Nhiều sĩ tử bỏ cuộc trong môn thi cuối
Trong đợt thi đầu tiên, cả nước có 126 thí sinh vi phạm kỷ luật, trong đó 80 em bị đình chỉ thi. Môn Hóa được nhiều thí sinh đánh giá là “dễ thở” hơn Toán, Lý. Chiều nay, VnExpress sẽ cập nhật đáp án các môn khối A.
Nhê nhai mô hôi bươc ra tư trương thi nhưng Đao Thanh Huyên dư thi ĐH Thương mai tươi cươi cho biêt: “Đê thi Hoa năm nay kha khoa hoc, khoang 70% bai tâp, 30% li thuyêt. Cac phương trinh hoc tư lơp 10, 11 cung đươc đưa vao đê thi. Phân lơp 12 tâp trung chu yêu vao hê hưu cơ. Em nghi minh lam đươc 7-8 điêm”.
Theo Vu Trung Hiêu, dư thi ĐH Giao thông vân tai thì đê thi năm nay dê hơn năm trươc nhưng vân kha dai. Hiêu phai cô găng tân dung hêt thơi gian mơi co thê hoan thanh bai thi. “Co môt sô phương trinh biên đôi nêu không năm chăc kiên thưc se dê bi nhâm lân.”
Tai điêm thi ĐH Sư pham Ha Nôi, cac thi sinh bươc ra ngoai phong thi vơi tâm trang hao hưng. “Đê Hoa vưa sưc nên em lam rât tôt. Em lam đươc chăc chăn 70%. Em hi vong lây môn nay gơ điêm cho Toan hôm qua lam không tôt lăm”, thi sinh Đô Hoai Thu cho biêt.
Em Trần Mai Lan (Thái Nguyên) cho biết: “Đề ra bám sát kiến thức cơ bản nhưng yêu cầu thí sinh phải nắm chắc kiến thức cả 3 năm học, có những câu hỏi mà đáp án rất dễ gây nhầm lẫn. Em cũng chỉ làm được 50% còn lại là tự điền”.
Tại TP HCM, phần đông thí sinh nhận định đề thi môn Hóa “”dễ thở” hơn môn Toán và Lý trong ngày đầu. Kiến thức trong đề trải đều trong sách giáo khoa và tập trung chủ yếu vào phần hóa hữu cơ.
Thí sinh Hoàng Lan đến từ Nghệ An cho biết: “Đề thi có tính phân loại khá cao. Bạn nào có học lực khá có thể đạt khoảng 6-7 điểm”. Cùng ý kiến, bạn Ngọc Sơn đến từ Buôn Mê Thuột, thi tại Hội đồng Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3 cho rằng: “Đề Hóa không dài như đề Lý nhưng phải mất thời gian tính toán khá nhiều”.
Tổng kết sau 3 buổi thi, lượng thí sinh giảm nhiều. Các hội đồng thi của ĐH Kinh tế TP HCM có lượng thí sinh giảm 4.795 so với số hồ sơ dự thi ban đầu.
Video đang HOT
Tương tự, hội đồng thi Marie Curi, quận 3 của ĐH Mở Bán công, số lượng thí sinh giảm 269 so với 1.181 số hồ sơ. Chủ tịch Hội đồng này cho biết, có phát hiện một trường hợp nghi vấn làm bài thi hộ từ sự khác biệt hình ảnh trên phiếu dự thi. Thí sinh đến từ Nam Định này vẫn được phép làm hết bài thi môn Hóa và sau giờ thi được đưa lên hội đồng để thẩm định lại.
Tại ĐH Ngoại thương Hà Nội, sau ngày thi đầu tiên bật điều hòa cho tất cả các phòng thi, sáng nay trường đã phải tắt ở một số phòng vì có thí sinh mệt mỏi, không chịu được mùi điều hòa. GS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong hôm làm thủ tục thi, trường đã bật thử điều hòa để các em quen với không khí, nhưng không ai có phản hồi gì.
Gần cuối giờ thi môn cuối, ĐH Ngoại thương vẫn chưa phát hiện trường hợp nào gian lận. GS Châu cho rằng, đó là tác dụng của việc trường ngăn chặn từ xa, ngay hôm làm thủ tục đã mời cả phụ huynh vào nghe qui chế, thời gian dự thi, từ đó nhắc nhở con em mình. Trong buổi sáng hôm qua, số thí sinh đến dự thi tăng lên 9 em so với hôm làm thủ tục, nhưng sau môn thi Toán có 49 em bỏ thi.
Thí sinh mệt mỏi trong môn thi cuối. Ảnh: Hoàng Hà.
“Sáng nay, tại điểm thi trong trường có một thí sinh bị đau bụng trước khi bóc đề. Ngay lập tức cán bộ y tế đã lên chăm sóc, cho uống thuốc. Sau đó em này đã làm bài bình thường”, GS Châu cung cấp và cho hay, sau khi thi xong đợt 2, trường mới tiến hành chấm thi.
