Nhiều trường đại học công bố chỉ tiêu xét tuyển đợt 2
Theo lịch tuyển sinh, các trường đại học triển khai công tác tuyển sinh đợt 2 từ ngày 10/10. Nhiều trường đại học còn trống chỉ tiêu với mức điểm nhận hồ sơ dao động từ 16 điểm trở lên chào đón thí sinh.
Ảnh minh họa
Trường ĐH Luật Hà Nội tuyển sinh bổ sung 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Luật tại Phân hiệu Đắk Lắk. Thí sinh có tổng điểm các môn thi tốt nghiệp thuộc tổ hợp xét tuyển A00, A01 đạt từ 15,5 điểm; tổ hợp C00 từ 16,75 điểm; tổ hợp D01, D02, D03 từ 16,5 điểm có thể nộp đơn đăng ký dự tuyển.
Thời hạn nhận đơn bổ sung từ ngày 15/10 đến 17h ngày 17/10. Thời gian công bố kết quả dự kiến vào ngày 22/10.
Khoa Quốc Tế, ĐH Quốc gia Hà Nội xét tuyển bổ sung 25 chỉ tiêu ngành Quản lý song bằng (nhận đồng thời hai bằng Cử nhân của ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Keuka, Mỹ). Thí sinh có điểm xét tuyển đạt từ 17 điểm trở lên sẽ đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ngành này. Phương thức xét tuyển của Khoa Quốc tế dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Thí sinh có điểm xét tuyển theo khối A00, A01, D01, D03, D06, D96, D97, DD0, cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng đạt từ 17 điểm trở lên có thể xét tuyển. Điểm xét tuyển vào ngành Quản lý song bằng được tính như sau: ĐXT= (Điểm Môn 1 Điểm Môn 2 Điểm Ngoại ngữ x 2) / 4 x 3 điểm ưu tiên.
Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội thông báo xét tuyển bổ sung các ngành: Quản trị trường học, Quản trị Công nghệ giáo dục, Quản trị chất lượng giáo dục, Tham vấn học đường, Khoa học giáo dục với chỉ tiêu mỗi ngành là 20.
Trường nhận hồ sơ các thí sinh có tổng điểm 3 môn thi tốt nghiệp THPT cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng đạt từ 17 điểm trở lên đều đủ điều kiện xét tuyển.
Video đang HOT
Đại học Lâm nghiệp Việt Nam thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung ngay từ khi công bố điểm trúng tuyển đợt 1. Dự kiến mức điểm tuyển đợt sau của trường Lâm nghiệp từ 15 điểm trở lên.
Năm 2020, Đại học Lâm nghiệp tuyển 2.060 sinh viên cho cơ sở Hà Nội và phân hiệu ở Đồng Nai, trong đó 1.360 em tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Trường ĐH Phenikaa xét tuyển bổ sung năm 2020 vào từng ngành của trường theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT vào các ngành học:
Học viện Quản lý Giáo dục xét tuyển bổ sung vào các ngành của trường, thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển từ ngày 6/10 đến 17 giờ ngày 20/10. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung vào từng ngành của trường như sau:
Đại học Đà Nẵng tuyển bổ sung vào một số ngành ở các cơ sở đào tạo thành viên theo hai phương thức kết quả học tập THPT (học bạ) và điểm thi tốt nghiệp THPT. Với phương thức xét bằng điểm thi, có hai trường đang nhận hồ sơ là Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng nhận từ ngày 8 đến 15/10.
Cụ thể:
Đại học Hồng Đức thông báo tuyển sinh bổ sung đợt một năm 2018, thời gian nhận hồ sơ đến hết ngày 12/8.Trường bổ sung cho chương trình đào tạo giáo viên chất lượng cao các ngành Sư phạm Toán, Lý, Ngữ văn, Lịch sử. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 24 điểm, thí sinh không có môn nào trong tổ hợp xét tuyển có điểm dưới 5 điểm và điểm môn chủ chốt của ngành đào tạo đạt từ 8 điểm trở lên.
ĐH Huế tuyển bổ sung 83 chỉ tiêu cho phân hiệu tại Quảng Trị các ngành Kỹ thuật Điện, Kỹ thuật Xây dựng, Kinh tế Xây dựng, Công nghệ kỹ thuật môi trường. Trường cũng tuyển 280 chỉ tiêu cho trường thành viên là Đại học Nông lâm với 15 ngành đào tạo, điểm chuẩn từ 18 điểm trở lên.
Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh xét tuyển bổ sung cho 14 ngành đại học chính quy với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2020. Trong đó, 3 ngành học đại học hệ đại trà tuyển 50 chỉ tiêu; 3 ngành học đại học chất lượng cao tuyển 30 chỉ tiêu và 6 ngành chương trình liên kết quốc tế tuyển 60 chỉ tiêu. Tất cả các ngành đều lấy ngưỡng điểm xét tuyển bổ sung đợt 2 là 18 điểm. Với hệ đại học đại trà và chất lượng cao xét thêm bằng phương thức điểm thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức với mức điểm 700 (trên thang điểm 1.200).
Hôm nay, các trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét nguyện vọng bổ sung
Hôm nay 10/10, nếu trường tuyển sinh chưa đủ chỉ tiêu đã công bố ban đầu, các trường đại học có thể bắt đầu triển khai xét tuyển đợt bổ sung.
