Nhiều trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng sau nhiễm Covid-19: Bố mẹ lo lắng ôm con đi viện, bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra điều cần tránh!

Theo dõi VGT trên

Với số lượng trẻ em F0 tăng cao, nhiều bậc phụ huynh bày tỏ sự lo lắng trước những di chứng do nhiễm Covid-19 để lại.

Bên cạnh Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C), với các biểu hiện rầm rộ trong vòng 6 tuần sau nhiễm, cần nhập viện điều trị thì vấn đề rối loạn sức khỏe, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cũng được quan tâm.

F0 trẻ em tăng, cha mẹ hốt hoảng vội đưa con đi viện, bác sĩ chuyên khoa Nhiễm chỉ ra điều cần tránh Bố sốc nặng khi con trai mắc di chứng hậu Covid-19, sốt 20 ngày không hết: Bác sĩ BV Nhi đồng 2 chỉ ra bệnh lý nguy hiểm

Nhiều trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa sau nhiễm Covid-19

Có mặt tại phòng khám khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2, TP.HCM, chị N.T.L ( quận Bình Thạnh) dẫn theo con nhỏ 4 tuổi cho biết sau khi khỏi Covid-19, bé A. hay ói, tiêu hóa có vấn đề khi chỉ cần đánh răng thì bé khó chịu khiến gia đình rất lo lắng.

“Sức khỏe của bé không tốt bằng những bé khác khi hơi thấp còi, thiếu ký, nhiễm Covid-19 xong bé lại hay mắc ói. May là bác sĩ kiểm tra thấy bình thường, chỉ cần phục hồi lại đường ruột, chăm sóc bổ sung dinh dưỡng hợp lí cho bé thôi”, chị L. nói.

Nhiều trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng sau nhiễm Covid-19: Bố mẹ lo lắng ôm con đi viện, bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra điều cần tránh! - Hình 1

Nhiều trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng sau nhiễm Covid-19: Bố mẹ lo lắng ôm con đi viện, bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra điều cần tránh! - Hình 2

Với số lượng trẻ em F0 ngày một tăng cao, nhiều bậc phụ huynh bày tỏ sự lo lắng trước những di chứng do nhiễm Covid-19 để lại

Chung tâm trạng với chị L., chị Trang (ngụ TP. Thủ Đức) cho biết sau khi nhiễm Covid-19 rồi tái nhiễm, G.K (7 tuổi, con trai chị Trang) sụt cân, hay mệt mỏi, biếng ăn khiến chị rất lo lắng.

Khi chọn lựa các thực phẩm dinh dưỡng bổ trợ cho con, chị Trang tốn khá nhiều tiền khi chọn đồ đắt tiền vì cứ nghĩ “đồ đắt tiền là tốt”, tuy nhiên con trai vẫn chưa thể tăng lại ký như ban đầu.

Nhiều trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng sau nhiễm Covid-19: Bố mẹ lo lắng ôm con đi viện, bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra điều cần tránh! - Hình 3

Nhiều bậc phụ huynh đã đưa trẻ đến khám các di chứng do nhiễm Covid-19, trong đó có vấn đề về dinh dưỡng

Theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2 cho biết dù hiện tại số lượng trẻ F0 tăng lên, tuy nhiên đa số trẻ mắc Covid-19 đều ở thể nhẹ (trừ một số bé có bệnh lý nền, cơ địa béo phì…), nên bố mẹ cũng không quá lo lắng trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh. Cần chăm sóc trẻ như các nhiễm siêu vi khác, đồng thời không lơ là bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để có thể phát hiện và cho trẻ đến bệnh viện khám kịp thời. Tuy nhiên, khi mà những di chứng về hậu Covid-19 được nhắc đến khá nhiều, không ít ông bố, bà mẹ đã đưa con em đến bệnh viện để tầm soát sức khỏe, đây cũng là dịp để kiểm tra định kỳ cho bé, phát hiện những vấn đề về sức khỏe mà trước đây bị bỏ sót.