Học viện ngoại giao có số thí sinh dự thi đợt 1 chỉ hơn 300 em trên tổng số đăng kí hơn 700 hồ sơ. Sau ba môn thi, trường cũng chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm qui chế. Chị Đoàn Thị Phương Dung, Trưởng phòng hành chính tổng hợp cho biết, có hai nhân viên y tế túc trực nhưng may mắn chưa có em nào có vấn đề về sức khỏe.
“Thí sinh thi khối A là vào ngành Kinh tế quốc tế. Bài thi của thí sinh nhà trường sẽ hợp đồng với các trường khác để chấm. Điểm chuẩn vào trường phụ thuộc vào điểm làm bài của các em”, chị Dung cho hay.
Dự kiến, cuối tháng 7 các trường sẽ hoàn thành chấm thi. Theo kế hoạch của Bộ giáo dục, các đại học, cao đẳng có tổ chức thi gửi giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, CĐ (số 1, 2), phiếu báo điểm của thí sinh và dữ liệu kết quả thi cho các trường không tổ chức thi tuyển sinh và hệ cao đẳng của các trường đại học trước ngày 10/8. Đồng thời, gửi báo cáo Bộ GD&ĐT biên bản điểm trúng tuyển và công bố điểm trúng tuyển (đợt 1), gửi giấy chứng nhận kết quả thi, phiếu báo điểm, giấy báo trúng tuyển trước 20/8.
Từ ngày 25/8 đến 10/9, các trường đại học, cao đẳng nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 và công bố điểm trúng tuyển, gửi giấy báo trúng tuyển cho các Sở GD&ĐT trước 15/9.
Từ ngày 15 đến 30/9, các trường đại học, cao đẳng nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển NV3 và công bố điểm trúng tuyển, gửi giấy báo trúng tuyển cho các Sở GD&ĐT trước 5/10.
Ngay sau khi xét tuyển và chậm nhất là trước ngày 15/10, các trường công bố trên Internet và trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách thí sinh trúng tuyển, gửi kết quả tuyển sinh cho các Sở GD&ĐT.
Ngày 9-10/7 thí sinh khối B, C, D sẽ bước vào kì thi đại học đợt 2.
Bấm vào đây để Tra cứu điểm thi đại học và cao đẳng
Theo VNE
Phòng trọ thi ĐH: nhà mặt đất, giá trên trời
Giá đắt ngang khách sạn, quảng cáo miễn phí nhưng vẫn thu tiền... là cảnh nhà trọ phục vụ thi ĐH hiện nay ở Hà Nội.
Phòng bình dân sốt giá
Hàng năm, các thí sinh ngoại tỉnh đổ về Hà Nội dự thi ngày một đông, vì vậy chỗ ăn ở và phương tiện đi lại luôn là nỗi lo hàng đầu của các bậc phụ huynh. Các gia đình thường tìm nhà trọ quanh các địa điểm thi đã khiến giá phòng trọ tại đây tăng cao.
Dạo qua khu vực đường Tạ Quang Bửu, Lê Thanh Nghị, Đại Cồ Việt, khu vực xung quanh trường ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm Ngoại ngữ, ĐH KHXH&NV... PV "hoa mắt" với những mức giá thuê phòng "cắt cổ".
Đến ngõ 130 Xuân Thủy (Cầu Giấy, HN), cứ một quãng PV lại bắt gặp đủ kiểu loại biển cho thuê phòng. Dừng chân tại số nhà 10H2, trong vai một người khách, tôi được chủ nhà dẫn lên tầng 3. Căn phòng chật chội và còn ngổn ngang đồ đạc của sinh viên thuê dài ngày được bà chủ "hét giá" 200.000 đồng/người/ngày.
Chỉ với hơn 10m2 nhưng bà chủ dự định sẽ cho ít nhất 4 người thuê. Tổng số tiền thuê cả gian phòng sẽ lên đến 3.200.000 đồng. Một sinh viên hiện đang thuê căn phòng đó cho biết chỉ phải trả 300.000 đồng/người/tháng (10.000/người/ngày). Như vậy muốn có được một chỗ để nghỉ chân trong 3 ngày thi đại học, người thuê sẽ phải trả số tiền gấp gần 10 lần bình thường.
Có mặt tại phố Phương Mai để khảo sát tình hình nhà trọ gần địa điểm thi trường ĐH Xây dựng, PV gặp được hai mẹ con bác Nguyễn Thị Mai quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh lên tìm phòng trọ.
Cầm trên tay mẩu giấy có ghi địa chỉ, bác Mai vẫn lo lắng: "Phố xá đông đúc, tôi không biết đường nên cứ phải hỏi mấy bác xe ôm. Có cái địa chỉ mà bạn của cháu đã thuê được phòng ghi cho, tôi lần tìm đến, chứ tự đi mò nhà thì chắc không tìm được".
Theo chân hai mẹ con bác Mai, sau một hồi lòng vòng, chúng tôi cũng tìm đến được địa chỉ ghi trên tờ giấy.