Thông tin từ Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD - ĐT, kết quả xét tuyển đợt 1 (còn tùy thuộc vào tình hình nhập học chính thức của thí sinh) cho thấy, có 161 trường tuyển đủ chỉ tiêu. Sau kết quả xét đợt 1, có 83 trường, trong đó chủ yếu là các trường ngoài công lập, các trường thuộc tỉnh, các trường ở vùng sâu, vùng xa, các trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non (chiếm 26,95% các trường) có tỷ lệ trúng tuyển dưới 50%.
Các trường này sẽ tổ chức xét tuyển bổ sung từ ngày 10/10 đến hết năm 2020, sau đó báo cáo về Bộ GD - ĐT trước ngày 28/2/2021.
Để xét tuyển bổ sung, các trường phải công bố chỉ tiêu, mức điểm nhận hồ sơ, thời gian nhận hồ sơ, thời gian xét tuyển... và công bố kết quả trên trang thông tin điện tử của trường hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các trường xét tuyển bổ sung phải đảm bảo điểm trúng tuyển (điểm chuẩn) các đợt sau không được thấp hơn đợt 1 và xét tuyển theo quy trình như đợt 1, xét điểm từ cao xuống thấp nhằm đảm bảo quyền lợi thí sinh và công bằng tuyển sinh.
Thí sinh chưa trúng tuyển hay đã trúng tuyển mà chưa xác nhận nhập học vào bất cứ trường nào có thể căn cứ vào các thông tin do trường công bố để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung vào trường; thí sinh cũng có thể nộp xét tuyển vào nhiều trường, nhiều ngành, nhiều đợt khác nhau để xét tuyển.
Hôm nay, các trường đại học bắt đầu nhận hồ sơ xét nguyện vọng bổ sung.
Theo ghi nhận của PV, hàng loạt trường đại học sẽ đồng loạt nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung. Điển hình, trường ĐH Tôn Đức Thắng xét tuyển bổ sung 8 ngành chương trình tiêu chuẩn, với điểm nhận hồ sơ từ 23 - 24 điểm (theo thang điểm 40). Bên cạnh đó là 5 ngành chất lượng cao, 8 chương trình học bằng tiếng Anh, mức điểm nhận hồ sơ từ 24 trở lên.
Ngoài ra, trường xét thêm 8 chương trình học 2 năm đầu tại cơ sở Nha Trang và Bảo Lộc, điểm xét từ 24 - 25 điểm theo thang điểm 40. Điểm xét tuyển (thang 40 điểm) là tổng điểm của 3 môn theo tổ hợp (có nhân hệ số môn theo tổ hợp, ngành xét tuyển), cộng với điểm ưu tiên đối tượng/khu vực (nếu có), được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
Trường ĐH Công nghiệp TP. HCM cũng dành đến 140 chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung với điểm xét tuyển bằng điểm chuẩn đợt 1. Đối với chương trình đại trà, xét bổ sung 50 chỉ tiêu cho 5 ngành, gồm: Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm, Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông, Quản lý Tài nguyên và Môi trường.
Đối với chương trình chất lượng cao, trường tuyển 30 chỉ tiêu cho 3 ngành: Công nghệ Thực phẩm, Công nghệ Kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ Kỹ thuật Hóa học. Chương trình liên kết quốc tế, trường tuyển 60 chỉ tiêu cho 6 ngành. Thời gian xét tuyển từ ngày 10 đến 15/10.
Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) thông báo xét tuyển bổ sung 490 chỉ tiêu cho 16 ngành do trường cấp bằng và 845 chỉ tiêu cho 21 ngành chương trình liên kết quốc tế do trường đối tác cấp bằng. Trong đó, điểm nhận hồ sơ các ngành do trường cấp bằng từ 18 - 22,5 điểm. Chỉ tiêu ngành xét tuyển bổ sung nhiều nhất là Công nghệ Sinh học (100 chỉ tiêu), Công nghệ Thực phẩm (60 chỉ tiêu), Kỹ thuật Điện tử Viễn thông (55 chỉ tiêu)...
Phân hiệu trường ĐH Kinh tế TP. HCM tại tỉnh Vĩnh Long công bố xét tuyển bổ sung 145 chỉ tiêu cho thí sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến hết ngày 15/10. Theo đó, ngành Quản trị 25 chỉ tiêu, Kinh doanh quốc tế 35 chỉ tiêu, Ngân hàng 20 chỉ tiêu, Kế toán doanh nghiệp 25 chỉ tiêu, Thương mại điện tử 20 chỉ tiêu, Kinh tế và Kinh doanh nông nghiệp 20 chỉ tiêu. Đối với thí sinh xét tổ tợp có môn Toán nhân hệ số 2. Đối tượng là thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, có hộ khẩu thường trú tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Xét tuyển bổ sung: Trường top 2 vẫn chờ thí sinh Dù chưa đến thời gian xét tuyển bổ sung, nhưng nhiều ĐH đã "xé rào" thông báo tuyển sinh bổ sung trước. Có nhiều nguyên nhân để việc thông báo xét tuyển "bổ sung" vội vàng, nhưng có lẽ, nguồn tuyển, áp lực chỉ tiêu, chênh lệch nguyện vọng giữa thí sinh các ngành, các trường... là sâu xa của vấn đề. Vội...