“Thực tế cho thấy có một số bé dù trước đây nhiễm Covid-19 nhẹ nhưng khi đã khỏi bệnh lại ăn kém, rối loạn tiêu hóa, có bé bị phân lỏng/sệt kéo dài, dễ ói, cảm giác chướng bụng khó tiêu, không ngon miệng, mệt mỏi, mất ngủ… khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Mắc Covid-19 hay những sốt siêu vi khác, sau mỗi trận bệnh, cơ thể của các bé đều có thể chưa hồi phục ngay, đều làm biếng ăn, mệt mỏi. Điều này dễ dàng nhận thấy ở các bé nhỏ nên chỉ cần con sút 500gr – 800gr là bố mẹ sẽ lo lắng đưa con đi viện kiểm tra.

Nhiều trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng sau nhiễm Covid-19: Bố mẹ lo lắng ôm con đi viện, bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra điều cần tránh! - Hình 4

Nhiều trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng sau nhiễm Covid-19: Bố mẹ lo lắng ôm con đi viện, bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra điều cần tránh! - Hình 5

Video đang HOT

Nhiều trẻ có biểu hiện sụt ký sau khi nhiễm Covid-19

Khi bố mẹ đưa con đến khám, nếu không có các vấn đề liên quan đến Covid-19 thì đây cũng là một dịp để các y bác sĩ kiểm tra lại trước giờ chế độ ăn của bé đã đúng hay chưa, bé có bệnh nền gì trước đó hay không? Đối với chế độ dinh dưỡng trong khi điều trị Covid-19 hay hậu Covid-19 thì cũng là chế độ ăn phù hợp lứa tuổi và đầy đủ dưỡng chất. Các bậc phụ huynh phải làm sao đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp đủ các nhóm chất, luôn luôn ưu tiên các chất có lợi cho hệ miễn dịch, giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tối ưu và quá trình phục hồi sau bệnh tốt hơn”, TS.BS Thu Hậu phân tích.

Nói về các loại thực phẩm đắt tiền mà những ông bố, bà mẹ hay chọn lựa cho con, BS. Thu Hậu cho rằng không phải cứ dùng đồ đắt tiền là sẽ tốt cho sức khỏe của bé. Vì cũng có thể thành phần của thực phẩm đó không cân đối hoặc không phù hợp lứa tuổi, chưa kể lãng phí tiền bạc. Khi muốn dùng một loại thực phẩm nào thì các bậc phụ huynh phải hiểu được công dụng của nó.

Sụt cân – tăng cân quá nhanh hậu Covid-19: Cần phải đi khám ngay!

Theo TS.BS Nguyễn Thị Thu Hậu chế độ dinh dưỡng mỗi ngày cần có tối thiểu 5 trong 8 nhóm thực phẩm: Chất bột đường (ngũ cốc…) – chất béo (dầu, mỡ, thức ăn giàu béo) – rau củ quả cung cấp vitamin khoáng chất chia làm 2 nhóm (rau củ xanh – đỏ giàu beta carotene có lợi cho hệ miễn dịch và nhóm rau củ thường) và 4 nhóm chất đạm (đạm từ thịt, cá; đạm từ sữa và chế phẩm sữa; đạm từ trứng và đạm từ đậu đỗ).

Nhiều trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng sau nhiễm Covid-19: Bố mẹ lo lắng ôm con đi viện, bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra điều cần tránh! - Hình 6

Các bậc phụ huynh đều tỏ ra lo lắng về mặt dinh dưỡng cho trẻ

Nếu cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng này sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn, cơ thể cũng phát triển theo chuẩn. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên hạn chế cho trẻ ăn uống đồ ngọt, thức ăn nhanh, chất béo trans vì có thể làm tăng phản ứng viêm, tăng mệt mỏi cho cơ thể.

“Khi trẻ sốt thì luôn có hiện tượng mất nước do đổ mồ hôi, rối loạn tiêu hóa, dễ tiêu chảy…, điều cần làm của bố mẹ lúc này là nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và bù lại nước, điện giải.

Ngoài việc cho bé uống nhiều nước, bổ sung thêm nước ép trái cây, những dung dịch bù nước, nước cháo/canh/súp thì cách chăm sóc cũng phải nhẹ nhàng, cho bé uống chậm kết hợp với làm mát cơ thể, để giúp bé hạ sốt. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên lạm dụng nước trái cây, vì nếu dùng nhiều quá sẽ gây rối loạn đường trong cơ thể, chướng bụng, khiến bé lười ăn những thực phẩm có lợi khác. Đặc biệt, nên chia nhỏ bữa ăn vì khi ốm, bé hay có cảm giác đắng miệng, khó nuốt, khó tiêu”, TS.BS Thu Hậu chia sẻ.

