Nhiều tổng thống Mỹ từng muốn mua Greenland
Tổng thống đắc cử Donald Trump không phải là nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên từng đề cập về việc mua lại Greenland.
Máy bay chở ông Donald Trump Jr., con trai Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, tới thăm Greenland thuộc Đan Mạch, ngày 7/1/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Đây cũng không phải là lần đầu tiên một ông chủ Nhà Trắng tìm cách mua đất Bắc Cực từ quốc gia khác. Năm 1867, Tổng thống thứ 17 của Mỹ Andrew Johnson đã mua Alaska từ Nga với giá 7,2 triệu USD.
Trong năm 1867, Tổng thống Andrew Johnson cũng nghĩ đến việc mua Greenland. Ngoại trưởng Mỹ khi đó William H. Seward, đã đề xuất ý tưởng này. Ông Seward cho rằng”đáng để cân nhắc nghiêm túc” việc mua Greenland. Theo nhà sử học Jeff Ludwig tại Bảo tàng Seward House ở Auburn (Mỹ), tài liệu cuối cùng ông Seward in và phân phát cho các nhà lập pháp hầu như không mang tính khách quan trong kết luận.
Skynews (Anh) đưa tin, Tổng thống thứ 27 của Mỹ, ông William Taft cũng có ý tưởng tương tự vào năm 1910.
Đến năm 1946, Tổng thống Mỹ khi đó Harry Truman đưa ra một đề nghị khác cho Đan Mạch về việc này. Mỹ đề xuất trả số vàng thỏi tương ứng 100 triệu USD kèm trao đổi đất đai, đó là chuyển quyền sở hữu Point Barrow ở Alaska cho Đan Mạch.
Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Đan Mạch khi đó Gustav Rasmussen đã từ chối kèm lý giải: “Mặc dù chúng ta nợ nước Mỹ rất nhiều, nhưng tôi không cảm thấy rằng chúng ta nợ họ toàn bộ hòn đảo Greenland”.
Quang cảnh thị trấn Kulusuk thuộc đảo Greenland, Đan Mạch, ngày 16/8/2019. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Greenland là hòn đảo lớn nhất hành tinh nhưng có chưa đến 60.000 người sinh sống. Với quốc tịch Đan Mạch, tất cả người dân Greenland cũng là công dân của Liên minh châu Âu (EU).
Trong cuộc họp báo ngày 7/1, Tổng thống đắc cử Trump cho biết ông không loại trừ khả năng sử dụng quân đội để giành quyền kiểm soát Greenland và kênh đào Panama. Khi Tổng thống đắc cử phát biểu, con trai ông là Donald Trump Jr. đang ở Greenland cùng 2 thành viên của chính quyền sắp tới là ông Sergio Gor, người sẽ đứng đầu Văn phòng Nhân sự Tổng thống, và James Blair dự kiến giữ chức phó Chánh văn phòng Nhà Trắng.
Một nguồn thạo tin cho biết ông Trump Jr. không gặp bất kỳ quan chức Greenland nào mà có mặt tại vùng lãnh thổ này để quay nội dung cho một podcast sắp tới. Tuy nhiên, ông Trump Jr. đã tạo dáng chụp ảnh với người dân Greenland đội mũ đỏ có dòng chữ “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Ngày 9/1, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết bà đã liên lạc với Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sau những phát ngôn của ông về việc kiểm soát Greenland. Trước đó một ngày, chính quyền Greenland khẳng định sự phát triển và tương lai của Greenland do chính người dân quyết định, đồng thời khẳng định Greenland sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ “như một trong những đối tác thân thiết nhất”.
Ông Trump lần đầu tiên tuyên bố muốn mua Greenland vào năm 2019 trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên nhưng đề nghị này đã nhanh chóng bị Greenland và Đan Mạch từ chối.
Canada trong cuộc 'xung đột' với ông Trump
Dù gần như chẳng thể xảy ra chuyện Canada trở thành một tiểu bang của Mỹ như ông Donald Trump đề nghị, nhưng đề nghị này ẩn chứa điều gì trong quan hệ hai bên trong thời gian sắp tới.
Vừa qua, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã gâ.y số.c khi đề nghị Canada trở thành bang thứ 51 của xứ sở cờ hoa.
Đề nghị gâ.y số.c
Cụ thể, trong một cuộc họp báo tại Mar-a-Lago (bang Florida), vị tổng thống sắp nhậm chức bày tỏ mong muốn mua lại Greenland, tái thu hồi kênh đào Panama bằng vũ lực nếu cần thiết và sẵn sàng dùng "sức mạnh kinh tế" để sáp nhập Canada.
Ông Trump không loại trừ dùng vũ lực để kiểm soát kênh đào Panama, Greenland
Trong đó, ông Trump đã trêu chọc Thủ tướng Canada Justin Trudeau là "thống đốc". Tiếp đến, liên quan vấn đề này, ông Trump nghiêm túc đề cập biên giới hai nước "là nhân tạo" và Mỹ đã tốn kém nhiều chi phí trong quan hệ với Canada. Tổng thống đắc cử Trump nhấn mạnh: "Chúng ta không cần xe hơi của Canada. Họ sản xuất 20% lượng xe cung cấp trên thị trường Mỹ. Chúng ta không cần điều đó! Tôi thà sản xuất xe hơi ở Detroit (bang Michigan, Mỹ). Chúng ta không cần gỗ của họ. Chúng ta có những cánh đồng gỗ rộng lớn. Chúng ta không cần gỗ của Canada. Chúng tôi cũng không cần sản phẩm từ sữa của Canada. Chúng tôi có nhiều hơn những gì Canada có".
