Nhiều sinh viên được chọn theo chương trình Au Pair bị bạo hành ở Mỹ?
Nhiều sinh viên nước ngoài, phần lớn là nữ, được chọn đến Mỹ theo chương trình Au Pair đối mặt nguy cơ bị giật lương, bạo hành và thậm chí trở thành nạn nhân của nạn buôn người, theo một báo cáo mới.
Phần giới thiệu chương trình Au Pair của Bộ Ngoại giao Mỹ – CHỤP MÀN HÌNH J1VISA.STATE.GOV
Báo cáo nói trên do nhiều nhóm bảo vệ quyền lợi lao động và Văn phòng luật nhân quyền quốc tế tại Trường Luật Washington thuộc Đại học Mỹ công bố hôm 20.8, theo Reuters.
Au Pair là một cụm từ chỉ các bạn bạn từ 18-29 tuổi sang nước ngoài sống trong một gia đình người bản xứ khoảng một năm như một thành viên, nhằm học tập, trao đổi ngôn ngữ văn hóa bằng các hoạt động thực tiễn như giúp đỡ gia đình các công việc vặt, chăm sóc trẻ nhỏ…
Video đang HOT
Trên website của mình, Bộ Ngoại giao Mỹ mô tả chương trình Au Pair là cơ hội cho người nước ngoài từ 18-26 tuổi vừa đến trường vừa trải nghiệm cuộc sống ở Mỹ trong lúc chăm sóc trẻ cho gia đình nhận nuôi họ.
Theo báo cáo nói trên, hơn 20.000 sinh viên vào Mỹ hồi năm ngoái để vừa đi học vừa làm việc như Au Pair. Tuy nhiên, có nhiều người trong số đó phát hiện họ trở thành người giữ nhà, nấu ăn và dọn dẹp cho gia đình nhận nuôi thêm nhiều giờ mà không được trả thêm tiền. Có một số trường hợp còn bị quấy rối và bị bạo hành thể chất. Ngoài ra, Đường dây nóng buôn người quốc gia (NHTH) ở Mỹ cho hay đã nhận thông tin của hơn 20 nạn nhân của nạn buôn người là người đi qua nước này theo chương trình Au Pair từ năm 2014-2017.
Trước tình trạng như trên, báo cáo kêu gọi cải cách chương trình Au Pair thành chương trình làm việc, không phải trao đổi văn hóa, được giám sát kỹ hơn và có sự bảo vệ theo luật lao động.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn bảo vệ chương trình Au Pair. “Các cuộc thảo luận của chúng tôi với các bạn tham gia chương trình Au Pair cho thấy họ muốn đến Mỹ chủ yếu để rèn luyện tiếng Anh và tìm hiểu về đất nước này thông qua việc sống với gia đình nhận nuôi khoảng một năm và du lịch”, một phát ngôn viên Bộ Ngoại Mỹ nhấn mạnh, theo Reuters.
Theo thanhnien.vn
Chàng trai Việt khởi nghiệp học bổng trên đất Mỹ
Từ những trải nghiệm ngược xuôi tìm học bổng học đại học, Hồ Hoàng Anh Tuấn lập ra dự án giúp sinh viên xin học bổng bằng những con đường sáng tạo hơn.
Tuan Ho (hàng ngồi, bìa trái) cùng một số sinh viên thắng giải của ScholarJet - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FORBES
Năm 2005, Hồ Hoàng Anh Tuấn (Tuan Ho) cùng mẹ và anh trai rời VN đến thành phố Dorchester ở bang Massachusetts khi anh mới 10 tuổi và không biết tiếng Anh. Hy vọng về một cuộc sống mới nhanh chóng bị dập tắt bởi những trận bạo hành của người cha dượng và Tuấn nung nấu quyết tâm tìm lối thoát, theo tạp chí Forbes.
"Tôi như tù nhân ngay trong chính nhà mình và trường học là lối thoát duy nhất của tôi. Vì vậy, tôi đã nỗ lực hết mình để học tiếng Anh nhằm cứu gia đình mình. Tôi nhận ra rằng mình cần phải tự trang bị kiến thức và công cụ phù hợp để thoát khỏi địa ngục", Tuấn viết trong một bài luận để xin học bổng đại học vài năm sau đó. Anh kể lại quá trình tự học tiếng Anh bằng cách xem phim hoạt hình và vừa đọc phụ đề vừa tra từ điển. Bằng nỗ lực vượt bậc, Tuấn đã có thể nói lưu loát trong vòng 6 tháng. "Sống trong hoàn cảnh khó khăn khiến tôi trưởng thành rất nhanh", anh nhớ lại.