Nhiều trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng sau nhiễm Covid-19: Bố mẹ lo lắng ôm con đi viện, bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra điều cần tránh! - Hình 7

Nhiều trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng sau nhiễm Covid-19: Bố mẹ lo lắng ôm con đi viện, bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra điều cần tránh! - Hình 8

Để giúp trẻ ăn tốt hơn, các bậc phụ huynh cần chia nhỏ bữa ăn và chọn thức ăn dễ tiêu hóa

Nhiều trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng sau nhiễm Covid-19: Bố mẹ lo lắng ôm con đi viện, bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra điều cần tránh! - Hình 9

Việc đưa trẻ đi khám sớm sẽ giúp phát hiện những dấu hiệu bất ổn về mặt sức khỏe của trẻ

Đối với vấn đề sức khỏe của trẻ hậu nhiễm Covid-19, Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2 cho biết ngoài các bé mắc Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) với các dấu hiệu rõ ràng, cần phải đưa đi điều trị ngay thì những di chứng khác thì ít hơn nhưng nếu có cũng nên được hỗ trợ để trẻ phục hồi sức khỏe tốt.

“Về vấn đề dinh dưỡng sau khi khỏi Covid-19, nhiều bé sẽ gặp phải tình trạng đắng miệng, ăn vô không tiêu, buồn nôn, bị tiêu chảy, rối loạn đường ruột, có những cơn đau trong cơ hoặc bé sụt ký nhanh hay có trường hợp lại tăng ký quá nhiều, ăn khỏe hơn bình thường, kèm mệt mỏi, mất ngủ, rụng tóc, lo lắng bất thường… thì bố mẹ nên đưa con mình đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Đôi khi các bậc cha mẹ chủ quan, thấy bé sau nhiễm Covid-19 đột nhiên ăn nhiều, tăng cân nên mừng. Nhưng cần phải chú ý, quan sát bé, nếu tăng cân quá nhanh hay ăn nhiều quá sẽ không tốt, tùy thuộc vào độ tuổi và sự phát triển của cơ thể, các bé cần có một chế độ ăn hợp lý để tránh tình trạng thừa cân béo phì hay suy dinh dưỡng”, BS. Thu Hậu đưa lời khuyên.

Nhiều trẻ biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng sau nhiễm Covid-19: Bố mẹ lo lắng ôm con đi viện, bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra điều cần tránh! - Hình 10

TS.BS Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa Dinh dưỡng, BV Nhi đồng 2, TP.HCM

Hậu COVID-19 với người mắc bệnh nội tiết: Làm thế nào để giảm thiểu các tác động?

Hậu COVID-19 là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Vậy cách nào để giảm nhẹ tình trạng này, đặc biệt là những người mắc bệnh nền, bệnh lý nội tiết?

1. Bốn yếu tố nguy cơ hậu COVID-19

Sau khi nhiễm COVID-19, có rất nhiều các triệu chứng như mệt, phát ban ở da, khó ngủ, lo lắng, hay dấu hiệu "sương mù não" - một dạng rối loạn nhận thức dẫn đến các biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng thiếu minh mẫn, kém tập trung...

Đây được biết đến là hội chứng hậu COVID-19 và các nhà nghiên cứu đang ở trong giai đoạn đầu tìm hiểu về vấn đề này.

Trên thực tế, ngay cả những người nhiễm COVID-19 không triệu chứng ngay sau khi nhiễm cũng có thể có những vấn đề của hậu COVID-19. Các triệu chứng có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.

Một nghiên cứu theo dõi sau nhiễm COVID-19 khoảng 2-3 tháng cho thấy có 4 yếu tố làm tăng nguy cơ và mức độ biểu hiện các triệu chứng của hậu COVID-19:

Tải lượng virus cao, sự hiện diện của một số tự kháng thể tấn công nhầm vào các mô của cơ thể.Sự kích hoạt lại của virus Epstein-Barr (EBV). Virus EBV là một trong những loại virus phổ biến nhất ở người. Loại virus này là nguyên nhân gây bệnh bạch cầu đơn nhân và liên quan tới một số loại ung thư như ung thư biểu mô vòm họng, ung thư dạ dày, u lympho Hodgkin,...Mắc đái tháo đường type 2.Các yếu tố như tuổi tác, giới tính, các bệnh lý nền đi kèm...

