Nhiều thay đổi trong trang phục của Thẩm phán khi xét xử
Tin tức trong dự thảo đề án đổi mới trang phục Thẩm phán và hội thẩm mà TAND TC đang triển khai xây dựng, Thẩm phán khi xét xử sẽ mặc áo thụng đen dài tay.
Trang phục của Thẩm phán hiện nay nhiều bất cập
TAND Tối cao cũng cho rằng việc đổi mới trang phục của Thẩm phán là cần thiết để đảm bảo sự hội nhập quốc tế. Bởi lẽ hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có trang phục riêng đặc thù cho đội ngũ thẩm phán khi xét xử.
Trong dự thảo đề án đổi mới trang phục nêu rõ một số bất cập trong trang phục của Thẩm phán và hội thẩm TAND như: chưa có lễ phục, chưa có sự khác biệt so với trang phục của công dân, cán bộ, công chức; chất liệu vải chưa phù hợp với đặc điểm vùng miền… Vì thế chưa thể hiện được tính đặc thù của ngành và sự trang nghiêm trong công tác xét xử.
Theo đại diện của TAND Tối cao, việc cấp trang phục riêng cho thẩm phán khi xét xử nhằm nâng cao hình ảnh Tòa án, góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đề cao tác phong lễ tiết, danh dự nghề nghiệp và trách nhiệm cá nhân. Điều này góp phần thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của TAND theo yêu cầu đẩy mạnh tư pháp hiện nay.
Thẩm phán sẽ mặc áo thụng đen
Tin tức từ hội thảo về dự thảo đề án đổi mới trang phục thẩm phán và hội thẩm Tòa án nhân dân (TAND), khi xét xử, ngoài trang phục làm việc thông thường, các thẩm phán sẽ có thêm áo thụng dài tay màu đen khoác bên ngoài.
Đối với thẩm phán Tòa gia đình và người chưa thành niên, hoặc là sử dụng trang phục thông thường, hoặc là sử dụng áo thụng dài tay màu cam khoác bên ngoài. Riêng thẩm phán TAND Tối cao thì cần có thiết kế riêng.
Hội thảo Đề án đổi mới trang phục Thẩm phán và Hội thẩm TAND.
Về lễ phục của Thẩm phán trong các hoạt động thi đua, đối ngoại, các hoạt động lễ tiết của đất nước và TAND được đề xuất là áo thụng nhưng có thiết kế khác biệt so với áo thụng xét xử về màu sắc và một số họa tiết.
Ngoài ra, lễ phục của Thẩm phán TAND Tối cao được đề nghị cần có họa tiết trên Lễ phục (áo). Lễ phục của Chánh án TAND Tối cao cũng cần được thiết kế theo hướng có điểm phân biệt với Lễ phục của các Thẩm phán TAND Tối cao.
Video đang HOT
Về trang phục làm việc hằng ngày của Thẩm phán, đề án của TAND Tối cao đưa ra hai phương án: Thứ nhất, giữ nguyên như hiện nay là Thẩm phán mặc quần âu tối màu, áo sơ mi trắng (xuân, hè) và mặc veston (thu, đông).
Thứ hai, Thẩm phán sẽ mặc quần áo kiểu ký giả ngắn tay có hai túi phía dưới, màu tối (xuân, hè) hoặc quần áo veston, áo sơ mi trắng dài tay bên trong, đeo cà vạt, được trang bị áo khoác chống rét (thu, đông)…
Về trang phục xét xử của hội thẩm, TAND Tối cao cho rằng hội thẩm là người đại diện cho nhân dân tham gia vào việc xét xử của tòa. Do vậy, khi xét xử, trang phục của hội thẩm không cần phải giống với trang phục của thẩm phán.
Ngoài ra, TAND Tối cao đề xuất không phân biệt trang phục xét xử của hội thẩm nhân dân với trang phục làm việc hằng ngày (quần âu tối màu, áo sơ mi trắng (xuân, hè) và veston (thu, đông).
Hình ảnh vị thẩm phán với áo thụng đen tại phòng xử được kỳ vọng sẽ trở nên nổi bật và tạo ấn tượng mạnh về sự uy nghiêm, trang trọng.
