Nhiều thí sinh bị loại vì sức khỏe
Chuyện thật như đùa khi hàng chục thí sinh đăng ký và dự thi, đủ điểm trúng tuyển vào trường Sĩ quan lục quân 2 nhưng không được nhà trường xét trúng tuyển và đào tạo.
Nguyên nhân bắt đầu từ khâu xét duyệt hồ sơ của ban tuyển sinh quân sự các địa phương.
Như bao thí sinh khác khi đăng ký dự thi vào trường Sĩ quan lục quân 2, thí sinh Nguyễn Quang Linh (ngụ ở khóm 2, phường 7, TP Bạc Liêu) phải qua vòng sơ tuyển về lý lịch, sức khỏe… tại ban chỉ huy quân sự TP Bạc Liêu.
Phiếu khám sức khỏe của thí sinh Nguyễn Quang Linh – Ảnh: Thanh An.
Ngày 11/4, sau khi khám sức khỏe, ban tuyển sinh quân sự tỉnh Bạc Liêu công nhận Linh đáp ứng đủ điều kiện sức khỏe để dự thi vào yrường Sĩ quan lục quân 2.
Theo “phiếu khám sức khỏe tuyển sinh quân sự” của thí sinh Nguyễn Quang Linh, về phần huyết áp có chỉ số 130/80 mmHg, trong phần kết luận ghi sức khỏe đạt loại 2, do hội đồng sức khỏe của Trung tâm Y tế và Ban tuyển sinh quân sự TP Bạc Liêu chứng nhận.
Sau khi đáp ứng mọi điều kiện tuyển sinh theo quy định của Bộ Quốc phòng, hồ sơ đăng ký dự thi của Linh được địa phương gửi về trường Sĩ quan lục quân 2.
Địa phương nói được, nhà trường bảo không
Ngày 27/5, gia đình của Linh bất ngờ nhận được thông báo từ ban chỉ huy quân sự TP Bạc Liêu là “Trường Sĩ quan lục quân 2 vẫn cho thí sinh Nguyễn Quang Linh dự thi trong kỳ tuyển sinh năm nay, nhưng kết quả điểm thi chỉ được xét tuyển vào nguyện vọng 2, 3 của các trường ngoài quân đội, với lý do sức khỏe của thí sinh Linh đạt loại 2″.
“Điều gia đình tôi vô cùng bức xúc là ngay khi muốn biết sự thật sức khỏe con tôi không đạt (bị loại 2 do chỉ số huyết áp 130/80 mmHg), không được nhà trường chấp nhận do lỗi ở đâu thì nhà trường nói “do địa phương làm sai”, còn địa phương lại bảo “do quy định không rõ ràng nên vẫn thực hiện như mọi năm, huyết áp 130/80 mmHg là đạt về sức khỏe để dự thi vào Trường sĩ quan lục quân 2″.
Nếu có quy định mới về sức khỏe trong tuyển sinh năm nay như trường hợp con tôi, sao con tôi không được biết sớm hơn để còn kịp tìm hướng đăng ký dự thi vào trường khác” – bà Bùi Thị Hạnh, mẹ của thí sinh Nguyễn Quang Linh, bức xúc.
Ngày 12/6, thiếu tướng Từ Ngọc Lương, hiệu trưởng Trường Sĩ quan lục quân 2, có văn bản trả lời gia đình bà Hạnh.
Video đang HOT
Theo đó, nhà trường cho rằng đối chiếu hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh Nguyễn Quang Linh với điều 86 trong thông tư liên tịch 36 giữa Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự thì thí sinh Linh không đủ tiêu chuẩn sức khỏe tuyển sinh.
Được dự thi nhưng không được học
Để thực hiện khâu xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi chặt chẽ, chuẩn bị cho kỳ thi năm nay, ngày 20/5, trong một cuộc họp của hội đồng tuyển sinh quân sự Trường Sĩ quan lục quân 2 đã thống nhất thực hiện thông báo về các địa phương, đơn vị (từ tỉnh Quảng Trị trở vào) với 107 hồ sơ đăng ký dự thi ĐH quân sự và 65 hồ sơ quân sự cơ sở không đủ tiêu chuẩn tuyển sinh.
Theo báo cáo của trường Sĩ quan lục quân 2 gửi Cục Nhà trường – Bộ tổng tham mưu Bộ Quốc phòng, trong số 107 hồ sơ thí sinh đăng ký tuyển sinh ĐH quân sự, có đến 103 hồ sơ thí sinh không đủ tiêu chuẩn sức khỏe, bốn hồ sơ thí sinh không đạt về lý lịch.
Trong đó, riêng tỉnh Bạc Liêu có ba thí sinh không đạt yêu cầu về sức khỏe gồm Nguyễn Quang Vinh và Nguyễn Quang Linh (cả hai thí sinh với lý do huyết áp 130/80 mmHg), Trương Hải Đăng (với mạch đập 88 lần/phút, loại 2).