2. Làm thế nào để giảm thiểu các tác động của COVID-19?

Câu trả lời là: Có nhiều cách để vừa kiểm soát và giảm nhẹ các nguy cơ tác động của hậu COVID-19. Tuy nhiên, có thể tổng kết bằng công thức:

Tiêm đầy đủ vaccine Chủ động tự chăm sóc bản thân để nâng cao sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch (tăng khả năng chiến đấu của cơ thể với bệnh tật) = Chìa khóa để phòng chống lại những tác hại của hậu COVID-19.

Các hoạt động nhằm nâng cao sức khỏe bao gồm dinh dưỡng, vận động, hỗ trợ sức khỏe tinh thần và can thiệp y tế (nếu cần). Cụ thể:

- Ăn cân đối, đủ chất: tăng chất xơ và vitamin đến từ rau xanh, hoa quả; uống sữa; ăn các loại hạt, ăn cá, trứng...

- Tăng cường vận động, tham gia các hoạt động tích cực, tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe và sở thích.

- Ngủ đủ giấc.

- Hạn chế môi trường thuốc lá, kiểm soát stress.

- Duy trì các thuốc đang điều trị bệnh lý nền (nếu có).

3. M ột số lưu ý ở bệnh nhân mắc bệnh nội tiết

Bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến nội tiết khá nhiều (mắc đái tháo đường, các bệnh tuyến giáp, suy tuyến thượng thận) cần phải lưu ý nhiều hơn về tình trạng hậu COVID-19.

Các vấn đề sức khỏe có thể xuất hiện và kéo dài 2-3 tháng sau nhiễm thậm chí có thể hơn 6 tháng sau. Vì vậy, đặc biệt với bệnh nhân có bệnh lý nền không nên chủ quan. Cần theo dõi sát để có những điều chỉnh kịp thời.

3.1 Đối với bệnh nhân đái tháo đường:

- Chú ý theo dõi ở nhiều thời điểm khác nhau đặc biệt chỉ số đường huyết và huyết áp (đặc biệt về đêm) để duy trì mục tiêu và điều chỉnh kịp thời khi có bất thường.

- Vẫn duy trì uống thuốc đầy đủ, vì không có bằng chứng cần phải dừng các thuốc ức chế DPP4 và ức chế men chuyển.

- Duy trì chế độ ăn uống, luyện tập và thuốc đều đặn để tránh tình trạng dao động đường huyết (tránh đường huyết tăng hoặc hạ).

Hậu COVID-19 với người mắc bệnh nội tiết: Làm thế nào để giảm thiểu các tác động? - Hình 1

Tăng cường thực phẩm giàu vitamin.

- Bệnh nhân đái tháo đường thường phối hợp với nhiều bệnh lý khác đặc biệt ở người có tuổi. Vì vậy, hậu COVID-19 thường gặp và không nên chủ quan. Ngoài những thuốc điều trị đái tháo đường, người bệnh cần điều trị thêm các bệnh lý khác (nếu có) đặc biệt vấn đề về tâm lý.

- Nếu thấy các dấu hiệu bất thường về các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, nhịp thở, đường huyết, huyết áp, tình trạng nước tiểu thậm chí các bất thường về mặt sức khỏe tinh thần: Cần liên lạc với nhân viên y tế gần nhất hoặc bác sĩ chuyên khoa để được trợ giúp.

3.2 Đối với bệnh lý nội tiết khác:

- Suy thượng thận: Tuyệt đối KHÔNG được ngừng thuốc, thậm chí trong những ngày ốm còn phải tăng liều theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý tuyến giáp: Tiếp tục duy trì thuốc nền, nếu có các dấu hiệu bất thường như đau vùng tuyến giáp, đau đầu, hồi hộp đánh trống ngực, mệt... cần tái khám sớm.

