Nhiều trường cao đẳng nghề phải sáp nhập, đổi tên mới
Nhiều trường cao đẳng đổi tên do thay đổi chủ đầu tư hoặc chuyển đổi ngành nghề đào tạo, từ đó tạo sự hấp dẫn và thu hút người học hơn.
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định sáp nhập Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận vào Phân hiệu của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM tại Ninh Thuận.
Được biết, theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận, việc sáp nhập này là một công đoạn trong quá trình chuẩn bị cho việc thành lập Trường ĐH Ninh Thuận theo chủ trương của Chính phủ và kế hoạch của tỉnh này. Từ đó, Ninh Thuận sẽ được chủ động tạo nguồn nhân lực tại chỗ, phục vụ cho sự phát triển nhanh, toàn diện và bền vững của tỉnh và các địa phương lân cận.
Như vậy, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM hiện có 12 khoa và ba bộ môn trực thuộc, một Viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường, 10 trung tâm và hai Phân hiệu (Phân hiệu Gia Lai và Phân hiệu Ninh Thuận).
Hiện nay, quy mô đào tạo của trường khoảng 24.000 sinh viên các bậc, hệ đào tạo, bao gồm 36 ngành hệ đại học (56 chuyên ngành), 16 chuyên ngành thạc sĩ và 12 chuyên ngành tiến sĩ.
Video đang HOT
Học viên trong giờ thực hành tại một trường cao đẳng ở TP.HCM. Ảnh: PA
Tương tự, từ ngày 1-5, Trường CĐ Thái Nguyên được thành lập chính thức được thành lập dựa trên cơ sở sáp nhập Trường CĐ Sư phạm Thái Nguyên và Trường CĐ Kinh tế – Tài chính Thái Nguyên.
Theo đó, trường mới này sẽ trở thành một đơn vị đào tạo đa ngành, nghề, kế thừa những lĩnh vực mà hai trường CĐ trước đó đang thực hiện.
Trường CĐ Thái Nguyên sẽ có 23 đơn vị thuộc và trực thuộc (giảm 12 đầu mối), có Hội đồng trường, Ban giám hiệu, bày phòng chức năng, 11 khoa chuyên môn và năm đơn vị trực thuộc. Trong đó, Ban Giám hiệu sẽ gồm một hiệu trưởng và ba phó Hiệu trưởng.
Trước đó, nhiều trường cao đẳng trên cả nước cũng đã lần lượt công bố quyết định đổi tên trường.
Cụ thể như Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Vinatex đổi thành Trường CĐ Công nghệ TP.HCM; Trường CĐ nghề Đại An đổi thành Trường CĐ Ngoại ngữ và công nghệ Việt Nam; Trường CĐ Kỹ thuật công nghệ Vạn Xuân đổi thành Trường CĐ Bình Minh Sài Gòn; Trường CĐ Kỹ thuật thiết bị Y tế Bình Dương đổi tên thành Kỹ thuật thiết bị Y tế miền Nam; Trường CĐ nghề Lam Kinh đổi thành CĐ Ngoại ngữ và du lịch Việt Nam…
Được biết, theo thông tin từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB&XH), trong ba năm nay, có nhiều trường CĐ đã làm hồ sơ đổi tên mới và đã được Tổng cục đồng ý cấp phép. Việc này chủ yếu nhằm đáp ứng tình hình mới do thay đổi chủ đầu tư hoặc chuyển đổi ngành nghề đào tạo, từ đó tạo sự hấp dẫn và thu hút người học hơn.
Sáp nhập thêm trường CĐ, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM sẽ đào tạo sư phạm bậc ĐH
Thời gian tới, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM sẽ tuyển sinh và đào tạo sư phạm bậc ĐH sau khi hoàn thành việc sáp nhập Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận.
Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận - THIỆN NHÂN
Thủ tướng Chính phủ, ngày 11.3, đã có quyết định về việc sáp nhập Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM.
Quyết định này nêu rõ, giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo Trường ĐH Nông lâm TP.HCM tổ chức tiếp nhận nhân sự, bộ máy tổ chức, tài chính tài sản của Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM (Phân hiệu tại Ninh Thuận) theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Việc này không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nhà trường, không gây khó khăn cho người học, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, cá nhân và tổ chức có liên quan.
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, thông tin thêm, sau khi hoàn thành thủ tục sáp nhập, các sinh viên đang học tại Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận sẽ tiếp tục được đào tạo bậc CĐ cho đến khi ra trường. Khi tốt nghiệp, các sinh viên này sẽ nhận bằng CĐ do Trường ĐH Nông lâm TP.HCM cấp.
Cũng theo Phó hiệu trưởng này, trong tương lai Phân hiệu trường tại Ninh Thuận sẽ mở một số ngành mới đáp ứng nhu cầu nhân lực địa phương và khu vực. Trong đó, đề xuất Bộ GD-ĐT cho phép mở 4 ngành sư phạm bậc ĐH và cấp chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.
Hiện Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận đã có thông báo tuyển sinh các hệ đào tạo năm 2021. Trong đó, trường tuyển 1 ngành hệ chính quy đào tạo giáo viên là giáo viên mầm non (120 chỉ tiêu). Bên cạnh đó có 32 ngành CĐ chính quy ngoài sư phạm (tiếng Anh và công nghệ thông tin). Ngoài ra, các ngành khác là hình thức tuyển sinh liên thông lên ĐH, ĐH văn bằng 2, bồi dưỡng tiếng dân tộc. Trường này sẽ tiếp tục tuyển sinh các ngành này hết năm nay.
Luật Giáo dục 2019 ban hành quy định trình độ chuẩn của nhà giáo được nâng lên, các trường CĐ sư phạm không còn có chức năng đào tạo giáo viên tiểu học và THCS như trước. Quy định này khiến các trường CĐ sư phạm trực thuộc UBND tỉnh, thành khó có thể tồn tại nếu chỉ đào tạo duy nhất một ngành giáo dục mầm non. Việc sáp nhập Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận là một hướng đi tất yếu xuất phát từ thực tiễn trên.
Năm 2000, Trường Sư phạm Ninh Thuận được nâng lên thành Trường CĐ Sư phạm Ninh Thuận, với 84 cán bộ, giảng viên. Trước khi chia tách tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, trường này còn đào tạo giáo viên THCS, giáo viên tiểu học và giáo viên mầm non cho tỉnh Bình Thuận. Trong 30 năm qua trường đào tạo được 12.385 giáo viên các cấp.
Không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, lưu ý khi đăng ký xét tuyển ĐH, thí sinh cần xác định ngành nghề mình yêu thích nhưng phải phù hợp để lựa chọn thay vì chọn nghề, chọn ngành để dễ trúng tuyển. Nếu chưa xác định cho mình nghề nghiệp phù hợp, thí sinh hãy vào các...