Nhiều thiếu sót, khuyết điểm trong quản lý nhà nước tại Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận về công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại Bộ này…
Nhiều hạn chế của Bộ GD&ĐT trong quản lý nhà nước đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ
Trách nhiệm thuộc về lãnh đạo Bộ
Theo đó, nhiều hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn 2013-2016 đã được chỉ ra, như: Công tác xây dựng và rà soát, điều chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế – kỹ thuật trong giáo dục, đào tạo còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, cơ cấu không hợp lý, trình độ không đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục; chưa hoàn thành việc quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng, đại học, trong đó có mạng lưới các trường sư phạm; việc tham mưu cho Chính phủ và ban hành bổ sung chính sách về lương, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc, phù hợp với vùng miền; chế độ ưu đãi đối với giáo viên, giảng viên, nhà giáo làm công tác quản lý giáo dục còn chậm.
Công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương; chưa bám sát thực tế phát triển kinh tế – xã hội, sự phát triển dân số tự nhiên dẫn đến mạng lưới cơ sở giáo dục tuy có tăng nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, vẫn còn thiếu, chưa đủ tiêu chuẩn.
Về biên chế sự nghiệp thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại các địa phương tồn tại việc giao chỉ tiêu biên chế chưa đúng với quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, không đúng và đủ theo quy định về định mức số lượng người làm việc đối với từng cấp học. Bộ GD&ĐT chưa thực hiện đầy đủ, thường xuyên công tác thanh, kiểm tra việc giao biên chế sự nghiệp giáo dục để kịp thời chấn chỉnh, yêu cầu các địa phương thực hiện đúng và đủ quy định pháp luật.
Về thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, Thanh tra Chính phủ cho rằng, từ khi triển khai thực hiện các quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng và quản lý viên chức đến thời điểm kiểm tra là 5 năm, Bộ GD&ĐT chưa ban hành văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức ngành Giáo dục.
Việc không tổ chức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ngành Giáo dục trong thời gian dài gây tâm tư, tâm lý không yên tâm công tác trong bộ phận không nhỏ viên chức ngành Giáo dục. Chưa ban hành quy định tiêu chuẩn các chức danh giảng viên làm căn cứ để tuyển dụng thực hiện chế độ làm việc, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và các chế độ chính sách khác theo quy định của pháp luật, theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ trường đại học.
Việc thực hiện chế độ lương, phụ cấp đối với nhà giáo còn tồn tại nhiều bất cập, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, tâm lý, chất lượng công tác của bộ phận không nhỏ viên chức giáo dục. Việc kiến nghị, đề xuất về chế độ, chính sách đối với nhà giáo chưa được Bộ GD&ĐT quan tâm đúng mức và kịp thời.
Thanh tra Chính phủ cho rằng, trách nhiệm để xảy ra những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm nêu trên thuộc về lãnh đạo Bộ GD&ĐT và các cơ quan đơn vị trực thuộc có liên quan.
Video đang HOT
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành bổ sung chính sách về tiền lương theo vị trí việc làm trình độ đào tạo, chế độ phụ cấp thâm niên và phụ cấp khác theo tính chất, kết quả và chất lượng công việc, phù hợp với vùng, miền; chế độ ưu đãi với giáo viên, giảng viên, nhà giáo làm công tác quản lý giáo dục.
Bộ GD&ĐT nghiên cứu sửa đổi văn bản liên quan đến định mức biên chế đối với cơ sở giáo dục đào tạo công lập như vấn đề định mức giáo viên/lớp, cấp phó cơ sở giáo dục nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Ban hành các văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, nội dung, hình thức thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp và quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho viên chức ngành Giáo dục. Ban hành quy định các tiêu chuẩn chức danh giảng viên làm căn cứ tuyển dụng, thực hiện chế độ làm việc, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ và các chế độ chính sách khác theo quy định của pháp luật…
Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về giao chỉ tiêu biên chế ngành Giáo dục đối với các địa phương nhằm kịp thời chấn chỉnh sai phạm, quy định không phù hợp.
