Nhiều tội phạm mua bán người lợi dụng mạng xã hội để dụ dỗ nạn nhân
Thông qua mạng xã hội, đối tượng dụ dỗ, lừa gạt, tuyển lao động Việt Nam sang Campuchia làm việc với hứa hẹn mức lương cao, sau đó tổ chức cho nạn nhân vượt biên trái phép và bán vào cơ sở đánh bạc.
Bà Phan Thị Minh Giang, đại diện Cục Lãnh sự chia sẻ về tình hình hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống buôn người. (Ảnh: Minh Thu/Vietnam )
Trong sáu tháng đầu năm 2022, tình hình tội phạm mua bán người tiếp tục diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng hơn bởi các đối tượng triệt để lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi.
Đó là nội dung được công bố trong hội nghị cung cấp thông tin về nhân quyền do Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 28/7.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo về Nhân quyền, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an, cho hay cơ quan chức năng đã phát hiện, điều tra 33 vụ mua bán người, giải cứu 66 nạn nhân.
Theo ông, các đối tượng lập hội, nhóm kín “Cho và nhận con nuôi” trên mạng xã hội, tìm kiếm những phụ nữ có thai nhưng không có nhu cầu nuôi con hoặc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn để xin con nuôi, sau đó đem bán lấy tiền hưởng lợi; dụ dỗ, môi giới việc làm, lừa bán cho các chủ tàu khai thác thủy sản trên biển, nhiều trường hợp bị cưỡng bức lao động.
Video đang HOT
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đã phát hiện nhiều đường dây khép kín nhằm dụ dỗ, lừa gạt, mua bán nạn nhân trong nước để đưa ra nước ngoài nhiều mục dích khác nhau, như bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, kết hôn và cho-nhận con nuôi trái pháp luật…
Đáng chú ý, các đối tượng thông qua mạng xã hội để dụ dỗ, lừa gạt, tuyển mộ lao động Việt Nam sang Campuchia làm việc với hứa hẹn mức lương cao, công việc nhàn hạ, sau đó tổ chức cho nạn nhân vượt biên trái phép và bán vào các cơ sở đánh bạc trực tuyến, cơ sở kinh doanh dịch vụ massage, karaoke trá hình do người nước ngoài điều hành, nhiều nạn nhân bị ép bán dâm hoặc bị cưỡng bức lao động, muốn về nước phải trả một khoản tiền chuộc lớn.
Đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp thường kỳ lần thứ 50 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc năm 2022. (Ảnh: TTXVN)
Bà Phan Thị Minh Giang (Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) cũng nêu những nỗ lực của Việt Nam trong việc phòng chống mua bán người.
“Thời gian gần đây, phía Việt Nam tích cực hợp tác quốc tế trong việc xác minh, bảo vệ nạn nhân bị mua bán. Bộ Ngoại giao đã kịp thời chỉ đạo cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo dõi sát sao tình hình công dân trên địa bàn để có biện pháp xử lý nhanh chóng,” bà Phan Thị Minh Giang nói.
Trong sáu tháng cuối năm, nhiều hoạt động hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngảy toàn dân phòng, chống mua bán người” sẽ diễn ra như lễ kỷ niệm, hội nghị, hội thảo và triển lãm nghệ thuật tuyên truyền về công tác phòng, chống mua bán người. Đặc biệt, Lễ ký kết và triển khai Quy chế phối hợp giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Ngoại giao sẽ diễn ra để tăng cường công tác phối hợp liên ngành.
Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ sẽ tiếp tục được thực hiện ráo riết.
Facebook, Google có thể phải thay đổi mô hình kinh doanh
Giới chức EU vừa thông qua một số quy tắc mang tính bước ngoặt nhằm kiềm chế sự bành trướng của những gã khổng lồ công nghệ.
Giới chức EU vừa thông qua một số quy tắc mang tính bước ngoặt nhằm kiềm chế sự bành trướng của những gã khổng lồ công nghệ như Alphabet - công ty mẹ Google, Amazon, Apple, Facebook hay Microsoft. Tuy nhiên theo Reuters, việc thực thi bộ quy tắc mới có thể bị giới hạn do nguồn lực các cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế.
