Nhiều thí sinh phải cấp cứu khi đang làm bài thi ĐH
Mặc dù mới là đợt thi đầu tiên, nhưng đến sáng nay, không ít thí sinh đã nhập viện vì các chứng bệnh mùa hè như tiêu chảy cấp, sốt cao…
Nắng nóng, ô nhiễm khiến sức khỏe của các sĩ tử đợt cao điểm thi bị đe dọa trầm trọng.
Sáng nay, tại điểm thi của ĐH Bách Khoa Hà Nội, khoảng 6h50, một phụ huynh đèo một thí sinh nam đang trong tình trạng gần như bị ngất xỉu tới điểm thi, phải nhờ sự hỗ trợ của sinh viên tình nguyện mới vào được phía trong.
Thí sinh là Cao Văn Hưng, Hà Đông, Hà Nội. Phụ huynh của Hưng cho biết, vào khoảng cuối giờ chiều qua, hàng xóm nhà Hưng phun thuốc trừ sâu cho rau, đến buổi tối, Hưng kêu nóng nên đòi mở cửa sổ. Sáng nay, khi vào gọi Hưng đi thi thì đã thấy mặt bạn tái mét, có biểu hiện của ngộ độc thuốc trừ sâu, nhưng Hưng vẫn quyết tâm đi thi.
“Hai môn ngày hôm qua, cháu làm bài rất tốt, về nhà vui vẻ, cháu bảo tôi so đáp án, chấm thử cũng phải được 8,5 toán, 9,5 lý, nên hôm nay mặc dù tình trạng sức khỏe xấu nhưng cháu quyết đòi đi thi bằng được”, bố Hưng nói.
Theo thông tin mới nhất, Hưng vừa được một thầy giáo trong trường đưa sang Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu khi bắt đầu làm bài được 3 phút.
Video đang HOT
Trong ngày hôm qua, cũng có nhiều thí sinh bị ốm trong khi thi, thậm chí bị ngất xỉu hoặc phải đưa đi phẫu thuật cấp cứu, phải bỏ thi. Điển hình là thí sinh Võ Thị Hằng Ly (Tiền Giang) thi vào ĐH tài chính Maketing TP HCM. Thi được 20 phút, Ly bị đau bụng rất nặng và được đưa đi cấp cứu đến tận trưa, Ly đã bỏ thi.
Thí sinh Nguyễn Hồ Phương Anh, thi vào Học viện Hàng không bị đau ruột thừa cấp và được mổ nội sôi tại Bệnh viện Phúc An Khang vào lúc 16h hôm qua, sau khi thi xong môn Vật lý.
Cũng trong chiều qua tại TP HCM, thí sinh Nguyễn Văn Khuyết, thi tại hội đồng thi THCS Cù Chính Lan (Bình Thạnh) sau khi đọc đề thi, thí sinh này đã bị ngất xỉu, cán bộ y tế tại điểm thi đã chữa trị kịp thời. 20 phút sau, Khuyết tỉnh dậy và tiếp tục làm bài. Tương tự, tại điểm thi THPT Trần Khai Nguyên (quận 5, điểm thi của ĐH Kinh tế TP HCM) có hai thí sinh bị ngất xỉu trong lúc làm bài thi môn Vật lý. Nhưng sau đó, cả hai được sơ cứu, tỉnh lại và tiếp tục làm bài.
Tại điểm thi ĐH Thủy Lợi Hà Nội có ba thí sinh bị ốm, chăm sóc tại chỗ (bị tụt huyết áp, đau bụng, đau đầu). Tuy nhiên, cả ba thí sinh này đều trở lại phòng thi làm bài bình thường sau 5 -10 phút điều trị tại phòng y tế của điểm thi. Còn tại Hội đồng thi ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM, trong giờ thi đã có ba thí sinh bị tiêu chảy liên tục. Nhưng những thí sinh này vẫn cố gắng làm bài.
Sáng nay, thí sinh cả nước bước vào thi môn Hóa, môn thi cuối của đợt thi ĐH đầu tiên năm 2010. Thời tiết nắng nóng từ khá sớm. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn, nhiệt độ vẫn cao như hôm qua, cao nhất phổ biến 35 – 38 độ, một số nơi ở Bắc Bộ và nhiều nơi ở Bắc Trung bộ tới 39 – 40 độ C và có thể cao hơn 40 độ C. Kiểu thời tiết này sẽ tiếp tục gây không ít khó khăn cho thí sinh và người nhà.
Mặc dù hôm nay là ngày làm việc nhưng do giờ tập trung của thí sinh bắt đầu từ sớm nên giao thông trên các tuyến đường vẫn bình thường.
Mặc dù vậy, tại các điểm thi ĐH Bách Khoa, Kinh Tế, Xây Dựng (Hà Nội), vẫn có khá nhiều thí sinh đến muộn, 6h30 phải có mặt tại phòng thi nhưng tới 7h vẫn thấy nhiều phụ huynh mới đèo thí sinh tới. Môn thi thứ ba nhưng vẫn còn nhiều bạn quên mang theo các vật dụng cần thiết như máy tính, phải ra khỏi phòng thi để gọi người nhà mang tới.
Theo Đất Việt
Uống đồ lạnh: Coi chừng viêm họng cấp tính
Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến không ít người đam mê nước đá lạnh, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh hay ngồi trong phòng điều hòa lạnh.
Tuy nhiên, nếu để bị lạnh đột ngột rất dễ dẫn đến viêm họng đỏ cấp tính, một loại bệnh chiếm tới 90% số trường hợp trong các loại bệnh viêm họng.
