Nhiều tỉnh thành kết thúc năm học sớm để phòng ngừa dịch bệnh
Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ ở Lào Cai bố trí 36 giáo viên tới tận nhà phát đề cho học sinh làm bài, sau đó niêm phong nộp lại cho hội đồng thi nhà trường.
* Đến thời điểm hiện tại, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tổ chức cho học sinh ôn tập, thi xong học kì 2 để kết thúc năm học sớm trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Hoạt động này được triển khai ngay tuần lễ sau kì nghỉ 30/4 – 1/5, khi Lào Cai bắt đầu xuất hiện nhiều trường hợp F1, F2 liên quan đến các ca dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng.
Hầu hết các trường học ở Lào Cai sẽ kết thúc năm học sớm hơn 1 tuần
Việc đẩy sớm ôn tập, thi hết học kì 2 nhằm đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh nhưng vẫn hoàn thành kế hoạch, mục tiêu năm học. Cách thức triển khai được các nhà trường chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế.
Ngay trong ngày hôm nay (9/5) tại thành phố Lào Cai, 36 học sinh lớp 5A2 – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (nằm trong danh sách F1, F2) tiến hành kì thi trong lúc đang phải thực hiện cách ly tại nhà. Nhà trường bố trí 36 giáo viên; mỗi thầy, cô phụ trách 1 học sinh, tới tận nhà phát đề cho các em làm bài, sau đó niêm phong nộp lại cho hội đồng thi nhà trường.
Dự kiến, hầu hết các trường ở Lào Cai sẽ kết thúc năm học trước 15/5, sớm hơn 1 tuần so với kế hoạch ban đầu. Các hoạt động tổng kết, tri ân, nhất là đối với học sinh cuối cấp sẽ được triển khai linh hoạt tùy theo tình hình dịch bệnh.
Một học sinh lớp 5A2 – Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ được phát đề thi tại nhà vì đang phải cách ly
Công tác chuẩn bị cho kế hoạch tuyển sinh đầu cấp (đặc biệt là thi vào lớp 10) và thi tốt nghiệp THPT cũng đã được ngành giáo dục địa phương lên phương án kĩ lưỡng; tính toán tùy theo mức độ, diễn biến của dịch bệnh để có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về thời gian, cách thức thi cử.
* Còn tại tỉnh Yên Bái , UBND tỉnh vừa quyết định cho toàn bộ trẻ mầm non, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh COVID – 19 từ ngày 10/5 cho đến khi có thông báo đi học trở lại.
UBND tỉnh Yên Bái giao Giám đốc các sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị nhà trường hướng dẫn học sinh, sinh viên tự học tại nhà; tổ chức các hình thức học tập từ xa, giao bài tự ôn luyện và kiểm tra, kiểm soát chất lượng tự học của học sinh, sinh viên.
Video đang HOT
Học sinh các cấp ở Yên Bái nghỉ học từ ngày mai (10/5).
Các cơ sở giáo dục thông báo cho cha mẹ học sinh quản lý học sinh ở gia đình, theo dõi sức khỏe học sinh, sinh viên, thực hiện đầy đủ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID – 19 theo quy định và xây dựng lịch học bù đảm bảo chương trình kế hoạch, thời gian năm học.
Trước đó, do tình hình diễn biến dịch bệnh phức tạp, tỉnh Yên Bái đã cho học sinh thị xã Nghĩa Lộ, thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và huyện Văn Chấn nghỉ học từ ngày 4/5 đến hết ngày 9/5.
Trước nguy cơ dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn cũng quyết định cho học sinh trên địa bàn nghỉ học từ ngày 10/5 để phòng chống dịch.
Theo đó, các cháu Mầm non, học sinh Tiểu học và khối lớp 6,7,8 cấp THCS nghỉ học từ 10/5 cho đến khi có thông báo mới. Khối lớp 9 cấp THCS vẫn duy trì cho học sinh ôn thi THPT tại trường, thực hiện nghiêm “5K” theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Tùy vào tình hình dịch bệnh và điều kiện thực tế, môi trường có thể đề xuất tổ chức ôn thi bằng hình thức online.
Phát khẩu trang cho học sinh trên địa bàn
Chương trình học tuần sẽ được thực hiện dạy học online tùy vào điều kiện thực tế mỗi trường. Trường không đủ điều kiện dạy học online mà vẫn tổ chức cho học sinh đến trường thì phải đảm bảo công tác phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đồng thời báo cáo phòng GDĐT thành phố bằng văn bản.
* Tại Lạng Sơn , Trường Tiểu học xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng cho học sinh nghỉ học từ ngày 6/5; Trường THPT Hữu Lũng, huyện Hữu Lũng cho học sinh nghỉ học từ ngày 7/5. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn yêu cầu các trường đẩy nhanh tiến độ kiểm tra học kỳ và gấp rút hoàn thành chương trình năm học, tuỳ tình hình thực tế có thể linh hoạt điều chỉnh lịch học và cho học sinh nghỉ hè sớm hơn dự kiến.
100% sinh đeo khẩu trang khi đi học
Ông Hoàng Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn cho biết, tỉnh Lạng Sơn có thuận lợi là sau Tết Nguyên đán học sinh không phải nghỉ học cho nên đến thời điểm này chương trình học chính thức cơ bản đã hoàn thành.
“Tình hình dịch phức tạp, nhưng học sinh không phải nghỉ cục bộ, chỗ nào có nguy cơ cao thì nghỉ chứ không nghỉ đồng loạt. Hiện tại, trường chỉ còn học sinh lớp 9 nên, các trường thực hiện chia đôi các lớp học để đảm bảo không gian giãn cách. Các trường trên địa bàn sẽ tập trung vào việc theo dõi, bám nắm thông tin học sinh để nếu có trường hợp phát sinh sẽ có cảnh báo sớm”- ông Hoàng Quốc Tuấn nói thêm.
* Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Sở GD- ĐT tỉnh Vĩnh Long đã ban hành công văn hướng dẫn điều chỉnh lịch kiểm tra cuối học kỳ 2 năm học 2020 – 2021 sớm hơn dự kiến để phòng ngừa dịch bệnh.
Sở GD- ĐT yêu cầu các đơn vị trực thuộc chủ động điều chỉnh lịch kiểm tra học kỳ 2 năm học 2020 – 2021 của các khối lớp 6, 7, 8, 10, 11. Phấn đấu hoàn thành việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh năm học 2020 – 2021 trước ngày 14/5.
Các trường học tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay luôn triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19
Trong quá trình tổ chức kiểm tra học kỳ cần thực hiện các giải pháp phòng chống dịch COVID-19, chủ động xây dựng phương án thực hiện chương trình theo quy định, tuyệt đối không cắt xén chương trình. Trong đó, chú trọng đến việc xây dựng các phương án giảng dạy trực tuyến, dạy học từ xa khi học sinh phải nghỉ học để phòng chống dịch.
Sở GD- ĐT tỉnh Vĩnh Long cũng yêu cầu các trường làm lễ tổng kết năm học trước ngày 31/5 và thực hiện ngắn gọn, đảm bảo an toàn trong công tác phòng ngừa dịch bệnh Covid 19./.
Học sinh Kon Tum thích thú học thực nghiệm tài liệu GD địa phương lớp 2
Ngày 26 và 27/4, Sở GD&ĐT Kon Tum đã phối hợp với 6 trường Tiểu học trên địa bàn TP Kon Tum và huyện Đăk Hà tổ chức dạy học thực nghiệm "Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 2".
Sở GD&ĐT Kon Tum tổ chức dạy học thực nghiệm "Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2".
Theo đó, nhằm xem xét tính khả thi để hoàn thiện Tài liệu trước khi thẩm định và đưa vào thực tiễn, Sở GD&ĐT đã tổ chức dạy học thực nghiệm tài liệu "Giáo dục địa phương tỉnh Kon Tum lớp 2". Tại đây có nhiều giáo viên theo dõi, từ đó đưa ra ý kiến đóng góp để hoàn thiện tài liệu.
Bên cạnh đó, thông qua buổi dạy thực nghiệm, Sở GD&ĐT cùng thầy cô giáo đánh giá hiệu quả mang lại, khả năng học sinh vùng thuận lợi và khó khăn tiếp nhận tài liệu. Từ đó có những thay đổi phù hợp với học sinh trên địa bàn toàn tỉnh.
Các em học sinh trường Tiểu học THSP Ngụy Như Kon Tum học thực nghiệm tài liệu GDĐP lớp 2.
Em Hoàng Phương Trúc (lớp 2A7, Trường Tiểu học THSP Ngụy Như Kon Tum) cho biết, trong buổi thực nghiệm tài liệu GDĐP em được học bài "Văn hóa truyền thống của một số dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum".
"Trong buổi học em cùng các bạn được biết đến nhiều nét văn hoá truyền thống của dân tộc tại Kon Tum. Em rất vui và thích thú khi được tìm hiểu những kiến thức mới về văn hoá của dân tộc Việt Nam.", em Trúc chia sẻ.
Học sinh lớp 2 hào hứng, say sưa tìm hiểu về Lễ hội mừng lúa mới.
Tương tự, em Nguyễn Kỳ Nam (lớp 2D, trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ) tâm sự, thông qua bài học em được biết đến "Lễ hội mừng lúa mới". Qua đó, em biết được những hoạt động, nét văn hoá, ẩm thực... có trong lễ hội.
"Sau khi nghe cô giảng và xem hình ảnh, video em rất thích lễ hội. Em hy vọng thời gian tới sẽ được tham gia, trải nghiệm lễ hội cùng người dân.", em Nam nói.
Sở GD&ĐT dạy thực nghiệm tài liệu GDĐP cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Cô Huỳnh Thị Thu Vân - Trưởng phòng Mầm non - Tiểu học, Sở GD&ĐT Kon Tum cho biết, nhằm xem xét tính khả thi để hoàn thiện Tài liệu trước khi thẩm định và đưa vào thực tiễn đơn vị đã tổ chức dạy thực nghiệm ở một số trường thuộc vùng thuận lợi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo cô Vân, trong buổi dạy thực nghiệm, giáo viên sẽ linh hoạt thay đổi cách giảng dạy để phù hợp với học sinh từng vùng. Sau buổi dạy thực nghiệm, các giáo viên tham gia sẽ đóng góp ý kiến trước khi thẩm định và đưa vào thực tiễn. Từ đó, đơn vị sẽ có những điều chỉnh, phù hợp với học sinh trên địa bàn toàn tỉnh.
Các em học sinh vùng khó khăn được trải nghiệm múa xoang sau buổi học thực nghiệm.
Hàn Quốc: Giáo dục chật vật với ứng dụng học trực tuyến Do đại dịch Covid-19, năm học mới tại Hàn Quốc đã chuyển sang hình thức trực tuyến nhưng hai nền tảng quản lý học tập chính được các trường sử dụng thường xuyên gặp sự cố. Học sinh Hàn Quốc học trực tuyến. Kết quả cuộc khảo sát tại 741 giáo viên tiểu học, THCS, THPT do Liên đoàn các Hiệp hội giáo...