Ông Donald Trump và Thủ tướng Justin Trudeau trong một cuộc gặp vào năm 2019. ẢNH: REUTERS
Các lãnh đạo chính trị của Canada đã phản ứng mạnh mẽ. Thậm chí, nghị sĩ Jagmeet Singh, lãnh đạo đảng Tân Dân chủ (NDP) của Canada, viết trên mạng xã hội X rằng: "Đừng nói nhảm, Donald! Không người Canada nào muốn nhập vào Mỹ".
Thế khó cho Canada
Tháng 11 vừa qua, chỉ vài tuần sau khi đắc cử, ông Trump đã lên tiếng đ.e dọ.a áp thuế đối với Canada và Mexico, với lý do hai nước này không ngăn chặn hiệu quả tình trạng nhập cư trái phép và buôn lậu chất gây nghiệ.n vào Mỹ. Điều này khiến Canada lo lắng. Thủ tướng Trudeau đã bay đến Mar-a-Lago để khởi động các cuộc đàm phán với ông Trump, đồng thời Canada đưa ra kế hoạch tăng cường kiểm soát biên giới. Thế nhưng, những cố gắng vừa nêu dường như chưa đủ để xoa dịu ông Trump, bằng chứng là ông đã tăng nhịp độ ngôn từ liên quan láng giềng.
Trong khi đó, theo phân tích của Công ty Eurasia Group (Mỹ), đơn vị tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới, giới chính trị gia của đảng Cộng hòa không ủng hộ điều này. Tương tự, phong trào MAGA (tạm dịch: Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) dù ủng hộ ông Trump nhiệt thành, thì cũng khó chấp nhận việc sáp nhập Canada. Nguyên nhân là cử tri Canada có xu hướng thiên tả mạnh mẽ, và với vị thế về dân số cũng như kinh tế của nước này thì nếu trở thành một tiểu bang của Mỹ, khả năng không ứng viên đảng Cộng hòa nào đủ sức chiến thắng trong các cuộc đua vào Nhà Trắng trong tương lai.
Bên cạnh đó, cáo buộc của ông Trump đối với Canada bị cho là thiếu khách quan. Các chuyên gia của Eurasia Group chỉ ra rằng thâm hụt thương mại 100 tỉ USD của Mỹ với Canada chủ yếu đến từ việc Canada xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt sang Mỹ, giúp xứ sở cờ hoa bình ổn giá nhiên liệu. Việc áp đặt thuế quan nhằm vào hàng hóa Canada cũng gây hại cho lợi ích của Mỹ.
Tuy nhiên, dù việc sáp nhập Canada vào Mỹ là không khả thi, nhưng giới phân tích đặt vấn đề ông Trump đang "âm mưu" tăng cường sức ép để đàm phán với láng giềng phía bắc liên quan các vấn đề về kinh tế. Trong tình cảnh ông Trudeau sắp thôi làm Thủ tướng Canada, nước này sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể để ổn định chính quyền mới. Giữa bối cảnh như vậy, sức ép từ Mỹ có thể khiến Canada gặp nhiều thách thức hơn trong việc đàm phán về kinh tế.
Ông Trump bị tuyên án
Thẩm phán Juan Merchan tại TP.New York (Mỹ) ngày 10.1 mở phiên tòa tuyên án Tổng thống đắc cử Donald Trump về vụ chi tiề.n bịt miệng một diễn viên phi.m ngườ.i lớ.n vào năm 2016 và làm giả hồ sơ kinh doanh để che giấu. Ông Trump bị bồi thẩm đoàn tuyên có tội vào tháng 5.2024 và thẩm phán đã hoãn phiên tuyên án nhiều lần theo yêu cầu của ông Trump. Tội danh của ông Trump có thể bị lãnh án tù nhưng với việc ông đắc cử tổng thống, thẩm phán ra phán quyết "phóng thích vô điều kiện", theo CNN.
Mặc dù không chịu hình phạt nào, tội danh sẽ bị lưu lại trong hồ sơ của ông Trump. Trước đó, nhà lãnh đạo yêu cầu lùi ngày tuyên án lại sau ngày nhậm chức sắp tới (20.1) nhưng Tòa án Tối cao Mỹ ngày 9.1 bác bỏ yêu cầu này. Ông Trump cũng đã tìm mọi cách để bãi bỏ vụ án nhưng thẩm phán Merchan cho rằng phiên tuyên án phải diễn ra để đáp ứng mong mỏi của công chúng về việc không ai đứng trên luật pháp.
Ông Trump có nói đùa khi muốn kiểm soát kênh đào Panama và sáp nhập Canada? Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã thẳng thắn nêu vấn đề mua Greenland, đưa Canada thành bang thứ 51 của Mỹ và giành lại kiểm soát đối với kênh đào Panama. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Thời gian gần đây, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump nhiều lần nói đến việc mua lại đảo Greenland của...