Ngoài vấn đề trang phục, dự thảo đề án đổi mới trang phục còn đề xuất thêm “Tấm biển phù hiệu Tòa án”.
Theo đó, việc phân biệt giữa Thẩm phán các cấp và giữa Thẩm phán với các công chức, viên chức, người lao động khác của TAND còn được thể hiện thông qua “Tấm biển phù hiệu Tòa án”.
Hàng ngày, khi làm việc, xét xử hay dự những ngày lễ, sự kiện kỷ niệm Thẩm phán phải đeo “Tấm biển phù hiệu Tòa án”.
Tấm biển phù hiệu Toàn án (đeo trên ngực trái) có hình chữ nhật màu xanh da trời (kích thước 2cm x 6cm. Trên mặt tấm biển phù hiệu, phía bên trái có logo biểu tượng của Toàn án, ở giữa là họ và tên Thẩm phán. Phía bên phải có thiết kế thêm họa tiết để phân biệt các thẩm phán với nhau.
Quy định về niên hạn sử dụng trang phục của Thẩm phán và Hội thẩm TAND Áo thụng lễ phục của Thẩm phán: 5 năm/ 1 chiếc; áo thụng xét xử của Thẩm phán: 2 năm/1 chiếc, lần đầu cấp 2 chiếc. Áo thu đông nam, nữ: 1 năm/1 bộ, lần đầu cấp 2 bộ. Đối với Thẩm phán và Hội thẩm TAND các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào phía Nam (trừ Lâm Đồng) được cấp quần áo thu – đông 2 năm/1 bộ. Áo khoác chống rét: 5 năm/1 chiếc. Quần áo xuân – hè: 1 năm/2 bộ, lần đầu cấp 3 bộ. Đối với Thẩn phán và Hội thẩm TAND các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào phía Nam (trừ Lâm Đồng) được cấp quần áp xuân – hè 1 năm 3 bộ, lần đầu cấp 3 bộ. Ngoài ra, áo sơ mi dài tay: 1 năm/2 chiếc (lần đầu cấp 3 chiếc), thắt lưng da: 2 năm/1 chiếc, giầy da: 1 năm/ 1 đôi (lần đầu cấp 2 đôi), cà vạt (5 năm/3 chiếc), áo mưa: 1 năm/1 chiếc (lần đầu cấp 2 chiếc), ô che mưa: 1 năm/ 1 chiếc (lần đầu cấp 2 chiếc), cặp đựng tài liệu (cấp cho Thẩm phán): 2 năm/1 chiếc. Để tạo sự thống nhất của các loại trang phục hàng ngày, cần quy định cụ thể màu sắc một số trang phục: Thắt lưng da màu đen (mặt khóa kim loại hình vuông màu vàng, bít tất màu tối, dép quai hậu màu đen, cà vạt màu đỏ hoặc màu xanh hòa bình, áo mưa và ô che mưa màu sáng (có in dòng chữ “Tòa án nhân dân” trên áo mưa hoặc ô che mưa), cặp màu đen, có in dòng chữ “Tòa án nhân dân” trên nắp cặp. Lịch sử trang phục thẩm phán Việt Nam Tháng 1/1946, Sắc lệnh số 13 của Chủ tịch nước, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quy định: “Y phục các thẩm phán Tòa Thượng thẩm và Tòa Đệ nhị cấp sẽ theo quốc tế, là áo dài đen tay rộng, dải trắng có nếp ở trước ngực, dải đen có lông trắng quàng trên vai bên trái. Các thẩm phán sơ cấp không có y phục riêng nhưng sẽ đeo một dấu hiệu, do nghị định Bộ trưởng Bộ Tư pháp ấn định”. Tháng 5/1950, Sắc lệnh số 85 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có quy định thay đổi trang phục xét xử của thẩm phán: “Khi xét xử hoặc bào chữa, thẩm phán và luật sư không mặc áo chùng đen”. Tháng 7/1983, Công văn số 2807-V8 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (được quy định chi tiết tại Thông tư số 56 ngày 28-1-1984) đã quy định: Mỗi thẩm phán được cấp âu phục đông xuân, âu phục hè thu, áo sơ mi dài tay, cravat, giày da. Đối với thẩm phán nữ được thay quần âu bằng quần sa tanh đen, giày da bằng dép da. Năm 1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ra nghị quyết quy định cụ thể về trang phục đối với thẩm phán, hội thẩm, cán bộ và nhân viên tòa án. Theo đó, thẩm phán được cấp trang phục quần áo thu đông, quần áo xuân hè, áo sơ mi dài tay, cravat, áo đi mưa, giày da, bít tất, dép có quai hậu, cặp đựng tài liệu. Hội