Điều rắc rối thêm khi mặc dù sức khỏe thí sinh không đạt yêu cầu, nhưng nhà trường lại không từ chối sớm hồ sơ của thí sinh mà vẫn chấp nhận để thí sinh được dự thi.
Trong khi thi, nhà trường bắt thí sinh ký giấy cam đoan là được dự thi vào trường nhưng không được xét tuyển và đào tạo, mà chỉ lấy kết quả đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2, 3 vào trường khác ngoài quân đội.
Kết quả trong số 107 thí sinh không đạt tiêu chuẩn tuyển sinh mà vẫn được dự thi có đến 43 thí sinh đạt điểm trúng tuyển.
Thí sinh Nguyễn Quang Vinh dự thi vào khối A, với kết quả 20,5 điểm (gồm điểm thi và điểm ưu tiên) cũng trúng tuyển vào trường, nhưng hiện nay Linh đành “ngậm trái đắng” ôm điểm đi tìm cơ hội xét tuyển nguyện vọng 2, 3 ở các trường khác.
Nhà trường đổ lỗi cho địa phương
Tìm hiểu về quy trình thời gian của hồ sơ đăng ký dự thi, chúng tôi được biết trong kỳ tuyển sinh năm nay, từ ngày 10/3 đến 15/4 các cấp quận, huyện, thị làm xong thủ tục xét tuyển ở địa phương cho thí sinh. Đến ngày 8/5 các địa phương bàn giao hồ sơ về cho Trường Sĩ quan lục quân 2. Đến ngày 20/5, nhà trường gửi thông báo về các địa phương những trường hợp hồ sơ thí sinh sai sót cần được bổ sung.
Như vậy, cũng vào thời điểm này, so với những trường ngoài quân đội thì đã hết hạn thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh. Vì vậy, số phận 107 thí sinh đăng ký dự thi vào Trường Sĩ quan lục quân 2 không đạt yêu cầu không còn kịp quay về đăng ký dự thi nguyện vọng 1 vào các trường ĐH, CĐ khác.
Trao đổi về sự việc trên, ông Trần Bá Khiêm – trưởng ban tuyển sinh trường Sĩ quan lục quân 2 – cho biết theo thông tư số 03/2014 của Bộ Quốc phòng quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh, những trường hợp thí sinh không đủ tiêu chuẩn tuyển sinh vẫn được nhà trường bố trí dự thi nhưng không xét tuyển vào học tại trường.
Thay vào đó, thí sinh sử dụng kết quả thi này để đăng ký nguyện vọng 2, 3 vào các trường ĐH, CĐ ngoài quân đội. Quy định này tạo thêm điều kiện cho thí sinh.
Cũng theo ông Khiêm, thời gian qua có những địa phương biết hồ sơ của thí sinh không đúng quy định, không đạt yêu cầu về lý lịch, sức khỏe nhưng cán bộ tuyển sinh vẫn cố tình đùn đẩy về phía nhà trường.
“Phía nhà trường không làm sai trong việc loại những thí sinh không đạt yêu cầu tuyển sinh. Cái sai ở đây thuộc về địa phương” – ông Khiêm khẳng định.
Ngày 9/9, trao đổi với chúng tôi, một cán bộ trong ban tuyển sinh quân sự TP Bạc Liêu cho biết ban tuyển sinh dựa vào quy định thông tư liên tịch số 36 của Bộ Quốc phòng – Bộ Y tế để xét tuyển hồ sơ của thí sinh.
Những năm trước đây TP Bạc Liêu thuộc khu vực 1, những thí sinh diện khu vực 1 nhưng đạt sức khỏe loại 2 đều được các trường quân đội chấp nhận. Nhưng không hiểu sao năm nay Trường Sĩ quan lục quân 2 lại không chấp nhận những thí sinh này.
Tuy nhiên khi chúng tôi đặt vấn đề thí sinh Nguyễn Quang Vinh chỉ đạt sức khỏe loại 2, theo quy định là không đạt sức khỏe dự thi vào trường quân đội, nhưng Ban tuyển sinh quân sự TP Bạc Liêu vẫn cho rằng đạt sức khỏe để dự thi vào Trường Sĩ quan lục quân 2 thì cán bộ tuyển sinh tâm sự: “Tôi không biết nói sao, trách nhiệm thuộc về chúng tôi, khó xử quá. Có thể là do sơ suất của hội đồng khám sức khỏe ở địa phương…”.
Theo Thanh An/Báo Tuổi Trẻ
Suy nghĩ tích cực khi trượt đại học
Hàng năm, có 2/3 số lượng sĩ tử phải ngậm ngùi từ bỏ giấc mơ vào đại học của mình. Trượt đại học là 1 trong những trải nghiệm đau đớn, thất vọng nhất trong cuộc đời, nhưng đây không phải là thời điểm để buồn chán và sống thu mình.