Cuối cùng, Tuấn và gia đình cũng có thể rời xa người cha dượng và mẹ anh phải làm đủ nghề để kiếm sống. Khi Tuấn được nhận vào Đại học Northeastern ở thành phố Boston, mức học phí 40.000 USD/năm vượt ngoài tầm với nên anh lao vào tìm kiếm học bổng. Tuấn kể đã viết tới 120 bài luận để xin 40 học bổng. "Những ngày đó, tôi đạp xe khắp khu trung tâm thành phố, cố gắng tìm các văn phòng để nộp hồ sơ", Tuấn nói.
Nỗ lực của chàng trai sinh năm 1995 cuối cùng đã được đền đáp. Tuấn kiếm đủ tiền để vào Trường đại học Northeastern và vừa tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư cơ khí. Dù vậy, anh nhận thấy mình "không muốn làm việc với máy móc, mà là với con người". Tuấn muốn thay đổi cuộc sống của các bạn trẻ thiếu điều kiện, như cách giáo dục đã thay đổi cuộc sống của anh. "Có rất nhiều bạn trẻ tài năng không được nhận học bổng để làm những điều họ yêu thích và quan tâm. Đó là ý tưởng cho ScholarJet ra đời", anh nói với Forbes.
ScholarJet là công ty khởi nghiệp vì lợi ích cộng đồng do Tuấn và đồng sự Joseph Alim, cựu sinh viên gốc Malaysia của Trường Northeastern, thành lập vào năm ngoái để tạo cơ hội cho giới trẻ "kiếm học bổng dựa trên hành động". Trong thời gian qua, Tuấn và Joseph đi khắp các công ty tại Massachusetts để trình bày ý tưởng của mình. Theo đó, các doanh nghiệp thông qua ScholarJet đề ra những thử thách cho đối tượng là học sinh cấp 3 hoặc sinh viên và những người vượt qua sẽ được tặng học bổng. Chẳng hạn Tập đoàn nhân sự y tế Gaisce Group tặng học bổng 1.500 USD cho bạn trẻ nào chiến thắng thử thách làm phim tuyên truyền về y tế học đường. Đến nay, ScholarJet đã cùng các doanh nghiệp đưa ra 15 thách thức và trao tặng học bổng với tổng giá trị khoảng 34.000 USD.
Ý tưởng khơi nguồn sáng tạo của ScholarJet đã mang lại nhiều thành quả cho Tuấn và các cộng sự. Tháng 4.2017, dự án này vượt qua nhiều đối thủ xuất sắc để đoạt giải nhất cùng khoản vốn 20.000 USD trong cuộc thi Khởi nghiệp toàn cầu Thử thách Việt (VietChallenge) do Hội Thanh niên sinh viên VN tại Mỹ và Hội Thanh niên sinh viên Boston bảo trợ. Cùng năm, ScholarJet vào được vòng chung kết của MassChallenge 2017, một cuộc thi khởi nghiệp đã thu hút tài trợ hơn 3 tỉ USD kể từ năm 2010. Hồi tháng 4 năm nay, Tuấn là một trong 3 gương mặt được chương trình Priscilla Chan Stride Service hỗ trợ 30.000 USD nhờ "tinh thần kinh doanh và đam mê phục vụ cộng đồng". Priscilla Chan Stride Service là chương trình được tài trợ từ Sáng kiến Chan Zuckerberg do tỉ phú Mỹ Mark Zuckerberg và vợ Priscilla Chan sáng lập hồi tháng 12.2015.
ScholarJet hiện thu từ các công ty một khoản phí hằng năm để tổ chức những thử thách học bổng. "Chúng tôi hướng tới giúp các học sinh, sinh viên chăm chỉ đến từ những cộng đồng còn khó khăn có thể tạo ra tương lai tốt đẹp hơn. Hiện các loại học bổng đa phần được xét dựa trên các bài luận và không thể phản ánh hết tiềm năng của bạn trẻ", trang tin của Đại học Northeastern (News.northeastern.edu) dẫn lời Tuấn nói. Theo anh, các doanh nghiệp cũng thu được hiệu quả lớn về tìm kiếm, chuẩn bị nguồn nhân lực tài năng cũng như quảng bá thêm tên tuổi đến với cộng đồng. Mục tiêu sắp tới của ScholarJet là tiếp tục quảng bá ý tưởng đến nhiều trường cấp 3 hơn nữa cũng như mở rộng các dịch vụ, bao gồm cấp học bổng để giúp sinh viên trả nợ vay học phí.
Theo thanhnien.vn
Vụ cô giáo tát trẻ thâm mặt: Gia đình không muốn truy tố cô giáo Sự việc cô giáo tại nhóm lớp Ánh Sao Vàng (huyện Bình Chánh, TPHCM) tát bé gái 5 tuổi, một số thông tin ban đầu cho rằng cháu bé bị nứt xương hàm. Nhưng thông tin này không chính xác. Hiện gia đình cháu D. không muốn truy tố cô giáo mà giao cho cơ quan công an xử lý theo tính chất...