Đặc biệt, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT yêu cầu cá nhân, tổ chức thuộc Bộ GD&ĐT nghiêm túc kiểm điểm, xem xét xử lý trách nhiệm trong việc để xảy ra những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm. Chấn chỉnh công tác quản lý, khắc phục ngay những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm đã được chỉ ra sau thanh tra. Đồng thời, đề nghị các địa phương kiểm điểm rút kinh nghiệm và có các biện pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót.
Theo Phapluatvn.vn
Hơn 600 giáo viên hợp đồng thừa ở Đắk Lắk vẫn chưa được sắp xếp
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo Kết luận số 65, về việc thanh tra chuyên đề công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo tại Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Công thương và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Một giờ học của học sinh huyện Krông Pắk.
Trong đó có yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm đối với giám đốc sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk và chủ tịch uBND huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) nhiệm kì (2015-2020) vì tuyển dụng dư hơn 600 giáo viên.
Theo đó, thông báo yêu cầu UBND tỉnh Đắk Lắk kiểm điểm trách nhiệm đối với giám đốc Sở Nội vụ trong việc thanh tra, kiểm tra nhưng không phát hiện sai phạm về hợp đồng lao động tại UBND huyện Krông Pắk, để xảy ra trong thời gian dài, không kịp thời tham mưu UBND tỉnh có phương án xử lý.
Kiểm điểm trách nhiệm đối với chủ tịch UBND huyện Krông Pắk nhiệm kì 2015- 2020 do tiếp tục kí hợp đồng với giáo viên khi đã có kiến nghị của Thanh tra tỉnh.
Bên cạnh đó công văn còn yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk khẩn trương khắc phục số lượng giáo viên đã hợp đồng thừa theo các phương án đã đề ra.
Như Báo Đại Đoàn Kết đã phản ánh, từ năm 2011 đến đầu năm 2016, Chủ tịch huyện Krông Pắk liên tiếp ký hợp đồng tuyển dụng giáo viên ồ ạt sau đó ấn định luôn về cho các trường mà không căn cứ vào nhu cầu thực tế khiến cho số lượng giáo viên, nhân viên ở các trường dư thừa hàng trăm người.
Sự việc vỡ lở, nguyên chủ tịch huyện Nguyễn Sỹ Kỷ bị kỷ luật, thế nhưng người kế nhiệm là ông Y Suôn Byă vẫn tiếp tục ra quyết định ký hợp đồng ngoài biên chế làm cho giáo viên dư ngày càng nhiều thêm.
Về sai phạm này, Tỉnh, ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu UBND huyện Krông Pắk xử lý dứt điểm, nhưng đến nay, hơn 600 giáo viên được tuyển đang hàng ngày đối mặt nguy cơ mất việc bất cứ lúc nào, còn địa phương này vẫn lúng túng chưa tìm ra phương án để khắc phục.
Mặc dù năm học 2017-2018, đã gần hết học kỳ một, thế nhưng hàng trăm giáo viên đang rất hoang mang khi sống trong hoàn cảnh hai không "không tiết dạy - không hưởng lương" nhưng không ai dám tìm một việc khác để mưu sinh, khi hợp đồng làm việc ở các trường vẫn còn hiệu lực.
Cụ thể như tại Trường THCS xã Ea Phê, xã Ea Phê, huyện Krông Pắk đầu năm học 2017-2018 có 10 giáo viên trong biên chế của nhà trường không có tiết để dạy vì lý do nhà trường buộc phải rút từ quy mô 20 lớp/480 học sinh, xuống còn 15 lớp, đúng theo quy định.
Bên cạnh các giáo viên biên chế không còn tiết dạy thì 7 giáo viên hợp đồng dài hạn cũng ngồi chơi xơi nước. Nhưng tình thế của 7 giáo viên này càng xấu hơn, vì cùng với không có tiết dạy, họ còn không được hưởng lương.
