nhiều trường kiến nghị năm 2022, Bộ GD-ĐT cần xem xét tăng độ phân hóa của để thi tốt nghiệp để hỗ trợ các trường xét tuyển bằng kết quả thi này.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, năm 2021, toàn quốc có hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó có 795.356 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học và cao đẳng sư phạm. Tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học, cao đẳng sư phạm là 538.507 thí sinh, chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT là 308.371, chiếm 57,26%, chỉ tiêu xét tuyển theo các phương thức khác là 230.136, chiếm 42,74%.
Ảnh minh họa.
Với tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh theo điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn ở mức cao, chiếm đến 57,26%, PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Y dược TP.HCM cho rằng, trong bối cảnh tự chủ tuyển sinh, các trường có thể đưa ra các phương thức tuyển sinh riêng, tuy nhiên trong hoàn cảnh đặc biệt, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc tự tổ chức các kỳ thi riêng càng khó khăn và áp lực cho chính các trường và thí sinh. Hiện nay, tỷ lệ các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn. Do đó, theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 Bộ GD-ĐT cần ra đề thi theo hướng tăng tính phân hóa để các trường có đầu vào cao như khối ngành y dược vẫn có thể sử dụng kết quả này để tuyển sinh.
Tương tự, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cũng cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, đến thời điểm này các trường khối ngành sức khỏe chưa tổ chức họp để thống nhất phương thức tuyển sinh cho nhóm ngành y dược. Song dự kiến năm 2022, ĐH Y Hà Nội vẫn xác định sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.
Trong bối cảnh có đến trên 50% chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, GS.TS Nguyễn Hữu Tú cho rằng, Bộ GD-ĐT cần giữ vai trò chỉ đạo trong khâu tổ chức và ra đề thi tốt nghiệp THPT, đảm bảo tính tin cậy và phân loại thí sinh giúp các trường yên tâm sử dụng kết quả này trong công tác tuyển sinh.
Video đang HOT
Nói thêm về các tổ hợp xét tuyển mới không có môn Sinh tại các ngành Y dược, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho rằng, cần hết sức cân nhắc khi sử dụng các tổ hợp mới: “Việc dùng khối A không có môn Sinh để tuyển sinh ngành Y không hoàn toàn mới, phương thức này đã được các trường về y dược khối quân đội áp dụng, nhưng với các trường đào tạo thuần về y dược thì đây là điều khá mới. Tôi cho rằng không nên dành tỷ lệ lớn chỉ tiêu cho các tổ hợp mới, có chăng nên để dưới 25%, việc áp dụng cũng cần có lộ trình cụ thể, thông báo trước cho thí sinh và có thời gian đánh giá lại hiệu quả của những tổ hợp này khi tuyển sinh”.
Căn cứ vào diễn biến của dịch bệnh, GS.TS Nguyễn Hữu Tú dự báo, nếu không phát sinh tình huống đột biến, vào khoảng tháng 6, tháng 7, tình hình dịch bệnh có thể khả quan hơn. Do đó, Bộ GD-ĐT nên hướng đến thực hiện 1 kỳ thi theo hướng bình thường mới, tránh việc chia cắt thành nhiều đợt, có những thí sinh không được tham gia thi.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho rằng: “Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2017, 2018 có mức độ phân hóa tương đối tốt, các trường có thể yên tâm dựa vào kết quả này để xét tuyển. Tuy nhiên từ năm 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, tính phân hóa giảm, không đảm bảo khi xét tuyển đại học. Hy vọng trong năm 2022, Bộ GD-ĐT tiếp tục xây dựng đề thi có tính phân hóa cao hơn, đảm bảo các trường có thể sử dụng kết quả này để xét tuyển”.
Trong khi đó, PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) cho rằng, việc giữ ổn định công tác tuyển sinh đại học như năm 2021 là cần thiết, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các trường đại học.
PGS.TS Bùi Đức Triệu cũng đề nghị, Bộ GD&ĐT sớm ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh 2022, bởi dù chủ trương là ổn định nhưng những điều chỉnh mang tính kỹ thuật (nếu có) cũng tác động lớn đến các thí sinh. Hiện nay các trường đại học đã quen với tự chủ tuyển sinh, nhất là trong 2 năm vừa, các trường đã hoàn thiện phần mềm xét tuyển, đăng ký nhập học tạo thuận lợi cho thí sinh. Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng xây dựng phần mềm như vậy và đến thời điểm hiện tại vẫn hoạt động tốt./.
Tuyển sinh không phụ thuộc điểm thi tốt nghiệp THPT
Cho đến thời điểm này, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông tin về phương án tuyển sinh 2022. Theo đề án tuyển sinh của các trường, phương thức tuyển sinh ngày một đa dạng hơn; chỉ tiêu xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT cũng đang dần giảm đi.
Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh 2021.
Đa dạng các phương thức tuyển sinh
Cụ thể, năm 2022, Trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ tuyển sinh tổng 6.100 chỉ tiêu. Trong đó phương thức xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường là 80-85%. Phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT là 10-15%. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường theo phương thức này dự kiến là 20 điểm bao gồm cả điểm ưu tiên.