Cụ thể, các nhà lập pháp EU đã phê duyệt 2 quy định mới dành cho các hãng công nghệ lớn, gồm Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA) và Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) nhằm kiểm soát các nội dung bất hợp pháp. Quy định này theo đó sẽ khiến các hãng công nghệ lớn buộc phải thay đổi mô hình kinh doanh, ít nhất là tại châu Âu.
Theo Reuters, các Big tech sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 10% doanh thu toàn cầu hàng năm nếu vi phạm quy tắc DMA và 6% nếu vi phạm quy tắc DSA. Ủy ban châu Âu đã thành lập một đội 80 quan chức để điều tra, xử phạt các hãng công nghệ nếu vi phạm quy định. Một gói hỗ trợ trị giá 12 triệu euro (12,3 triệu USD) cũng đã được đưa ra hồi tháng trước nhằm phục vụ công tác điều tra trong khoảng thời gian bốn năm.
Thierry Breton, Ủy viên Thị trường nội bộ EU cho biết đội ngũ giám sát sẽ tập trung vào từng vấn đề khác nhau như đánh giá rủi ro, khả năng tương tác của các dịch vụ nhắn tin và truy cập dữ liệu trong quá trình thực hiện 2 quy tắc. Các cơ quan quản lý cũng sẽ thành lập Trung tâm minh bạch thuật toán châu Âu với các chuyên gia về dữ liệu và thuật toán để hỗ trợ những công ty công nghệ thực thi.
"Chúng tôi đã bắt đầu vai trò mới, bao gồm việc chuyển đổi các nguồn lực hiện có, đồng thời tăng cường đội ngũ nhân lực bao gồm 100 người làm việc toàn thời gian vào năm tới và năm 2024 để thuận tiện cho việc giám sát", ông Breton nói.
Trước đó, Tổ chức Người tiêu dùng Châu Âu (BEUC) đã bày tỏ sự quan ngại về những giới hạn của cơ quan lập pháp.
"Chúng tôi đã đưa ra cảnh báo vào tuần trước rằng nếu Ủy ban không thuê thêm các chuyên gia để giám sát hoạt động các Big Tech, việc thực thi bộ quy tắc mới có thể bị cản trở", phó Tổng giám đốc BEUC Ursula Pachl cho biết.
Được biết DMA được đưa ra nhằm khiến các công ty công nghệ thiết lập lại dịch vụ nhắn tin với khả năng tương tác cùng ứng dụng khác, đồng thời cho phép người dùng truy cập vào dữ liệu của họ. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể quảng cáo sản phẩm cạnh tranh và giao dịch với khách hàng ngoài nền tảng.
Đặc biệt, các công ty này sẽ không được phép ưu tiên dịch vụ của mình hoặc ngăn cản người dùng gỡ bỏ phần mềm hoặc ứng dụng cài đặt sẵn. Hai quy tắc mới được cho là sẽ ảnh hưởng nặng nề đến Google và Apple.
Trong khi đó, DSA cấm hành vi quảng cáo nhắm mục tiêu vào trẻ em dựa trên các dữ liệu nhạy cảm như tôn giáo, giới tính, chủng tộc và quan điểm chính trị. Những thủ thuật lừa người dùng cung cấp dữ liệu cá nhân cũng bị cấm hoàn toàn.
Apple và Google trước đó đã có động thái đáp trả quyết liệt nhằm ngăn chặn DMA và DSA được thông qua.
"Chúng tôi lo rằng DMA sẽ tạo ra lỗ hổng bảo mật quyền riêng tư không cần thiết cho người dùng. Một số điều khoản còn không cho phép chúng tôi kiếm tiền từ các tài sản trí tuệ vốn được đầu tư rất nhiều trước đó", đại diện Táo khuyết cho biết hồi tháng 3.
Twitter cho phép dùng NFT để làm ảnh đại diện Hình ảnh đại diện NFT sẽ hiển thị dưới dạng hình lục giác, thay vì hình tròn và người dùng có thể nhấp vào chúng để xem thêm các thông tin về tác phẩm NFT đó. Twitter vừa tung ra tính năng mới cho phép một số người dùng có thể sử dụng NFT để làm hình ảnh đại diện. Động thái trên...