Ông Y Suôn Byă - chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, người trực tiếp ký thêm hợp đồng với 109 giáo viên trong nhiệm kỳ của mình cho biết, huyện đang giải quyết hậu quả bằng cách trình xin tỉnh cho thêm biên chế giáo viên năm học 2017-2018, để tuyển chính thức một phần số giáo viên hợp đồng dư thừa hiện nay.
Tuy nhiên, theo Phòng Giáo dục và Đào tạo, ngoài hơn 500 giáo viên hợp đồng dư thừa, huyện Krông Pắk còn 100 giáo viên trong diện biên chế chưa thể bố trí giảng dạy, nên phương án xin thêm biên chế giáo viên của huyện là không khả thi.
Những nỗ lực cân đối, điều chuyển giáo viên cũng không giải quyết được đáng kể tình trạng dư thừa hiện nay.
Thông bao kêt luân cua Thanh tra Chinh phu.
Trước đó, tại Kỳ họp thứ năm HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa IX (diễn ra từ ngày 6 đến 8/12/2017), UBND tỉnh đã trả lời ý kiến cử tri về việc hơn 600 giáo viên dư thừa tại huyện Krông Pắk.
Theo đó, UBND huyện Krông Pắk đã có công văn chấm dứt hợp đồng giáo viên, nhân viên không trúng tuyển các kỳ xét tuyển.
Tiếp đó có công văn tiếp tục chỉ đạo các trường chấm dứt hợp đồng lao động đã qua thi tuyển nhưng không trúng tuyển.
Để tiếp tục giải quyết số hợp đồng lao động tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục còn lại, UBND huyện Krông Pắk đã xây dựng Đề án số 07/ĐA-UBND, ngày 9/1/2017 về sử dụng và giảm số lượng hợp đồng lao động ngoài chỉ tiêu biên chế, dự kiến đến năm 2019 giải quyết toàn bộ hợp đồng lao động ngoài chỉ tiêu biên chế.
Theo Báo cáo số 24/BC-UBND, ngày 23/2/2017 của UBND huyện Krông Pắk, số lượng giáo viên hợp đồng lao động còn 605 người (95 giáo viên mầm non, 282 giáo viên tiểu học và 228 giáo viên trung học cơ sở).
Trong đo co 84 chi tiêu chưa tuyên dung, sô hơp đông ngoai chi tiêu đươc giao la 521 ngươi.
Để xử lý về vấn đề này, ngày 15/3/2017, UBND tỉnh Đắk Lắk, đã ban hành Công văn số 1737/UBND-TH về việc kiểm tra, khắc phục những tồn tại trong công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học và hợp đồng giáo viên tại huyện Krông Pắk.
Sở Nội vụ cũng đã có Công văn số 447/SNV- CCVC ngày 12/4/2017 về việc khắc phục tồn tại trong hợp đồng lao động vượt chỉ tiêu biên chế tại huyện Krông Pắk.
Theo đó, UBND tỉnh và Sở Nội vụ đã chỉ đạo, hướng dẫn UBND huyện Krông Pắk triển khai thực hiện các nội dung: Đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức của huyện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị, Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014 của Chính phủ và Kế hoạch số 4345/KH- UBND, ngày 23/6/2015 của UBND tỉnh, phấn đấu đến năm 2021 tinh giản đạt 10% trên tổng số biên chế được giao.
Hi vọng với sự vào cuộc mạnh mẽ các cơ quan chức năng, những cảnh đời của các thầy cô giáo xuất phát từ sự tuỳ tiện của lãnh đạo huyện Krông Pắk sẽ được giải quyết hợp tình, hợp lý.
Theo Daidoanket.vn
Nhiều đơn vị thuộc Bộ GDvàĐT bổ nhiệm sai quy định Thanh tra Chính phủ (TTCP) khẳng định, một số đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã bổ nhiệm người không thuộc diện quy hoạch được phê duyệt; bổ nhiệm người không đáp ứng yêu cầu về độ tuổi... Bộ GD&ĐT thực hiện chính sách nhà giáo còn nhiều bất cập. Ảnh: HH Bổ nhiệm người không thuộc diện...