Lạnh đột ngột và virut là thủ phạm gây viêm họng đỏ cấp tính
Nguyên nhân thường gặp nhất là lạnh đột ngột và có vai trò tham gia tích cực của vi sinh vật, nhất là các loại virut. Virut thường chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng từ 60 - 80%) trong đó cần lưu ý các virut cúm và á cúm, virut đường ruột (Coxsackie). Vi khuẩn chiếm tỷ lệ thấp hơn (khoảng 40%) trong đó gặp nhiều nhất là các loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội (vi khuẩn gây bệnh cơ hội là vi khuẩn bình thường có thể có ở một số người lành, chúng không bệnh, sống ký sinh trên cơ thể người nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng trở nên gây bệnh), ví dụ như xoắn khuẩn Vencent, H. influenzae, S.pneumoniae, M.catarrhalis, liên cầu... Trong cơ chế gây bệnh, người ta thấy xuất phát điểm là do virut sau đó bị bội nhiễm vi khuẩn (có thể một loại vi khuẩn nhưng cũng có thể là các vi khuẩn phối hợp).
Viêm họng đỏ cấp tính xảy ra trong trường hợp nào?
Bệnh viêm họng đỏ cấp tính thường xảy ra đột ngột sau lạnh như tắm nước lạnh, tắm nơi không kín gió, có gió lùa, tắm xong không lau khô người mà mặc áo quần ngay. Bệnh cũng có thể xảy ra đột ngột khi đang ở ngoài phòng nóng vào ngồi ngay trước máy lạnh hoặc gặp thời tiết chuyển mùa đột ngột...
Triệu chứng đầu tiên là sốt cao kèm theo rét run, có khi đắp chăn dày vẫn không hết rét; Đau, rát họng. Đau họng như nuốt đau, uống nước, ăn cơm, thức ăn cũng bị đau. Một số người bệnh ngoài các triệu chứng trên còn thấy đau đầu và nhức mỏi các cơ, khớp. Người bệnh có thể có ho, lúc đầu là ho khan, sau một thời gian vài ba giờ là ho có đờm. Đờm có thể là đờm đặc hoặc đờm lỏng. Có một số trường hợp khi khạc đờm có thể thấy một ít máu đỏ kèm theo làm cho người bệnh rất lo lắng.
Nhiều trường hợp người bệnh thấy ngứa họng rất khó chịu; Có thể chảy nước mũi loãng hay nước mũi đặc. Đối với trẻ nhỏ, nếu bị viêm họng đỏ trên một cơ thể có viêm VA mạn tính mà do trực khuẩn mủ xanh gây nên thì có thể thấy nước mũi có màu xanh mà người ta thường gọi là "thò lò mũi xanh". Khám thực thể thấy họng đỏ, 2 amiđan sưng to, có nhiều hốc trong đó có mủ hoặc không. Niêm mạc họng, trụ trước, trụ sau đều đỏ và có nhiều tia máu. Nếu là đợt cấp của viêm họng mạn tính thì hơi thở thường hôi, nhất là trong trường hợp có kèm theo viêm mũi, xoang mạn tính. Sờ nắn kiểm tra hạch góc hàm 2 bên có thể thấy hạch sưng to và đau.
Nếu có điều kiện, lấy chất nhày họng, đặc biệt là lấy mủ trong các hốc của amiđan bị viêm làm xét nghiệm vi sinh sẽ thấy rất nhiều tế bào bạch cầu, có nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng đặc biệt lưu ý là nếu thấy sự có mặt của vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu hoặc trực khuẩn mủ xanh thì nên tiến hành cho nuôi cấy, phân lập vi khuẩn và làm thử nghiệm kháng sinh đồ. Khi nuôi cấy thấy xác định là liên cầu nhóm A (S. pyogens) thì cần xác định kháng thể kháng liên cầu nhóm A trong máu bằng phản ứng ASLO (antisteptolisin 0) bởi vì đây là vi khuẩn có khả năng gây nên bệnh thấp tim tiến triển, đặc biệt là ở trẻ. Nếu chỉ số của phản ứng này vượt quá mức cho phép thì cần được tiêm phòng thấp (nếu là trẻ em) để đề phòng bệnh thấp tim. Đồng thời các bác sĩ lâm sàng cũng sẽ dựa vào kết quả kháng sinh đồ để tham khảo chọn kháng sinh cho phù hợp nhằm tiêu diệt mầm bệnh triệt để.
"Chìa khóa" phòng ngừa viêm họng đỏ cấp tính
Cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em. Nên tắm bằng nước ấm, nhất là những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Sau tắm không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hoà lạnh (bất kể là mùa lạnh hay mùa nóng). Khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi khám bệnh. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc tự mua thuốc để điều trị vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà còn làm cho bệnh trầm trọng thêm, nhất là trẻ em bị viêm họng bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A. Khi trẻ bị viêm họng và xác định hoặc nghi ngờ bị bệnh do liên cầu nhóm A (test nhanh phản ứng ASLO thấy dương tính) cần cho trẻ được khám bệnh ở chuyên khoa nhi để được điều trị và tư vấn tiêm phòng thấp đúng theo quy định nhằm ngăn ngừa bệnh thấp tim xảy ra.
Theo SK&ĐS
10 rủi ro sức khỏe trong mùa hè Thời tiết nóng nực, con người hoạt động nhiều trong khi đó ăn uống lại giảm sút nên dễ mắc bệnh. Dưới đây là 10 rủi ro được xem là tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe trong mùa hè. 1. Bệnh về đường hô hấp Do thời tiết nóng nực cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao nên làm...