Nhiều trẻ mắc sởi vì chưa được tiêm phòng
Sau 4 ngày sốt cao, con gái 13 tháng tuổi của chị Tân (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bắt đầu nổi ban khắp người. Đến lúc này chị mới biết con bị sởi chứ không phải sốt virus thông thường.
Theo chị Tân, bé bị sốt từ ngày 29 Tết, khi đó chị đã đưa con đi khám và được bác sĩ cho về theo dõi sốt virus. Đến ngày thứ 4, thấy con vẫn sốt cao 39-40 độ C, nổi ban, quấy khóc, bỏ ăn, chị đưa con đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khám. Tại đây trẻ được chỉ định nhập viện theo dõi.
“Một phần vì con hay ốm vặt, cộng thêm thời gian qua có nhiều trẻ tử vong sau tiêm văcxin nên tôi sợ không dám cho con đi tiêm. Hậu quả là cháu bị lỡ mũi văcxin phòng sởi. Nghĩ lại tôi thấy ân hận quá, con ốm suốt 8 ngày nay rồi”, chị Tân buồn bã nói.
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, một tháng trở lại đây khoa tiếp nhận nhiều trẻ bị sởi, phát ban dạng sởi đến khám, ngày đông tới 15-20 cháu. Nhiều trẻ chưa được tiêm phòng sởi do bố mẹ lo ngại các tai biến liên quan đến văcxin xảy ra trong thời gian qua.
Trẻ bị sởi thường sốt cao liên tục, kèm theo viêm kết mạc, chảy nước mắt, nổi ban đỏ… Ảnh: N.P.
Giáo sư Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, không chỉ tại Hà Nội, từ đầu năm 2014 đến nay, dịch sởi còn xảy ra ở Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, và TP HCM với tổng số ca bệnh được khẳng định mắc sởi về xét nghiệm là 203. Trong đó chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Điều tra dịch tễ học cho thấy khoảng 80% bệnh nhân chưa được tiêm phòng.
Dù vậy, giáo sư Hiển khẳng định, tình hình dịch không đáng lo ngại vì văcxin sởi đã được triển khai từ nhiều năm nay với tỷ lệ cao, đa số trẻ đã có miễn dịch. Trong thời gian qua dịch xảy ra với quy mô nhỏ, rải rác ở một số tỉnh và đã được kiểm soát sau một thời gian ngắn. Bệnh thường xảy ra vào các tháng lạnh ẩm mùa đông xuân và thời gian sau Tết do tăng giao lưu đi lại tiếp xúc với người mắc bệnh sởi.
Theo ông, bệnh xảy ra ở những trẻ chưa được tiêm, hoặc đã được tiêm một mũi lúc 9 tháng tuổi, hoặc đã được tiêm nhưng vì một lý do nào đó trẻ không có đáp ứng miễn dịch tốt, hoặc trẻ nhỏ sinh ra từ những bà mẹ mà trước đó chưa được tiêm văcxin sởi hay chưa từng mắc sởi. Khi tích lũy đủ lớn số trẻ chưa có miễn dịch thì sẽ xảy ra dịch. Bệnh thường có tính chu kỳ 3-5 năm.
Bên cạnh đó, dịch xảy ra chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc vì những khu vực này, đặc biệt vùng núi, vùng sâu, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 mũi văcxin không cao như các khu vực đồng bằng và thành phố khác.
Khi đã mắc sởi, người đó sẽ có miễn dịch bền vững suốt đời. Vì thế, người lớn ít bị, bệnh thường xảy ra ở trẻ em, chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi, do chưa mắc sởi trước đó hay chưa được tiêm đủ hai mũi văcxin.
Video đang HOT
“Tỷ lệ tử vong của bệnh sởi ở nước ta rất thấp. Bệnh thường diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng”, giáo sư Hiển cho biết.
Giáo sư khuyến cáo, mọi người bất cứ ở lứa tuổi nào nếu chưa mắc sởi bao giờ hoặc chưa được tiêm văcxin sởi đều có khả năng mắc bệnh. Sởi là một bệnh rất dễ lây.
Tiêm văcxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Trẻ cần được tiêm 2 mũi, mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi. Dù vậy, không có văcxin nào có hiệu quả bảo vệ 100%. Nếu trẻ được tiêm một mũi lúc 9 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi văcxin sởi thứ hai lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi mắc sởi, hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi văcxin theo lịch tiêm chủng thì có miễn dịch bền vững suốt đời.
Ngoài ra, trẻ cần được nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách: ăn uống đủ chất dinh dưỡng; bổ sung hợp lý các vitamin và khoáng chất; tăng cường vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng; thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường.
Không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí cho nhà ở, phòng học…
Khi bé mắc bệnh, cần cách ly và chăm sóc y tế trong 7 ngày kể từ khi phát ban. Để trẻ nằm trong buồng thoáng khí, không nên kiêng khem quá mức, vệ sinh răng miệng và thân thể cho trẻ. Nhỏ mũi, mắt cho trẻ bằng dung dịch nước nhỏ mũi, mắt ngày 3-4 lần. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước quả và vitamin B1, C liều cao. Trường hợp sởi có dấu hiệu biến chứng, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng phải đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Theo VNE
Củ gừng chữa được rất nhiều bệnh
G ừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.
Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.
Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.
Gừng có thể giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh.
Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.
Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.
Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.
Lưu ý khi dùng gừng:
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu đàn sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng khó bảo quản, của gừng làm thực phẩm thì thường thu hoạch non, nhưng nếu để làm thuốc thì phải thu hoạch củ gừng già (có xơ).
Theo VNE
Tới 80% người nghiện chưa được điều trị do thiếu thuốc Sau 7 năm triển khai chương trình methadone, đến năm 2015, cũng chỉ 70% người tiêm chích có nhu cầu điều trị được đáp ứng Thuốc methadone dạng siro do Cty CP dược TƯ Vidipha sản xuất vừa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành cuối tháng 10 vừa qua. Đây cũng là sản phẩm methadone nội đầu tiên ra đời, sau...