Là cơ hội để bạn tự xem xét và đánh giá khả năng của bản thân
Cánh cửa đại học khép lại đã trở thành nỗi ám ảnh của biết bao cô cậu học trò. Trượt đại học, bạn mất đi niềm tin của gia đình, bạn bè, bạn mất đi niềm tin vào chính mình. Nhưng đây là 1 cơ hội quý giá để bạn tự xem xét, đánh giá lại khả năng của bản thân để có những hướng đi đúng đắn hơn - một cơ hội mà những người đỗ đại học không có được.
Ngọc Hà (1 thí sinh không đủ điểm vào HV Tài chính) tâm sự: "Mình đồng tình với kết quả mà hội đồng chấm thi dành cho mình. Mình học kém ở môn Toán, 2 môn kia cũng chưa cố gắng đồng đều."
Thành Duy (1 thí sinh thi vào ĐH Ngoại thương HN): "Sai lầm của mình là chọn trường và ngành thi quá cao. Hơn nữa là trong quá trình thi mình không giữ được tâm lý vững vàng, dễ nhầm lẫn. Có lẽ nếu năm sau thi lại, mình sẽ chọn 1 trường, 1 ngành có số điểm hợp lý hơn."
"Đến bây giờ nhìn được kết quả thi trên mạng. Mình rất buồn và hối hận vì những năm học trung học đã chểnh mảng học hành. Lãng phí quá nhiều thời gian đáng lẽ để dành cho việc học tập" - 1 thí sinh giấu tên chia sẻ.
Trượt đại học cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho bạn
Khi 1 cánh cửa đóng lại, các bạn có thể trông thấy nhiều cánh cửa sẽ mở ra và đón chờ bạn. Học tập ở trường đại học chưa chắc đã là cơ hội tốt nhất mà bạn có được. Các thí sinh vẫn còn có cơ hội xét tuyển NV2, NV3 ở những trường có nhóm ngành mình yêu thích. Hoặc bạn có thể tiếp tục ôn thi cho 1 lần nữa khẳng định bản thân. Không những thế trượt đại học, cũng là cơ hội để các bạn đưa ra những quyết định quan trọng đối với cuộc đời của mình.
Thi trượt đại học lần đầu với số điểm không khả quan, Nguyễn Minh Tấn (quê Đan Phượng - Hà Nội) đã mất 3 năm theo học nghề sửa xe lại 1 garage ô tô. Bằng sự cần cù, chăm chỉ và niềm đam mê, anh đã gây dựng 1 garage ô tô cho riêng mình. Minh Tấn là 1 trong rất nhiều minh chứng của sự thành công mà không qua trường đại học.
Là cơ hội để cảm nhận được tình cảm của gia đình và bạn bè
Có thể bạn cảm thấy xấu hổ, và sợ đối mặt với họ, nhưng đó là những người luôn ở bên bạn dù có thành công hay thất bại, đó là những người yêu thương bạn thực sự. Có thể trong 1 trạng thái đau khổ, tuyệt vọng thì bạn mới cảm nhận được sự quan tâm, động viên của gia đình và bạn bè quan trọng đến nhường nào.
Ảnh minh họa.
Tạo cho bạn những động lực trong tương lai
Hãy biến thất bại trong lần thi đại học sẽ tạo cho bạn những động lực để cố gắng và hoàn thiện bản thân trong tương lai.
Minh Phương (sinh viên năm cuối HV Báo chí &Tuyên truyền) đã thi đỗ sau 2 lần thử sức. Phương giờ đã trở thành 1 trong những sinh viên có điểm trung bình học tập cao nhất trong Khối Nghiệp vụ. Cô bạn tâm sự: "Sau khi thất bại ở kỳ thi đại học đầu tiên, mình chợt nhận ra thứ nhất : mình không giỏi như mình và mọi người nghĩ, thứ 2 là vì mình quá lười và tự phụ. Thất bại cay đắng đó đã khiến mình học tập thực sự rất chăm chỉ và nghiêm túc trong trường đại học. Nhiều khi mình cũng thầm cảm ơn vì lần thất bại này. Có lẽ nếu không nếm trải thất bại, mình sẽ không có động lực để cố gắng vươn lên như vậy."
Hàng năm có tới 2/3 số lượng thí sinh phải trì hoãn giấc mơ vào giảng đường đại học của mình. Vì vậy hãy biến việc trượt đại học trở thành trở lực để tạo điểm tựa cho những ai biết quyết tâm và muốn vươn lên.
Theo Màn Ảnh Sân Khấu
Hành trang cho những bạn trượt đại học Trượt đại học có phải là to tát? Cach tôt nhât đê vươt qua kho khăn la đi xuyên qua no. Co rât nhiêu ngươi đi đến thanh công tư thât bai. Vây tai sao chung ta không tinh dây va bươc tiêp? Vây la ky thi đai hoc, Cao đăng năm 2014 đa kêt thuc. Đên thơi điêm hiên tai thi hâu...