Nhiều trường chủ động chỉnh sửa SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều
Trong khi chờ điều chỉnh nội dung SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều, một số trường tiểu học ở Vĩnh Phúc chủ động điều chỉnh nội dung dạy học.
Chủ động điều chỉnh
Trước phản ánh về việc sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 Cánh diều (do GS. Nguyễn Minh Thuyết chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành) có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiếp thu góp ý và yêu cầu chỉnh sửa.
Trong khi chờ hiệu chỉnh, nhiều giáo viên chủ động thay thế các từ ngữ, bài học trong SGK sao cho phù hợp với địa phương.
Trao đổi với PV Dân trí sáng 19/10, cô Nguyễn Thị Hải Quyên, chủ nhiệm lớp 1A3, khối trưởng khối 1, Trường tiểu học Kim Ngọc, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc cho biết, với những từ khó hiểu, giáo viên tự tìm hiểu tư liệu trên mạng để chỉnh sửa, tìm từ thay thế hoặc hình ảnh chiếu màn hình cho học sinh dễ tiếp cận.
Trước khi chờ đợi chỉnh sửa từ phía tác giả và NXB, giáo viên đã tự tìm tòi từ ngữ, lựa chọn các văn bản khác để thay thế cho học sinh dễ hiểu hơn.
Về ý kiến một số bài học dạy học sinh thói khôn lỏi, thiếu bài học mang tính nhân ái, cô Quyên cho hay, nếu đặt mục tiêu bài học đó các con đánh vần được chữ gì, giáo viên sẽ chỉ dạy các con đánh vần, thay vì quan tâm nặng nề tới ngữ nghĩa.
Là giáo viên nhiều sáng kiến kinh nghiệm dạy lớp 1, cô Nguyễn Thị Thanh Hoa, chủ nhiệm lớp 1A4, Trường tiểu học Kim Ngọc cũng đồng tình với quan điểm, nếu từ ngữ chưa phù hợp có thể thay thế, chỉnh sửa để SGK tốt hơn.
“Ngay từ đầu năm học, chúng tôi được biết, SGK giờ không còn là pháp lệnh nữa nên giáo viên có thể linh hoạt thay đổi bài học, không quá lệ thuộc.
Trước khi chờ đợi chỉnh sửa từ phía tác giả và NXB, tôi đã tự tìm tòi từ ngữ, lựa chọn các văn bản khác để thay thế cho học sinh dễ hiểu hơn.
Các văn bản này được tham khảo từ bộ sách khác, các tài liệu cũ hoặc một câu chuyện bất kì nào đó sao cho phù hợp với học sinh và địa phương”, cô Hoa chia sẻ.
Cô Nguyễn Thị Thu Trinh, chủ nhiệm lớp 1A1 Trường Tiểu học Lưu Quý An, TP Vĩnh Yên cũng tham khảo một số SGK khác để chỉnh sửa từ ngữ, các bài đọc hơi khó trong SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều.
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã có văn bản chỉ đạo các trường cho giáo viên linh động chỉnh sửa ngữ liệu bài học sao cho phù hợp.
Giáo viên chưa quen được “cởi trói”
Video đang HOT
Ông Nguyễn Lê Huy, Trưởng Phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc cho biết, năm nay toàn tỉnh có hơn 20 trường học sử dụng SGK tiếng Việt lớp 1 Cánh diều.
Sau khi có “lùm xùm” về bộ sách này, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã có văn bản chỉ đạo các trường cho giáo viên linh động chỉnh sửa ngữ liệu bài học sao cho học sinh dễ hiểu.
“Lần đầu tiên chúng ta triển khai chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, có nhiều bộ SGK khác nhau theo cùng một chương trình thống nhất.
Trong đó, SGK có vài trò là tài liệu để các nhà trường, giáo viên chủ động nghiên cứu, xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp.
Kể cả khi chưa có phản ứng của cộng đồng mạng, trong quá trình dạy, phần nào chưa ổn, giáo viên và nhà trường có thể thiết kế lại.
Học sinh trong giờ tiếng Việt lớp 1, SGK Cánh diều ở Vĩnh Phúc.
Việc này chúng tôi đã tập huấn rất kĩ. Thậm chí cùng một bài học nhưng giáo viên lớp này dạy thời lượng một tiết, giáo viên kia dạy 1,5 tiết đều được”, ông Huy khẳng định.
Thầy Đào Chí Mạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Ngọc bày tỏ, vài tuần đầu học chương trình SGK mới, giáo viên lớp 1 chưa quen được “cởi trói” nên vẫn giao nhiều bài tập về nhà cho học sinh.