thẩm được cấp trang phục quần áo thu – đông, quần áo xuân – hè, áo sơ mi dài tay, cà vạt, giày da, bít tất. Màu sắc của trang phục do bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định sau khi có ý kiến thống nhất với chánh án TAND Tối cao. Riêng trang phục đối với thẩm phán và hội thẩm Tòa án Quân sự được thực hiện theo quy định đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Như vậy, đã từng có giai đoạn (1946-1950), thẩm phán ba Tòa Thượng thẩm (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) và các Tòa Đệ nhị cấp (tòa cấp tỉnh) ở nước ta mặc áo thụng đen khi xét xử.
Mộc Miên
Theo_Người Đưa Tin
Án lệ sẽ triệt oan sai, chạy án?
Lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ là một bước quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp và triển khai thi hành Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức TAND 2014
TAND Tối cao vừa công bố Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 16-12.
Thống nhất, công bằng trong xét xử
Với nghị quyết nêu trên, cơ sở pháp lý cho việc hình thành và áp dụng án lệ trong thực tiễn xét xử xem như chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, hiệu quả của nó còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của quy trình rà soát, lựa chọn, công nhận và công bố án lệ nhằm bảo đảm phát huy tối đa ưu điểm cũng như hạn chế tối thiểu nhược điểm của án lệ.
Bàn về vấn đề này, luật sư (LS) Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, cho biết thông thường, án lệ chỉ xuất hiện khi có một sự kiện pháp lý mới nảy sinh mà chưa có những quy phạm pháp luật thực định điều chỉnh cụ thể về lĩnh vực đó hoặc do xung đột pháp luật mà chưa có các dẫn chiếu pháp luật rõ ràng. Vì vậy, những căn cứ pháp lý sẽ được áp dụng trong án lệ và chính án lệ đó sẽ định hướng cho tòa án các cấp áp dụng khi xét xử, tạo sự thống nhất trong công tác xét xử; giúp việc giải quyết các vụ việc tương tự, có những tình tiết, sự kiện pháp lý như nhau một cách nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc.
TAND TP HCM xét xử một vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc Ảnh: HỒNG NHUNG
TS-LS Nguyễn Hữu Thế Trạch, Đoàn LS TP HCM, cho rằng đối với thẩm phán, thừa nhận án lệ đồng nghĩa với việc một bản án, quyết định của tòa án có thể trở thành cơ sở pháp lý áp dụng cho thực tiễn xét xử trong tương lai. Ý thức được trách nhiệm này sẽ tạo cho thẩm phán những áp lực nhất định trong kỹ năng viết bản án và quyết định, nghĩa là chất lượng viết án, quyết định sẽ có sự đầu tư kỹ lưỡng hơn.
"Những lý lẽ trong án lệ không mang tính tự nhiên mà được thẩm phán tạo ra trên cơ sở kết hợp giữa kinh nghiệm xét xử của bản thân với việc nghiên cứu, tìm tòi, nắm bắt được ý định của nhà lập pháp. Án lệ được lựa chọn, công bố sẽ giúp thẩm phán rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử. Đây cũng là cơ hội giúp thẩm phán hạn chế kết án oan sai" - LS Trạch phân tích.
Nhiều LS còn nhận định rằng việc áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử sẽ giúp giảm tồn đọng án do không có luật để áp dụng. Tính linh hoạt, mềm dẻo trong hoạt động xét xử cũng sẽ được cải thiện khi bên cạnh việc áp dụng quy định pháp luật hiện hành, thẩm phán vẫn có quyền lựa chọn án lệ. Khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ, LS cũng phải nâng cao kỹ năng tìm, đọc và lựa chọn án lệ giống hoặc tương tự vụ việc của mình...