TS.BS. Nguyễn Thu Hiền

Trưởng khoa điều trị ban ngày, Bệnh viện Nội tiết Trung ương

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
Cứu sống bệnh nhi người Lào bị viêm phổi nặng
07:52:14 15/11/2024
9 cách cà phê ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn
05:23:17 15/11/2024
Những người nên hạn chế ăn trứng, biết mà tránh kẻo 'rước họa'
18:58:14 15/11/2024
Uống nước xạ đen mỗi ngày có tốt?
04:45:33 15/11/2024
Thực hư ăn mì chính gây hại cho sức khỏe?
04:49:31 15/11/2024
Cách làm dịu cơn đau bụng do hội chứng ruột kích thích
08:01:35 15/11/2024
Bệnh thoái hóa khớp có xu hướng trẻ hóa
05:19:00 15/11/2024

Tin đang nóng

Lộ bằng chứng Angelababy hẹn hò ông trùm, quyền lực hơn cả chồng cũ Huỳnh Hiểu Minh?
12:57:14 16/11/2024
Rầm rộ tin đồn Kỳ Duyên bị 1 thí sinh chơi xấu ngay trước chung kết Miss Universe
15:10:11 16/11/2024
Thành tích nào cho Kỳ Duyên tại đấu trường Miss Universe 2024?
13:07:01 16/11/2024
Hành động dứt khoát của Huyền Baby khiến người chứng kiến thốt lên: Phú bà ăn trứng luộc vẫn là phú bà!
12:12:49 16/11/2024
Nhiều lần theo dõi chồng, chị vợ 'chết đứng' khi thấy cận mặt của ả tình nhân sau lớp khẩu trang
15:12:26 16/11/2024
Diva Hồng Nhung: "Sáng hôm đó, tôi bị cả nước tấn công"
12:52:31 16/11/2024
Phản ứng của Hoa hậu Tiểu Vy trước tin hẹn hò sao nam đình đám Vbiz
12:49:44 16/11/2024
Hay tin công ty chồng bị cháy, tôi hối hả chạy vào bệnh viện thì phát hiện ra chồng ngoại tình và bí mật về chiếc nhẫn ở ngăn tủ
15:06:45 16/11/2024

Tin mới nhất

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định

05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.

Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai

05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột

05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.

Số ca chết não hiến mô, tạng đạt mức kỷ lục

05:30:44 16/11/2024
Đến nay, đã có 4 ca chết não là người Quảng Ninh hiến tạng. Một người chết não hiến tạng, có thể lấy được 20 mô, tạng cứu nhiều người bệnh hiểm nghèo.

Đau lưng kéo dài cảnh giác với viêm cột sống dính khớp

05:25:24 16/11/2024
Bên cạnh điều trị thuốc, các biện pháp điều trị không dùng thuốc góp phần quan trọng và không thể thiếu trong bệnh lý viêm cột sống dính khớp.

8 loại thực phẩm hàng đầu giúp tăng khả năng miễn dịch

05:21:55 16/11/2024
Thành phần hoạt chất trong tỏi, allicin sativum, được cho là có tác dụng kháng virus và kháng khuẩn đối với cảm lạnh thông thường. Khi ăn sống, tỏi giải phóng allicin, được cơ thể hấp thụ và tăng cường chức năng miễn dịch.

Biểu hiện của thiếu vitamin C

11:46:31 15/11/2024
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic là một vitamin tan trong nước, cần cho các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vi chất này thường bắt nguồn từ việc ăn uống không hợp lý.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

08:41:52 15/11/2024
Xuất hiện tình trạng tay yếu và vụng về, đau cơ, chuột rút, gây khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật, cài nút quần áo, sử dụng điện thoại, lái xe hoặc đọc sách.

Thuốc điều trị hội chứng đau nhức vùng sọ mặt

08:32:13 15/11/2024
Thuốc chống co giật có ít tác dụng phụ khi so sánh với các loại thuốc giảm đau dài hạn khác. Các tác dụng phụ thường gặp như: Buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, táo bón, khó tập trung, mất thăng bằng hoặc khó phối hợp...

Những người nên hạn chế ăn thịt vịt, biết mà tránh kẻo hại vô cùng

08:29:44 15/11/2024
Cổ vịt được nhiều người yêu thích nhưng bộ phận này cũng là nơi chứa rất nhiều mô bạch huyết, nếu không loại bỏ sạch, có rất nhiều virus gây hại sức khỏe trú ngụ tại đó. Nhiệt độ nấu nướng không thể tiêu diệt chúng, dẫn tới nguy hại cho...

Hội chứng buồn sau sinh có phải là dấu hiệu trầm cảm?