Bà chủ tên Đông đon đả mời chào: "Bác và cháu tìm đến đây là đúng địa chỉ rồi. Thi ở trường Xây dựng thì ở đây là thuận tiện nhất. Gần trường đi mấy bước là đến, gần chợ, thích ăn gì mua nấy".
Trước khi đề cập đến giá phòng chủ nhà cũng không ngớt lời tiếp thị: "Phòng nhà cô sạch sẽ, thoáng mát, có quạt, có chiếu trải sạch sẽ. Nếu thuê theo đầu người thì cô lấy từ 80 -100.000/người/ngày. Phòng sẽ ở chung từ 6 đến 7 người". Bà Đông cũng cho biết, nếu thuê cả phòng trong 3 ngày giá sẽ là 1,3 triệu đồng.
Băn khoăn một hồi, cuối cùng bác Mai cũng chấp thuận đặt cọc 50% số tiền để hôm tới sang là có phòng luôn. "Đắt quá cô ạ! Nhưng thôi thì con gái cả năm mới lên thi một lần, khó khăn thì cũng vẫn phải thuê. Sợ mấy hôm tới lên thì khó mà tìm được phòng".
Khoảng cách giữa phòng trọ đến địa điểm thi dường như cũng tỉ lệ thuận với số tiền thuê. Hỏi giá thuê một người tại số nhà 29 trên đường Trần Đại Nghĩa (gần trường ĐH Kinh tế Quốc dân), chủ nhà cho biết: "Giá phòng rơi vào khoảng 300.000/người/ngày. Một phòng sẽ ở ghép 3-4 người".
Cảnh giác với những chiêu cò mồi, lừa gạt
Những ngày nay, hoạt động của các cò mồi cũng đang "nóng" dần. Dừng chân tại cổng trường ĐH Sư phạm, tôi được một cò mồi tên L đon đả giới thiệu về khu trọ hơn hai chục phòng tại Ngõ 6 phố Đồng Xa (Cầu Giấy, HN).
Bên cạnh những lời giới thiệu có cánh về "tiện nghi và cơ sở vật chất" khu trọ, L còn nhấn mạnh đến dịch vụ đưa đón miễn phí từ khu trọ đến địa điểm thi khu Cầu Giấy - HN.
Để mục sở thị tận nơi "cơ ngơi" mà L giới thiệu, PV đã theo chân L vào khu trọ. Sau khi thăm khu trọ, viện cớ vì đoạn đường xa gần hai cây số cùng với điều kiện phòng ẩm thấp, nấm mốc, PV khéo léo từ chối thì nhận được thái độ quay ngoắt, lạnh lùng của L.
Không lộ diện trực tiếp nhưng nhiều chủ hàng hàng trà đá, quán ăn hay các tay xe ôm... quanh cổng các trường ĐH cũng chực chờ cơ hội để "đong" khách cho nhiều nhà trọ.
Gợi chuyện muốn tìm phòng cho em gái ở quê lên thi trong đợt 1, bà chủ quán trà đá trước cổng trường Đại học KHXH&NV gợi ý khéo: "Cô quen rất nhiều mối nhà trọ gần trường mà giá rẻ, chiều mai cháu qua đây, cô dẫn đi xem phòng. Vào đến nơi cứ ưng phòng nào thì trả giá phòng đó chứ ngồi đây nghe những người khác giới thiệu thì khó tin lắm. Đi với cô, cô giới thiệu là người quen thì chắc giá lại mềm hơn đó".
Gần đến đợt thi đại học, các thông tin về phòng trọ miễn phí được cập nhật liên tục. Lần theo một địa chỉ được cho là "miễn phí" trên một trang báo mạng, PV tìm đến địa chỉ số 4/21 ngõ 6 Phương Mai (Đống Đa, HN). Những tưởng sẽ tìm được một chỗ ở miễn phí nhưng qua trao đổi chúng tôi mới té ngửa với lý do của bà chủ: "Sinh viên tình nguyện nói là miễn phí thôi, nhưng nhà bác là nhà dân thì vẫn phải thu. Ký túc xá thì mới có thể là miễn phí"
Để cho con có được một chỗ ăn nghỉ yên ổn trong mấy ngày thi, không ít gia đình nông thôn đã phải chắt chiu dành dụm những đồng tiền lao động vất vả. Nhiều phụ huynh đành chấp nhận chịu những chi phí đắt đỏ chỉ mong sao con có được kết quả thi thật tốt và thực hiện ước mơ thoát ly, đổi đời.
Theo VTC
Làm thủ tục dự thi đợt 1: tốp giữa và ĐH vùng "lên ngôi" Thống kê ban đầu từ các trường cho thấy, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi ĐH đợt 1 năm 2011 có sự chênh lệch khá rõ giữa hai khu vực Bắc và Nam. Trong khi các trường ĐH phía Bắc có tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục hầu hết chỉ trên dưới 60% thì các trường khu...