Nhiều trẻ nhiễm virus RSV phải nhập viện
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng trẻ em mắc virus RSV tăng gấp đôi trong một tháng trở lại đây.
Sáng 28/10, tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội), các giường đều kín bệnh nhi. Nhiều trẻ được hỗ trợ thở oxy do viêm phổi, viêm tiểu phế quản, suy hô hấp…
Tại phòng chăm sóc đặc biệt, anh B.T.L. (Nghệ An) đang chăm sóc con gái 4 tháng tuổi. Anh cho biết con gái có biểu hiện sốt, khò khè nên được điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An 10 ngày, sau đó, chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Bé được xác định nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV).
Hiện bé điều trị được 5 ngày và hồi phục rất chậm, phải thở máy. Bác sĩ cho biết con anh L. sinh non ở tuần 28, là trường hợp có nhiều nguy cơ cao gặp biến chứng khi mắc virus này.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Thanh Chương, Trưởng khoa Hồi Sức hô hấp, Trung tâm Hô hấp, khám cho bệnh nhi N.T.M. (2 tháng tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội). Ảnh: HQ.
Nằm kế bên là bệnh nhi N.T.M. (2 tháng tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội). Bà ngoại của bệnh nhi cho biết bé bị sốt, mũi có đờm, gia đình đưa vào Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) điều trị. Tuy nhiên, khi thấy bé có triệu chứng co giật, gia đình xin chuyển tuyến. Bệnh nhi này bị viêm tiểu phế quản, viêm phổi nặng do mắc virus hợp bào hô hấp.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh cho biết trung tâm có 147 giường bệnh nhưng hiện tại tiếp nhận tới 150-160 ca/ngày. Các bệnh nhi đều dưới 6 tháng tuổi. Những trường hợp nặng hầu hết đều có bệnh lý nền đi kèm. Trong đó, 1/3 bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp.
“Trước đây, trung bình mỗi ngày, chúng tôi tiếp nhận 10-15 bệnh nhi mắc virus hợp bào hô hấp. Nhưng một tháng gần đây, số lượng này tăng lên 30-40 trẻ, có ngày hơn 40 em. Bác sĩ phải làm việc liên tục để luân chuyển các ca bệnh nhẹ về những khoa khác, đón ca mới tăng hơn gấp đôi mỗi ngày”, PGS Hanh cho hay.
Theo bác sĩ này, nhiều loại virus gây ra các bệnh lý hô hấp, đứng đầu là loại hợp bào hô hấp. Hiện số ca mắc tăng vì vào giai đoạn giao mùa, điều kiện không khí, độ ẩm có sự thay đổi tạo điều kiện để virus phát tán mạnh.
“Trẻ có sức đề kháng kém, cấu trúc đường thở chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công. Mặt khác, RSV có ái lực với đường hô hấp nên trường hợp nhẹ có thể gây ra các triệu chứng viêm đường hô hấp trên (viêm mũi họng, viêm tai giữa). Trường hợp nặng dẫn tới viêm tiểu phế quản, viêm phổi, suy thở nhanh”, PGS Hanh nói.
Video đang HOT
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Thanh Chương, Trưởng khoa Hồi Sức hô hấp, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, RSV là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi.
Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi điểm là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Một số trẻ bị nhẹ vẫn có thể sinh hoạt bình thường, thậm chí, tự khỏi bệnh sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, với nhiều trường hợp, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, đẻ non, thiếu cân, tim bẩm sinh…, bệnh diễn biến rất nhanh và nặng.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh cho biết trung tâm có 147 giường bệnh nhưng hiện tại tiếp nhận tới 150-160 ca/ngày. Ảnh: HQ.
Bệnh do RSV gây ra không có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần cho con uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt và đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt, giàu vitamin… Trẻ có thể tự khỏi nhưng cần theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu nặng và đưa tới bệnh viện kịp thời. Những trường hợp bội nhiễm phổi phải uống thuốc kháng sinh, truyền dịch, thậm chí hỗ trợ thở oxy…
PGS Hanh khuyến cáo RSV có khả năng lây lan mạnh, nếu các gia đình chủ quan, không biết con nhiễm bệnh, virus dễ phát tán rộng trong cộng đồng.
“Để phòng bệnh, tránh đưa trẻ tới nơi công cộng, tiếp xúc những người có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi… Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn rất quan trọng bởi virus có thể sống vài giờ trên mặt bàn, ghế, đồ chơi, bàn tay. Cha mẹ cũng cần rửa tay sạch trước khi chăm sóc trẻ và đặc biệt tránh thói quen hôn con bởi có thể làm lây lan virus”, bác sĩ khuyến cáo.
Theo PGS Hạnh, nếu thời tiết không biến đổi quá đặc biệt, khoảng cuối tháng 11, số lượng trẻ nhập viện vì mắc bệnh lý này sẽ giảm dần.
Vụ việc "mẹ ngàn lần xin lỗi con": Phó Giám đốc BV Nhi tiết lộ con số mới đáng lo ngại sau câu chuyện đau xót
Theo PGS.BS Nguyễn Tiến Dũng, virus hợp bào hô hấp RSV chỉ là 1 trong cả trăm virus gây ra bệnh hô hấp cho trẻ. Virus này có thể lây qua tiếp xúc, hôn bé.