"Khi án lệ được công bố công khai, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân sẽ được nâng cao. Mặt khác, sự oan sai trong hoạt động xét xử sẽ giảm đi..." - LS Trạch kỳ vọng.
Lo bị lạm dụng
Tuy nhiên, LS Trạch lưu ý với bản chất của hệ thống pháp luật Việt Nam và quy định về thừa nhận án lệ thì án lệ có thể hiểu là sự bổ sung, khắc phục cho pháp luật hiện hành khi chứa đựng lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng trong một vụ việc cụ thể. Chính điều này có thể dẫn đến sự lạm dụng của thẩm phán trong quá trình làm rõ quy định pháp luật...
Theo LS Nguyễn Văn Hậu, để bảo đảm án lệ có tính chuẩn mực, cần nâng cao trình độ của thẩm phán và chất lượng tranh tụng tại tòa. Việc tuyển chọn, thẩm định, thông qua và công bố án lệ phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, công khai để người dân, LS, giảng viên, sinh viên luật.... đều có thể tiếp cận. Cần đưa ra quy định chặt chẽ về việc áp dụng án lệ. Tránh trường hợp để xảy ra tình trạng lạm dụng án lệ, coi thường sự hoàn thiện pháp luật thành văn.
Hàng chục năm tham gia công tác thực hành quyền công tố tại các phiên tòa, một kiểm sát viên VKSND TP HCM cho rằng đã là án lệ thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải chấp hành. Vì vậy, phải có hướng dẫn cụ thể để thực hiện án lệ đồng bộ trên cả nước. Ngoài ra, luật cần sửa đổi giới hạn khung hình phạt để xử theo án lệ dễ và nhanh hơn.
Luât sư Nguyên Thi Thu Thuy (nguyên thâm phan, Pho chanh Toa Hinh sư TAND TP HCM):
Tránh hiểu lầm án chỉ đạo, chạy án
Việc xử theo án lệ sẽ tạo sự công bằng, tương đối khách quan. Bị cáo và thân nhân của họ sẽ tâm phục khẩu phục, không có sự so sánh mức án giữa các bị cáo có hoàn cảnh, nhân thân như nhau mà tòa xử mức án chênh lệch nhau quá nhiều. Áp dụng án lệ cũng tránh cho người dân hiểu nhầm án chỉ đạo hoặc chạy án để rồi khiếu nại, khiếu kiện tràn lan.
Một điểm lợi nữa là áp dụng án lệ sẽ tránh tình trạng thẩm phán xử theo tâm lý hoặc tình hình tội phạm ở địa phương. Có thời điểm, ở Nhà Bè, TP HCM rộ lên tình trạng mại dâm hoặc quận 8 nổi cộm án trật tự trị an. Những người phạm tội thời điểm đó bị xử lý rất nghiêm dù họ có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Ngoài ra, án lệ phải chọn những vụ án chuẩn, những tội danh chưa có hướng dẫn bởi luật thì cô đọng nhưng diễn biến bên ngoài xã hội thì muôn hình vạn trạng, biến đổi theo thời gian. Trước đây, internet chưa phát triển, khi xử những vụ án tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, HĐXX chỉ căn cứ vào số lượng băng đĩa để định khung hình phạt cho bị cáo. Hiện nay, công nghệ bùng nổ, người ta lưu các phim ảnh đồi trụy vào USB thì định khung hình phạt làm sao?
P.Dũng
Nhóm phóng viên
Theo_Người lao động
Thẩm phán sẽ mặc áo thụng đen khi xét xử Theo TAND Tối cao, cần phải có trang phục riêng cho thẩm phán khi xét xử để vừa đảm bảo được tính trang nghiêm, vừa thể hiện tính đặc thù của người bảo vệ công lý... Hiện nay, hình ảnh thường thấy của các thẩm phán, hội thẩm, thư ký phiên tòa khi xét xử là mặc veston tối màu, bên trong là...