Thầy trao đổi với các cô, cần thay đổi phương pháp để giáo viên, học sinh và cả phụ huynh không áp lực.
Với yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu để GV có thể thay thế một số đoạn/bài đọc cho phù hợp hơn với HS lớp 1, theo thầy Mạnh đây là sự cầu thị, trách nhiệm tiếp thu ý kiến góp ý để chỉnh sửa SGK cho phù hợp hơn.
Quan điểm của hiệu trưởng này, những “hạt sạn” trọng SGK tiếng Việt 1 Cánh diều không phức tạp và hoàn toàn có thể khắc phục bằng nhiều cách.
Ví dụ bài A có ngữ liệu không hợp thì nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên có thể cùng ngồi lại bàn bạc lấy ngữ liệu khác phù hợp thay thế.
Đồng quan điểm này, cô Nguyễn Thị Tuyết Mai, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lưu Quý An cũng mong muốn chỉnh sửa một vài ngữ liệu.
Trước mắt, nhà trường khuyến khích giáo viên điều chỉnh những từ khó hiểu, gây hiểu nhầm hoặc thay thế các văn bản trong SGK tiếng Việt Cánh diều còn gây tranh cãi.
Chưa thấy ai lên tiếng nhận trách nhiệm về sự cố sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều!
Một sự cố lớn như vậy xảy ra trên diện rộng của ngành Giáo dục nhưng đến nay vẫn chưa thấy một ai nhận trách nhiệm, chưa thấy một lời nhận lỗi...!
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục đưa chương trình, sách giáo khoa mới vào giảng dạy ở lớp 1 nên những kỳ vọng vào chương trình mới của toàn xã hội là rất lớn.
Trong 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được Bộ phê duyệt thì bộ sách Cánh Diều được nhiều địa phương, trường học lựa chọn bởi đây là bộ sách xã hội hóa đầu tiên.
Điều đặc biệt là bộ sách này có sự tham gia của những tác giả này luôn được xem là những người giàu kinh nghiệm viết sách giáo khoa.
Thế nhưng, chỉ sau 5 tuần giảng dạy thì sách Tiếng Việt lớp 1 (Cánh Diều) phải điều chỉnh những nội dung không phù hợp. Vậy, trách nhiệm thuộc về ai? Ai là người nhận trách nhiệm về sự cố này thì đến giờ này vẫn chưa thấy ai lên tiếng!
Chưa thấy ai nhận trách nhiệm về sự cố sách Tiếng Việt (Cánh Diều) - (Ảnh: sachcanhdieu.com)
Sách giáo khoa Cánh Diều đã chiếm ưu thế trước thềm năm học mới
Để chuẩn bị cho việc đưa Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 vào giảng dạy ở lớp 1 của năm học 2020-2021 thì có thời điểm sách Cánh Diều đã chiếm ưu thế so với 4 bộ sách giáo khoa còn lại.
Bởi vì sách Cánh Diều được đánh giá là bộ sách giáo khoa có chất lượng chuyên môn cao vì nhìn vào danh sách các Tổng chủ biên, Chủ biên và tác giả đều là những người giàu kinh nghiệm viết sách giáo khoa, nhiều người đã từng là đồng chủ biên, tác giả sách giáo khoa năm 2000.
Điều nổi bật hơn cả là bộ sách Cánh Diều đã quy tụ gần hết các Tổng chủ biên, Chủ biên chương trình tổng thể, chương trình môn học hoặc là những thành viên trong Ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Đặc biệt, trong các buổi giới thiệu sách giáo khoa mới thì thầy Nguyễn Minh Thuyết- Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông 2018 và cũng là Tổng chủ biên sách Tiếng Việt (Cánh Diều) đã có những chia sẻ rất hay.
Theo thầy Thuyết thì bộ sách vừa kế thừa vừa đổi mới so với sách giáo khoa hiện hành nên các thầy cô, các trường vừa thấy dễ thực hiện, vừa thấy được triển vọng nâng cao chất lượng giáo dục của môn học.
Thậm chí, thầy Thuyết còn cho rằng sách giáo khoa lớp 1 không cần tập huấn mà giáo viên sẽ dạy được ngay. Nhưng, những lời nói và thực tế khi giảng dạy thì đã không có sự đồng nhất với nhau.
Khi đưa vào giảng dạy ở các trường học thì nhiều người đã lên tiếng về việc sách giáo khoa Tiếng Việt vẫn rất nặng vì yêu cầu, mục tiêu đề ra quá cao. Một số ngữ liệu, từ ngữ trong các bài học không phù hợp.