Thêm trường hợp trẻ nhỏ bị nhiễm virus RSV
Cộng đồng mạng tiếp tục phát đi những cảnh báo về dịch viêm phổi do virus RSV. Câu chuyện chia sẻ về trường hợp của bé Đậu điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bé Đậu bị viêm tiểu phế quản và nhiễm virus. Mẹ bé kể ban đầu em bé chỉ có biểu hiện ho sổ mũi thông thường, sốt nhẹ. Mẹ đã cho e uống hết 1 đợt thuốc kháng sinh kết hợp rửa mũi nhưng vẫn không đỡ. Cha mẹ chủ quan để ở nhà gần tuần.
Đến khi sốt ruột quá người nhà đưa bé đi khám. Khám trước ở phòng khám ngoài, bác sĩ đã kết luận bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Triệu chứng đang nặng dần bởi vì sốt càng ngày càng cao, thở gấp.
Bố mẹ đưa bé sang Bệnh viện Nhi Trung ương. Bé sốt cao 39,8 độ. Uống thuốc gì cũng trớ, bú cũng trớ, người lả đi. Phải đi lấy máu làm xét nghiệm và chụp XQ. Đậu bị nhiễm RSV bắt buộc phải nằm phòng riêng nên bác sĩ khuyên chuyển về tuyến huyện để tiện chăm sóc.
Bố mẹ của bé nhận thấy, ngoài lí do thời tiết đang giao mùa, dễ ốm thì nguyên nhân nhiễm virus RSV 1 phần cũng vì bé phải tiếp xúc với quá nhiều người trong khi hệ miễn dịch đang còn yếu trong đó có việc hôn trẻ.
Người lớn ho, cảm cúm... cần tránh hôn trẻ
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết, thời gian này tại bệnh viện tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm phổi do virus hợp bào hô hấp RSV.
Hiện tại Trung tâm Hô hấp của bệnh viện có khoảng 50 bệnh nhi điều trị bệnh này trong đó đa phần là các bé dưới 3 tháng tuổi. Virus lây lan qua không khí, qua tiếp xúc với vật bị nhiễm virus.
PGS. BS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, virus RSV là virus gây ra tiểu phế quản cho trẻ. Hầu như bé nào vào điều trị viêm tiểu phế quản cũng do virus này. Bác sĩ Dũng cho biết sự nguy hiểm của virus này thường ở trẻ nhỏ, trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng tuổi. Đối với người lớn, trẻ lớn khi nhiễm virus này đa phần tự khỏi.
PGS Dũng cho biết giai đoạn giao mùa như hiện nay là khoảng thời gian không khí chuyển lạnh, ẩm hơn, ánh sáng mặt trời ít hơn làm cho virus sinh sôi nảy nở trong môi trường mạnh hơn.
Trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu nên cũng dễ bị nhiễm vius đang có trong môi trường xung quanh.
Theo lý giải củ PGS. BS Nguyễn Tiến Dũng, có hàng trăm virus khác nhau và các virus này trẻ đều có khả năng tấn công trẻ không riêng vì virus RSV.
Các bà mẹ đều cảnh báo với thông điệp "Nụ hôn là cánh cửa bệnh viện, Xin đừng hôn con, Đừng hôn trẻ..." . PGS Dũng cho rằng việc hôn trực tiếp trẻ nguy cơ lây khi người hôn bé đang ốm. Vì vậy người lớn cần tránh hôn bé khi bị cảm cúm.
Không chỉ riêng virus RSV, người lớn hôn hít trẻ nhỏ cũng thể lây cho trẻ các bệnh cúm khác, tay chân miệng...
Người lớn cần tránh hôn trẻ sơ sinh khi thấy mình có dấu hiệu ho, cảm cúm...
PGS.TS Trần Minh Điển cho biết dù mắc bất cứ virus gì đều nguy hiểm với trẻ sơ sinh, trẻ sức đề kháng kém, bị bệnh tim bẩm sinh, trẻ đẻ non. Virus xâm nhập qua đường mũi họng có thể gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản. Ban đầu trẻ nhỏ thường có các triệu chứng gồm sổ mũi, thở khò khè, thở nhanh, khó thở, ho và sốt
Chính vì vậy, PGS Điển khuyến cáo nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, vệ sinh phòng ốc. Với trẻ sơ sinh, nhũ nhi hạn chế hôn hít bé nhất là người đang có dấu hiệu ho, cảm cúm.
Ngoài ra, khi trẻ sốt cao kèm theo chảy nước mũi cần cho trẻ đến các cơ sở y tế khám.
Trường hợp trẻ viêm tiểu phế quản không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm vì có thể gây suy hô hấp, tử vong.
Ở trẻ nhỏ diễn biến thường nhanh hơn trẻ lớn nên cha mẹ cần theo dõi kỹ nhịp thở của bé, bé bỏ bú, li bì cần đến bác sĩ nhi sớm.
Virus RSV nguy hiểm thế nào, tại sao khiến bà mẹ trẻ "ngàn lần xin lỗi con"? Trong 1 số trường hợp cá biệt (như trẻ sơ sinh dưới 6 tháng), virus RSV có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng, đôi khi đe dọa tính mạng, như viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản. Mới đây, trên mạng xã hội xôn xao chia sẻ của một người mẹ về việc con nhiễm virus RSV qua nụ hôn của...