Về phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường, trường sẽ tuyển theo 7 nhóm đối tượng (có quy định cụ thể). Trong đó trường dành suất xét tuyển ĐH với đối tượng có chứng chỉ ngoại ngữ lên tới 10-15% chỉ tiêu.
Như vậy có thể thấy, năm 2022 chỉ tiêu của Trường ĐH Kinh tế quốc dân dành cho phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT thấp nhất từ trước đến nay. Những năm trước, trường thường dành khoảng 50% - 70% chỉ tiêu, năm nay chỉ còn 10 - 15%. Trong khi đó, điểm trúng tuyển năm 2021 theo phương thức này của trường từ 26,85 điểm trở lên.
Trường ĐH Kinh tế - Luật ( ĐH Quốc gia TPHCM) công bố 5 phương thức tuyển sinh trong năm 2022. Trong đó, trường sẽ đa dạng hình thức tuyển sinh, tăng chỉ tiêu từng phương thức, đặc biệt là tăng chỉ tiêu xét tuyển phương thức xét kết quả điểm thi kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2022 từ 40% - 60% tổng chỉ tiêu. Phương thức ưu tiên xét tuyển cũng tăng từ 20% tổng chỉ tiêu.
Trong đề án tuyển sinh 2022 của trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), nhà trường sẽ bổ sung thêm phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi ĐGNL do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức trong năm 2022. Việc bổ sung thêm phương thức này, theo nhà trường - nhằm đa dạng hóa phương thức xét tuyển và tạo thêm cơ hội cho các thí sinh có nhu cầu xét tuyển vào các ngành do trường đào tạo. Theo đó, trường dự kiến dành 5% - 10% chỉ tiêu tùy ngành, nhóm ngành cho phương thức này.
Tự chủ tuyển sinh đại học
Mới đây, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đã tổ chức Lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác giữa nhóm trường ĐH tham gia và sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển ĐH năm 2022.
Theo nội dung biên bản thỏa thuận, các trường ĐH gồm: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Trường ĐH Công nghệ giao thông vận tải; Trường ĐH Giao thông vận tải; Trường ĐH Mỏ - Địa chất; Trường ĐH Thăng Long; Trường ĐH Thủy lợi; Trường ĐH Xây dựng Hà Nội đã nhất trí ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác tham gia tổ chức và sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì thực hiện trong năm 2022 để xét tuyển ĐH.
Thống kê mới nhất cho thấy, năm 2022 sẽ có gần 50 cơ sở giáo dục sử dụng kết quả bài thi ĐGNL của ĐH Quốc gia Hà Nội để xét tuyển ĐH. GS.TS Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 của nhà trường là đổi mới chính sách tuyển sinh theo hướng tiếp cận từ năng lực của từng học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo chất lượng đầu ra đảm bảo thích ứng nhanh với thị trường lao động.
Năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tăng cường sử dụng kết quả bài thi ĐGNL để làm cơ sở tuyển sinh đầu vào. Bên cạnh đó, các đơn vị đào tạo sẽ chủ động bổ sung thêm các phương thức xét tuyển phù hợp khác để tuyển sinh thích ứng theo ngành đặc thù. Nhiều ngành đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội có thể sử dụng kết quả bài thi ĐGNL lên đến 40% so với các phương thức xét tuyển khác.
Có thể thấy, tuyển sinh bằng ĐGNL, đánh giá tư duy với sự kết hợp giữa các trường ĐH, CĐ đang là xu thế tuyển sinh của các trường "top" đầu, góp phần giảm chi phí của xã hội. Cùng với đó, khi kỳ thi do các nhóm trường tổ chức để tuyển sinh phát triển, sự lệ thuộc vào điểm tốt nghiệp THPT sẽ giảm dần.
Trong phương án thi tốt nghiệp THPT 2022 được công bố hồi đầu tháng 10 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khuyến cáo những trường ĐH, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT làm công cụ sàng lọc, sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn.
Ngoài ra, thay vì dựa hoàn toàn vào điểm thi, năm 2022, một số cơ sở giáo dục ĐH cũng đã bổ sung các tiêu chí về hoạt động xã hội, văn thể mỹ, năng khiếu, phỏng vấn...để tuyển sinh.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH - CĐ Việt Nam cho rằng: Đây là dấu hiệu tích cực và hướng đi mới trong công tác tuyển sinh. Bởi sự thành công của mỗi cá nhân không chỉ nằm ở thước đo kiến thức, mà còn là các kỹ năng, năng lực và nhiều yếu tố khác.
Ngay sau Tết Nguyên đán, thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển học bạ vào UEF Theo đánh giá của các trường, việc xét học bạ trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay là phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn và mang tính an toàn cao. Năm nay, phương thức này xét tuyển khá sớm, có trường nhận hồ sơ từ 15/2. Xét tuyển học bạ hợp xu thế Trước đây, khá nhiều thí sinh, phụ huynh...