Vậy nên, Bộ Giáo dục đã yêu cầu điều chỉnh một số nội dung trong sách Tiếng Việt lớp 1 và thầy Nguyễn Minh Thuyết cũng đã lên tiếng sẽ sửa chữa những bài không phù hợp đã được dư luận góp ý.
Từ một bộ sách giáo khoa được đặt nhiều kỳ vọng nhưng mới 5 tuần học trôi qua thì sách giáo khoa Tiếng Việt do thầy Nguyễn Minh Thuyết làm Tổng chủ biên đã để xảy ra sự cố.
Việc điều chỉnh những nội dung trong một số bài học ở sách Tiếng Việt lớp 1 (Cánh Diều) sẽ ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn học sinh và giáo viên ở nhiều địa phương và trường học trên cả nước.
Nhiều dấu hỏi được đặt ra về trách nhiệm của những người liên quan đến sự cố này nhưng đến nay vẫn đang được để ngỏ.
Chưa thấy ai lên tiếng nhận trách nhiệm về sai sót trong sách Tiếng Việt (Cánh Diều)
Sau khi Bộ có văn bản chính thức yêu cầu điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 thì nhiều nhà khoa học, nhà giáo...đã lên tiếng là nên dừng việc triển khai sách Cánh Diều.
Nhưng có lẽ việc dừng triển khai sách Tiếng Việt lớp 1 lúc này phải nói là rất khó bởi nó sẽ làm gián đoạn việc dạy và học ở các nhà trường trên một diện rộng.
Hơn nữa, các nhà xuất bản sẽ không bao giờ muốn điều này vì không chỉ sách giáo khoa mà nó còn kéo theo sách bổ trợ, sách giáo viên nữa nên chắc chắn Bộ cũng sẽ không chỉ đạo dừng hoặc thu hồi bộ sách này.
Vấn đề còn lại là lãnh đạo Bộ Giáo dục cùng với Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) sẽ đưa ra giải pháp nào cho phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay mà thôi.
Tuy nhiên, lựa chọn phương án nào trong thời điểm hiện nay cũng là điều rất khó khăn đối với lãnh đạo Bộ Giáo dục và các nhà xuất bản.
Một bên là lợi nhuận của các đơn vị xuất bản, một bên là quyền lợi của học sinh, phụ huynh và ngay cả với giáo viên ở nhiều trường học...
Chính vì thế, chúng tôi tin Bộ và các đơn vị biên soạn, phát hành sách Tiếng Việt lớp 1 sẽ chọn phương án điều chỉnh những nội dung mà dư luận lên tiếng, sau đó có thể sẽ gửi email hoặc in thành những quyển mỏng để đưa về các trường học.
Cách làm này dù nó sẽ có nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình dạy và học của cả thầy và trò nhưng nó sẽ đỡ tốn kém nhất, tránh thiệt hại tối đa cho các nhà xuất bản.
Vì thế, rất khó để các đơn vị này thu hồi sách đang giảng dạy để phát miễn phí sách mới cho học sinh bởi nó sẽ phát sinh thêm rất nhiều chi phí, con số lên đến hàng trăm tỉ đồng chứ không phải ít- mà điều này thì đương nhiên là các nhà xuất bản không muốn bởi nó tốn kém vô cùng.
Giá như, có một người nào đó nhận trách nhiệm...hay một lời xin lỗi trên website sachcanhdieu.com thì dư luận cũng dễ dàng thông cảm...
Nhưng, trên website sachcanhdieu.com của Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn chưa có thông báo, đề cập nào về sự cố này...mà chỉ vẫn hiện hữu những bài viết ca ngợi về bộ sách này thôi.
Một sự cố lớn như vậy xảy ra trên diện rộng của ngành Giáo dục nhưng vẫn chưa thấy một ai nhận trách nhiệm, chưa thấy một lời nhận lỗi từ lãnh đạo Bộ, các đơn vị chủ quản, các tác giả sách Cánh Diều và cả các thành viên trong Hội đồng thẩm định sách Tiếng Việt nữa!
Chẳng lẽ, sự việc này lại rơi vào cõi thinh không hay sao?
Nỗi lo lớp 1! Là thế hệ đầu tiên tiếp nhận những thay đổi của sách giáo khoa mới và chương trình mới, học tập trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp... thật sự là áp lực lớn đối với trẻ mới vào lớp 1. Năm học này, có 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 mới được đưa vào dạy học trên toàn quốc,...