08:28:34 15/11/2024
Đặc biệt, nếu sản phụ là người có tiền sử trầm cảm hoặc đang dùng thuốc chống trầm cảm, cần thông báo với bác sĩ sản phụ khoa ngay từ đầu khi chăm sóc trước khi sinh. Bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị để ngăn ngừa trầm cảm sau sin...

Có thể bạn quan tâm

"Bánh chó cũng không thèm" được Từ Hy Thái Hậu khen, gọi là thức ăn trường thọ

Netizen

17:48:42 16/11/2024
Từ Hi Thái hậu là một người phụ nữ nắm giữ quyền lực tối thượng của nhà Thanh vào giai đoạn cuối. Đứng trên đỉnh cao danh vọng và quyền lực, Từ Hi Thái hậu khiến nhiều người kinh ngạc vì lối sống vô cùng xa hoa.

Quang Hà: "Nhắc đến gia đình là tôi tuôn nước mắt"

Sao việt

17:46:32 16/11/2024
Do bận chạy show liên tục nên hơn 1 năm qua Quang Hà chưa gặp mẹ. Vì vậy, khi thấy con trai trên sân khấu, bà không kìm được nước mắt, nam ca sĩ cũng xúc động không kém.

Đàn cá heo mắc cạn ở cửa biển Cái Cùng, Bạc Liêu

Tin nổi bật

17:40:30 16/11/2024
Ngày 16/11, một lãnh đạo xã Long Điền Đông (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) xác nhận, trên khu vực vùng biển thuộc địa bàn xã vừa xuất hiện một đàn cá heo bị mắc cạn.

Thông điệp Tarot ngày 17/11/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình bốc lá Ace of Swords, Song Tử bốc lá King of Pentacles

Trắc nghiệm

17:31:13 16/11/2024
Khám phá những thông điệp từ những lá bài Tarot tới 12 Cung Hoàng Đạo trong ngày 17/11/2024 nhé.Bạch Dương (21/3 - 19/4)Kim Ngưu (20/4 - 20/5)Song Tử

Bữa tối mà nấu 3 món tuy đơn giản nhưng ngon miệng và bổ dưỡng này sẽ cho thấy tâm huyết và tình yêu thương của bạn

Ẩm thực

17:25:55 16/11/2024
Trong cuộc sống bận rộn, việc chuẩn bị bữa tối cho gia đình một cách chu đáo chính là một loại hạnh phúc và một cách thể hiện tình yêu thương.

Kroos có thể tái xuất ở Real Madrid

Sao thể thao

16:32:39 16/11/2024
Trong podcast Einfach mal luppen , Kroos cho biết: Hiện tại, tôi rất bận rộn với các dự án theo đuổi, nên việc trở lại khoác áo Real không phải là vấn đề quan trọng với tôi.

Tùng Dương ra mắt album "Multiverse", kết hợp cùng MONO, Tăng Duy Tân

Nhạc việt

16:10:48 16/11/2024
Với Multiverse , Tùng Dương tiếp tục khai thác những câu hỏi sâu sắc về bản chất con người, sự sinh tồn và những khát khao không giới hạn của con người

Con trai Britney Spears hàn gắn với mẹ sau vụ từ mặt, visual tuổi 18 gây sốt

Sao âu mỹ

16:04:43 16/11/2024
Ngày 16/11, tờ Page Six đưa tin mối quan hệ giữa Britney Spears và con trai đã được cải thiện. Nữ ca sĩ và con út Jayden James đã chính thức hàn gắn tình mẹ con với nhau khoảng thời gian xa cách.

Khám phá vẻ đẹp Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười

Du lịch

15:52:13 16/11/2024
Trong không gian xanh mát và yên bình, đồng loạt hàng trăm cánh chim bay lượn, những tổ chim lúc lỉu trên cành tràm cao vài chục mét..., Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang)

Drama gia đình: Vợ cũ kéo vali đòi nhà, đòi con, mẹ chồng phơi bày thái độ gây sốc

Góc tâm tình

15:35:06 16/11/2024
Câu chuyện tưởng như chỉ có trên phim truyền hình lại xảy ra ngay trong chính căn nhà mà tôi đang sống. Chỉ trong chớp mắt, mọi thứ yên bình đã bị phá vỡ bởi sự xuất hiện bất ngờ của vợ cũ chồng tôi.